ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG XÃ CỔ DŨNG
GIAI ĐOẠN 2005-2010
4.1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
Để chuyển đổi hiệu quả và thiết thực phải căn cứ vào các cơ sở khoa học sau:
Căn cứ vào nhu cầu trên thị trường, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên vùng sinh thái, đồng thời có tính đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng chúng vào sản xuất trong tương lai.
Căn cứ vào từng loại đất đai, năng suất từng cây trồng đã đạt được để đánh giá sự thích hợp của từng loại cây trồng trên từng loại đất.
Căn cứ vào tập quán sản xuất của người dân và kết quả nghiên cứu trong thời gian qua.
4.2. HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA XÃ
Trên cơ sở đó chúng tôi thấy xã cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng chung sau:
+ Cơ cấu cây trồng trên địa bàn cần chuyển dịch theo hướng tăng nhanh sản xuất các loại cây màu có giá trị hàng hoá và kết quả sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trường.
+ Cơ cấu cây trồng nên chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, thực hiện lại phân công lao động trong nông nghiệp
+ Đẩy mạnh trang bị các công cụ cải tiến thích hợp với từng vùng, từng loại đất đai và cây trồng.
+ Tăng cường công tác nghiên cứu lai tạo giống và đưa vào áp dụng trồng các loại cây có năng suất cao và ổn định, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng nâng cao vai trò tự chủ gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững.