Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 62 - 67)

4.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

4.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách kinh tế

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm phát triển nông nghiệp từ nay đến năm 2010 theo hướng ưu tiên phát triển nền nông nghiệp hàng háo, gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.

Để công tác quy hoạch, lập kế hoạch thực tế hơn và có tính khả thi cao hơn cần tiếp tục đánh giá lại tiềm năng lợi thế, xây dựng các chương trình dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Chương trình đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để phát triển nông nghiệp toàn diện và ổn định xã hội. Để đảm bảo đủ lương thực trong mọi tình huống cần tập trung thâm canh cây lúa và cây ngô. Đưa giống mới có năng suất cao vào gieo trồng trên đồng ruộng đại trà, giữ diện tích lúa ổn định ở mức 10.000 ha.

- Chương trình mở rộng và nâng cao chất lượng cây công nghiệp, rau quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu. Để đảm bảo chất lượng nông sản cần nâng cao chất lượng giống, nâng cao kỹ thuật sản xuất cho các nông hộ trong quá trình sản xuất.

4.3.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Thực tế cho thấy để phát triển một nền sản xuất hàng hoá thị trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng, một khi thị trường bị thu hẹp hoặc sản xuất không gắn với thị trường thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng khó mà thực hiện được. Trên thực tế hàng hoá nông sản cung chưa vượt cầu nhưng tiêu thụ vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, phương hướng sản xuất của các nông hộ phải thay đổi, nghĩa là sản xuất ra các thị trường cần chứ không phải sản xuất ra cái mình có như trước đây. Sự thay đổi đó làm cho đại bộ phận nông dân chưa kịp thích ứng dẫn đến tình trạng sản xuất kém

Trước mắt, cần chú trọng khai thác tốt thị trường trong tỉnh và một vài tỉnh lân cận. muốn chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh cần đổi mới phương thức phân phối và bán hàng. Mạng lưới phân phối hiện nay chủ yếu là tư thương là hiện tượng ép giá là không tránh khỏi. Phải hình thành các chợ đầu mối nông sản để nông dân bán sản phẩm cho các nhà phân phối, tránh tư thương ép giá. Tổ chức cho nông dân ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp thương mại, các nhà máy chế biến, hình thành các vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo cho sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài ra, cần tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, người sản xuất phải khẳng định được khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng nông sản của mình. Chính vì vậy, nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý, điều tiết, hướng dẫn để giúp đỡ người nông dân trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Có chính sách hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật và dự báo những biến động của thị trường để giúp họ định hướng và xây dựng kế hoạch sản xuất khả thi.

4.3.2.2. Giải pháp về chính sách đất đai

Nhận thức được vai trò quan trọng của chính sách đất đai trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của nông hộ, những chính sách mới ra đời một phần nào đó đã đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá và của thị trường.

Cùng với việc chuyển giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân theo Nghị định 64/CP của Chính phủ, chính sách "dồn điền đổi thửa" (theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX ) đã có tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.

Trong thời gian qua, mặc dù chuyển đổi cơ cấu ruộng đất chưa phải là giải pháp tôi ưu để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, song trong giai đoạn trước mắt phải coi mục tiêu của chuyển đổi ruộng đất là nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế không phải người dân nào, địa phương nào cũng thực hiện chủ trương một các triệt để

đất và chuyển đổi ruộng đất đã làm cho người dân gặp nhiều khó khăn, gây ra bất đồng. Để gắn chuyển đổi ruộng đất với chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần thực hiện những giải pháp sau:

- Một là, trước khi chuyển đổi ruộng đất phải tính toán lại quỹ đất của địa phương. Nếu bình quân diện tích trên đầu người quá thấp, địa hình phức tạp, điều kiện giao thông không thuận lợi, nông dân còn quá nghèo, ít có khả năng đầu tư thì chưa nên thực hiện chuyển đổi ruộng đất. Bởi nếu có thực hiện thì hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích khó có thể tăng lên được như mong muốn.

- Hai là, sau khi chuyển đổi ruộng đất đạt hiệu quả kinh tế cao hơn cần làm tốt công tác quy hoạch, công bố công khai quy hoạch cho dân để họ trực tiếp tham gia ý kiến. Nếu sau chuyển đổi ruộng đất mà công tác quy hoạch lại hệ thống bờ vùng bờ thửa, kinh mương làm chậm hoặc làm không hợp lý sẽ tạo khó khăn cho sản xuất.

- Ba là phải xỏc định rừ mục tiờu sử dụng đất sau khi chuyển đổi là phỏt triển cây gì, sản xuất hàng hoá nào. Phải thực sự gắn phương án chuyển đổi ruộng đất với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nếu không chuyển đổi ruộng đất chỉ mới giải quyết được vấn đề chống manh mún mà chưa giải quyết được vấn đề phát triển sản xuất hàng hoá. Sản xuất sẽ vẫn chậm phát triển, nông dân vẫn nghèo.

- Bốn là làm tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý. Các cấp ngành cần đưa ra những mô hình canh tác mới và vận động nhân dân thực hiện.

