Nhóm biện pháp về điều hành tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 59 - 62)

Mặt khác chuyển dịch cơ cấu phải gắn liền với việc xây dựng chế

4.3.1. Nhóm biện pháp về điều hành tổ chức sản xuất

Cần tăng cường vai trò quản lí nhà nước trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thực tiễn cho thấy, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách đồng bộ nhất quán, trong điều kiện ruộng đất được giao khoán lâu dài cho nông dân,sản xuất theo cơ chế thị trường thì việc tổ chức, điều hành chỉ đạo sản xuất của các

đạo trực tiếp đến các hợp tác xã, vai trò của các doanh nghiệp kinh doanh và làm dịch vụ nông nghiệp còn mờ nhạt,chưa được phát huy. Các nông hộ sản xuất nông nghiệp chậm đổi mới, chưa khẳng định được vai trò chủ động sản xuất của mình mà còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

Vì vậy, hệ thống tổ chức sản xuất nông nghiệp cần phải được đổi mới thông suốt từ cấp quản lý vĩ mô, từ Sở nông nghiệp & PTNT, UBND huyện cho đến các hợp tác xã, các tổ chức sản xuất và các hộ gia đình. Đổi mới quan hệ, phối hợp thực hiện giữa các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp, trung tâm khuyến nông và các tổ chức dịch vụ. Mối quan hệ cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra giữa các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến với các nông hộ và các chủ trang trại. Sở NN& PTNT, Uỷ ban nhân dân huyện, trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật tiến hành tổ chức chỉ đạo, định hướng sản xuất cho các hộ nông dân. Các tổ chức tài chính tín dụng, ngân hành , doanh nghiệp và hộ sản xuất cần ký các hợp đồng kinh tế về việc bao tiêu sản phẩm đầu ra và cung ứng đầu vào cho quá trình sản xuất và cơ sở chế biến, vừa đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu, vừa tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá tương đối ổn định.

Đối với chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mô hình kinh tế hộ gia đình và các thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất, vai trò của 4 nhà (Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông) tham gia vào các khâu như lai tạo giống, hướng dẫn quy trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ phẩm và dịch vụ là rất quan trọng. Các tổ chức đó sẽ đảm bảo việc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho các nông hộ. Sự liên kết giữa 4 nhà sẽ làm cho những chính sách của Nhà nước phát huy hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, việc gắn quyền lợi giữa người sản xuất và các doanh nghiệp sẽ tạo ra sự năng động trong hoạt dộng sản

mới được hình thành như: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tổ hợp tác... và các hình thứ bảo hiểm sản xuất được khuyến khích phát triển và ra đời theo nguyên tắc tự nguyện vì quyền lợi của từng xã viên, quản lí dân chủ không làm mất đi có thể tham gia vào nhiều tổ chức bình đẳng, cùng có lợi, thảo thuận trên cơ sở các hợp đồng kinh tế chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tác động tích cực trở lại để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w