I/ KẾT LUẬN
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là yêu cầu cấp thiết và khách quan phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá. Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế từ quá trình chuyển đổi là vấn dề quan trọng và cần thiết. từ việc phân tích thực trạng cơ cấu cây trồng của xã Cổ Dũng chúng tôi xin rút ra kết luận sau:
- Về cơ cấu diện tích đất canh tác hàng năm, qua 3 năm cơ cấu diện tích canh tác cây hàng năm đã có nhiều sự biến đổi. Diện tích trồng lúa đã giảm nhưng năng suất đạt tương đói cao, hình thành đất chuyên canh mủa.
- Về các công thức luân canh cây trồng chính của xã, việc bố trí cơ cấu cây trồng đã dần dần được hợp lí hơn. Nhiều diện tích đất đã được sử dụng và khai thác có hiệu quả hơn.
- Về cơ cấu diện tích các loại cây trồng đã thay đổi rõ rệt. Diện tích canh tác giảm xuống, nhưng tổng diện tích gieo trồng không giảm nhiều, điều đó chứng tỏ hệ số sử dụng đất đã tăng lên rất nhiều.trong đó diện tích gieo trồng lúa giảm, diện tích gieo trồng đậu tương, ngô tăng lên. Xã đã đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính với 2 loại cây chủ lực là ngô và rau màu. Tuy đã có hướng chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hoá nhưng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của vùng.
- Về hiệu quả kinh tế từng loại cây trồng chính: Cây mủa là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đó là cây khoai tây và rau vụ đông. Do dó cần mở rộng diện tích một cách thích hợp nhằm tăng diện tích trồng mủa và rau màu
nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Tuy nhiên nếu cơ cấu cây trồng được điều chỉnh lại thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Cơ sở hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng cho việc nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cây trồng. Hệ thống chợ và các đường liên thôn được xây dựng nâng cấp tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi, ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi hàng hoá nhờ đó nâng cao sản lượng.