- Năm là để sau khi chuyển đổi đất đạt hiệu quả kinh tế cao cần có sự đầu tư, hỗ trợ ban đầu của nhà nước trên các mặt: đầu tư kinh phí cải tạo lại hệ

- Sáu là sau khi chuyển đổi ruộng đất không thể không diễn ra sự xáo trộn nhất định về đất đai so với khi thực hiện nghị định 64/CP, vì vậy nơi nào chuyển đổi xong cần tiến hành vẽ lại bản đồ địa chính, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nông dân yên tâm, có thể thế chấp vay vốn phát triển sản xuất. Nếu để kéo dài sẻ không trách khỏi sự tranh chấp đất đai dẫn đến mâu thuẫn trong nông thôn.

Bên cạnh trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, huyện cần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch sử dụng đất cụ thể chi tiết cho khu dân cư, cho hệ thống cơ sở hạ tầng, cho trồng trọt... từ đó đề ra các chính sách khác thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng hướng và đạt những mục tiêu đề ra.

4.3.2.3. Giải pháp về chính sách tài chính tín dụng

Các chính sách về đất đai mà nhà nước ban hành không nằm ngoài mục đích mở rộng quy mô và tạo điều kiện cho người nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng. Do đó vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Những năm vừa qua, nhà nước, tỉnh và địa phương đều có những chương trình hổ trợ một phần vốn đầu tư cho người sản xuất. Đó là các chương trình xoá đói giảm nghèo, các chính sách hổ trợ đầu tư thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, hỗ trợ trang bị máy cày đa chức năng, chính sách hỗ trợ tài chính cho việc phát triển các cây trồng. Nhìn chung các chính sách tài chính của tỉnh huyện góp phần thúc đất nông nghiệp phát triển, tháo gỡ những khó khăn về tài chính cho các đơn vị sản xuất. Tuy vậy, các giải pháp về tài chính vẫn chưa đủ mạnh, còn mang tính bình quân, dàn trải, nhiều vùng có tiềm năng chưa được đầu tư đúng mức. Để nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, hàng hóa nhiều, chất lượng tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường cần tăng cường đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, vùng có khả năng phát triển sản xuất hàng hoá lớn. Tiếp tục chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi đầu mối, công nghiệp chế biến. Tăng thêm nguồn tài chính đầu tư

dục đào tạo, khoa học công nghệ, nhất là công nghệ giống, phân bón, phòng trừ dịch bệnh, công nghệ sau thu hoạch. Kiên quyết xoá bỏ tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, bình quân. Trong lúc nguồn tài chính nhà nước còn khó khăn cần tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi các nhà doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, yêu cầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần có những chính sách mới phù hợp và thiết thực hơn. Tăng lượng vốn vay, thời gian cho vay, cải cách thủ tục hành chính là mong muốn của bà con nông dân. Về phía người đi vay cần có đề án sản xuất cụ thể, sử dụng vốn vay đúng mục đính và có hiệu quả. Có như vậy mới được tạo ra mối quan hệ tốt giữa người cho vay vốn và người sử dụng vốn.

4.3.2.4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng

Để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong khi nguồn vốn còn hạn hẹp thì đầu tư lại mang tính dàn trải, nhiều công trình hiệu quả sử dụng không cao, chóng xuống cấp. Vì vậy cần tập trung mọi nguồn vốn (nhà nước, nhân dân, và các tổ chức kinh tế khác) đầu tư xây dựng một cách đồng bộ kết cấu hạ tầng ở những vùng trọng điểm, vùng sản xuất hàng hoá lớn. làm mới và nâng cấp đường giao thông, phải đảm bảo đi lại trong mọi điều kiện thời tiết. Riêng vùng trồng lúa phải chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nội đồng vừa phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, vừa đủ cho xe cơ giới loại nhỏ đi lại cày bừa, chuyên chở sản phẩm, cần phải gắn thuỷ lợi với giao thông nội đồng, đó là cách tốt nhất nâng cao hiệu quả sản xuất cây lúa nước. Bên cạnh việc đầu tư tăng cường và làm mới nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống kênh thì việc nâng cấp cải tạo các công

cần đẩy mạnh xây dựng các trung tâm dịch vụ của vùng. Sớm xây dựng các nhà máy chế biến với quy mô vừa và nhỏ gắn với vùng nguyên liệu. Xây dựng hệ thống kho trữ bảo quản nông sản, các hệ thống dịch vụ kĩ thuật như sửa chữa máy móc nông cụ, phân bón, vật liệu xây dựng phục vụ sản xuất. Quan trọng hơn đó là dịch vụ tài chính tín dụng giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn trực tiếp thường xuyên kịp thời.

Tóm lại, chỉ khi có một cơ sở hạ tầng phát triển tốt và đồng bộ thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới khẳng định được hiệu quả của nó. Một cơ sở hạ tầng yếu kém, bất cập không những không đáp ứng nhu cầu sản xuất mà còn tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

4.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ của khuyến nông, khuyến

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w