Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 46 - 51)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

3.2.2 Hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng chính

Hiệu quả kinh tế là tiền đề để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để lựa chọn phương pháp sản xuất tối ưu. Để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng hàng năm, chúng tôi xác định các chỉ tiêu quan trọng sau: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng cùng với các chỉ tiêu gia tăng trên một đồng giá trị sản xuất và trên một đồng chi phí trung gian, các kết quả thu được thể hiện ở bảng 8.

Qua số liệu trên bảng chúng ta thấy cây mủa là loại cây cho tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị gieo trồng là lớn nhất. Với cây mủa gieo trồng bằng cây con tổng giá trị sản xuất đạt 96,25 triệu đồng/ha. trong đó chi phí trung gian là 17,56 triệu đồng/ha và giá trị gia tăng là 57,17 triệu đồng/ha. Cây mủa trồng

trồng/năm. Chính vì vậy mẫu mã mủa đẹp hơn và bán được giá cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân VA/GO và VA/IC của hai phương thức trồng mủa cao, với cây mủa trồng bằng cây con thì VA/GO là 0,817 lần và VA/IC là 4,48 lần, với cây mủa trồng bằng gốc là 0,779 lần và 3,54 lần. Đối với Cổ Dũng là một địa phương khá thuận lợi về thị trương tiêu thụ thì chuyển đổi chuyên canh cây mủa là đúng đắn. Mô hình này có thể được mở rộng ở các địa phương, ở những nơi chuyên canh rau ven đô thị, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư để cung cấp sản phẩm tươi hoặc ở những vùng thuần nông không có khả năng phát triển những cây trồng có giá trị và chưa có thị trường thì có thể sản xuất sản phẩm khô để tiêu thụ. Năng suất và chất lượng sản phẩm là hai yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Giá trị cây mủa đem lại đã khẳng định được sự hợp lý trong việc bố trí cây trồng.

Cây rau là cây trồng cho tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị cao. Cụ thể là 33,5 triệu đồng/ha, trong đó giá trị gia tăng là 19,056 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 14,244 triệu đồng/ha. Rau là cây trồng có thị trường tiêu thụ rộng lớn, đặc biệt là khi cuộc sống của người dân được cải thiện thì yêu cầu về thực phẩm càng đa dạng. Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn với nhiều chủng loại khác nhau nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm, trồng xen trồng gối vụ dễ dàng. Do đó giá trị sản xuất do rau mang lại lớn. Việc chi phí rau vụ Đông cũng không tốn kém do tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ trong chăn nuôi làm tăng giá trị gia tăng của cây rau nên VA/GO là 0,569 lần và VA/IC là 1,036 lần.

Cà chua tuy mới được gieo trồng trong hai năm gần đây với một diện tích không lớn nhưng cho năng suất cao đã đem lại tổng giá trị sản xuất là 58,41 triệu đồng/ha, trong đó chi phí trung gian chỉ có 14,95 triệu đồng/ha vì vậy mà tỷ trọng VA/GO là 0,744 lần, VA/IC là 2,9 lần. Đây là một chỉ số rất đáng quan tâm bởi nó cho thấy mức độ hiệu quả cao của cây cà chua. Điều này chứng tỏ người dân quan tâm đầu tư theo chiều sâu để tăng năng suất trên một đơn vị diện

nhưng năng suất lại giảm, vì vậy tổng giá trị sản xuất đạt 18,45 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 14,44 triệu đồng/ha, tỷ trọng VA/GO là 0,379 lần, VA/IC là 0,612 lần. Như vậy hiệu quả kinh tế mà cây đậu tương mang lại không cao do chi phí đầu tư lớn mà năng suất cây trồng không tăng. Đây là vấn đề mà xã cần quan tâm khắc phục trong những năm tiếp theo.

Lúa là cây trồng đã giảm diện tích rất nhanh trong giai đoạn 2003- 2005.

Do lúa mang lại hiệu quả kinh tế không cao, giá trị sản xuất của cây lúa Xuân là 15,334 triệu đồng/ha, chi phí trung gian là 10,002 triệu đồng/ha, tỷ trọng VA/GO là 0,34 lần, tỷ trọng của VA/IC là 0,583 lần. Hiệu quả kinh tế thấp hơn cả lúa xuân là lúa hè thu với giá trị VA/GO chỉ có 0,204 lần và VA/IC là 0,256 lần.

Diện tích canh tác cây lúa chỉ chiếm một diện tích nhỏ trong tổng diện tích canh tác toàn xã đã cho thấy xu hướng chuyển đổi đúng đắn của xã. Vị trí độc canh của cây lúa đã dần được xoá bỏ và thay thế bằng các loại cây khác cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong số các loại cây thì ngô nếp có chi phí trung gian là thấp nhất 9,866 triệu đồng/ha. Tuy nhiên giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích của cây ngô là 17,5 lần/ha, tỷ trọng VA/GO là 0,436 lần và VA/IC là 0,77 lần. Tuy diện tích của cây ngô nếp không cao nhưng năng suất của cây không ngừng được cải thiện, chi phí của cây lại thấp hơn các loại cây khác trong xã. Trên đất chuyển đổi từ vụ lúa Hè thu sang cây vụ Đông mà cho thu nhập như vậy có thể coi là điều đáng mừng.

Giá trị sản xuất của cây khoai tây là 33,5 triệu đồng/ha. Giá trị gia tăng là 19,057 triệu đồng/ha. Tuy khoai tây không phải là cây cho thu nhập cao nhưng hiệu quả kinh tế của nó có thể chấp nhận được với VA/GO là 0,508 lần và VA/IC là 1,036 lần. Đây có thể coi là thành tích của xã vì diện tích gieo trồng đã

tổng hợp. Một cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng sẽ tạo ra nhiều loại sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hạn chế sự biến động bất thường của giá cả nông sản. Những năm gần đây, ở xã Cổ Dũng đã chú trọng phát triển các cây cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó đóng góp sự thay đổi của người dân.

Bảng 11: Kết quả và hiệu quả kinh tế một số loại cây trồng chính năm 2005 ĐVT: triệu/ha Loại cây trồng GO/ha IC/ha VA/ha VA/GO

(lần)

VA/IC (lần) 1

2 3 4 5 6 7 8

Lúa xuân Lúa mùa Đậu tương hè Cà chua Ngô nếp Khoai tây Rau vụ đông Cây mủa:

+ Trồng bằng cây con + Trồng bằng gốc

15,33 12,60 18,45 58,41 17,50 24,30 33,50 96,25 73,33

10,03 10,03 11,44 14,95 9,57 11,93 14,24 17,56 16,15

5,31 2,57 7,01 43,46 7,63 12,37 19,06 78,69 57,18

0,34 0,20 0,38 0,74 0,44 0,51 0,57 0,82 0,78

0,53 0,26 0,61 2,90 0,77 1,04 1,34 4,48 3,54 (Nguồn: Số liệu điều tra 2005) 3.2.3. Hiệu quả kinh tế một số công thức luân canh

Đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng loại cây trồng mới chỉ phản ánh một trang trại phần hiệu quả của hoạt động sản xuất nụng nghiệp. Để thấy rừ hơn hiệu quả sử dụng đất, chúng tôi nghiên cứu thêm hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh (bảng 10)

Bảng 12: Kết quả và hiệu quả kinh tế một số công thức luân canh ĐVT: triệu đồng/ha

Công thức luân canh GO/ha IC/ha VA/ha VA/GO VA/IC 1.Lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông + cá 51,98 31,09 20,89 0.40 0,68 2.Lúa xuân - lúa mùa + nuôi cá 76,15 45,45 30,70 0,40 0,68 3.Lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông 54,01 30,72 22,90 0,43 0,76

5.Lúa xuân - đậu tương hè - vụ đông

sớm - vụ đông 74,64 44,56 30,08 0,40 0,68

(Nguồn số liệu điều tra 2005) Ở xã Cổ Dũng chúng tôi nêu ra 5 công thức luân canh chính. Trong đó, công thức luân canh 4 có giá trị kinh tế cao nhất. Tổng giá trị sản xuất mà chuyên canh cây mủa đem lại cho 1 năm là 77,914 triệu đồng/ha. Trong đó, chi phí sản xuất là 23,232 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng là 54,682 triệu đồng/ha. Cây mủa có giá trị kinh tế cao cùng với việc tăng năng xuất, áp dụng các công nghệ sau thu hoạch đã đem lại 1 hiệu quả kinh tế lớn. Cụ thể, VA/GO là 0,7 lần và VA/IC là 2,35 lần. Với cây mủa chỉ cần trồng 1 - 2 lần là cho thu hoạch cả năm chính vì vậy mà chi phí trung gian thấp, bên cạnh đó sản phẩm của cây mủa có thể sấy khô để chờ khi giá cao người dân có thể mang bán. Tuy nhiên, giá cả của cây mủa phụ thuộc vào giá cả thị trường và cung cầu, việc quy hoạch diện tích trồng mủa là 1 biện pháp cần thiết để người dân có thể yên tâm sản xuất và chủ động trong giá cả sản phẩm.

Công thức luân canh 2 với cơ cấu lúa xuân - lúa mùa + nuôi cá đã cho giá trị sản xuất hàng năm đạt 76,15 triệu đồng/ha, tỷ trọng VA/GO là 0,4 lần và VA/IC là 0.675 lần. Trong mô hình này nhờ tăng diện tích nuôi thuỷ sản mà giá trị sản xuất tăng lên. Giá trị của mô hình còn tăng lên nếu chuyển đổi diện tích đất trũng sang đào ao nuôi thủy sản và trồng cây. Đây là mô hình có cơ cấu sản xuất có hiệu quả và trong những năm tới xã sẽ duy trì và mở rộng mô hình với diện tích tối đa. Tuy nhiên khi mở rộng mô hình cần phải xác định được tỷ lệ hợp lý giữa chuyển đổi nuôi thủy sản và cấy lúa để quy hoạch đồng ruộng.

Cũng đạt hiệu quả kinh tế như mô hình 2 là cơ cấu sản xuất của công thức luân canh 3 lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông với tổng giá trị sản xuất là 54,0137

Với cơ cấu sản xuất kết hợp trồng trọt và chăn nuôi công thức luân canh 1 đem lại giá trị sản xuất trên một ha là 51,98 triệu đồng, tỉ trọng VA/GO là 0,4 lần. Trong công thức này hiệu quả kinh té chưa cao, mà thu nhập do nuôi cá mang lại là chủ yếu. Nhận thức được vấn đề này, xã Cổ Dũng đã bố trí cây trồng với diện tích đất phù hợp hơn.

Cơ cấu 4 vụ/năm là một công thức đã được áp dụng và duy trì liên tục ở xã Cổ Dũng trong 3 năm liên tiếp. Với giá trị gia tăng là 30,08 triệu đồng/ha, VA/IC là 0,675 lần. Sản phẩm của mô hình sản xuất ra thị trường tiêu thị hết sức dễ dàng, vì vậy đây là cơ cấu thu hút được nhiều người dân tham gia sản xuất.

Mô hình này có thể áp dụng trên đất vàn và vàn cao ở cùng thuần nông nhưng phải có điều kiện giao thông thuỷ lợi tốt để vận chuyển được dễ dàng.

Tóm lại, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung như sau: Năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác, hệ số sử dụng đất còn nhiều yếu còn nhiều yếu tố khác chưa được nghiên cứu kĩ. Nhưng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã đã đóng góp đáng kể vào thu nhập của người dân tăng hiệu quả sử dụng đất dần dần chuyển dịch theo xu hướng nền nông nghiệp hàng hoá.

3.2.4 Tình hình biến động một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cây trồng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w