THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG
3.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG
3.1.4 Cơ cấu giá trị sản lượng từng loại cây trồng
Cơ cấu diện tích các loại cây trồng mới chỉ phản ánh về mặt số lượng và quy mô các loại cây trồng của xã. Song trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng thì mục tiêu quan trọng của các loại cây trồng là phải được những kết quả cụ thể về sản lượng, giá trị và mối tương quan về các loại sản phẩm đó cho tiêu dùng và xuất khẩu. Kết quả sản phẩm nới phản ánh đúng vai trò, vị trí của từng loại cây trồng trong đời sống kinh tế - xã hội qua các giai đoạn của lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Số liệu bảng 7 cho biết mức độ đóng góp của từng loại cây trồng trong giá trị sản lượng.
Về cơ cấu giá trị sản lượng của từng loại cây trồng ta thấy giá trị sản lượng của cây lúa giảm dần qua 3 năm do diện tích gieo trồng giảm dần. Năm 2003 giá trị sản lượng của lúa xuân là 1323,74 triệu đồng chiếm 35,05% tổng giá trị sản lượng nhưng sang năm 2005 giá trị sản lượng là 605,462 triệu đồng, chiếm 17,02% tổng giá trị sản lượng các loại cây trồng. Giá trị và sản lượng của lúa màu đều thấp hơn lúa Đông xuân điều này là do diện tích và năng suất của lúa mùa thấp hơn. Năm 2003 giá trị lúa màu là 1012.488 triệu đồng chiếm 26,81% thì đến năm 2005 chỉ còn 95,95 triệu đồng chiếm 2,69%. Nhưng lúa vẫn là một trong số những cây trồng chính đóng góp vào cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng.
Trong nhóm cây lương thực thì cây ngô nếp, đậu tương hè thu có giá trị sản lượng tăng lên qua các năm. Đậu tương là cây trồng có giá trị kinh tế cao, giá trị sản lượng từ năm 2003 là 225,654 triệu đồng chiếm 5,98% giá trị sản lượng lên 645,89 triệu đồng chiếm 18,16% giá trị sản lượng vào năm 2005, là do tăng diện tích gieo trồng qua các năm trong khi đó năng suất lại giảm xuống, đây
lượng cao hơn trong những năm tới thí cần có các biên pháp để nâng cao năng suất cây trồng đạt với mục tiêu đã đề ra.
Giá trị sản lượng của ngô nếp cũng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2003 là 166,68 triệu đồng chiếm 4,41%, năm 2004 là 595,9 triệu đồng. Nguyên nhân là do đã tăng diện tích gieo trồng lên và đưa các giống có năng suất chất lượng cao vào gieo trồng. Đây có thể coi là một hướng chuyển đổi thành công của xã và cần tiếp tục duy trì với diện tích thích hợp trong những năm tới.
Khoai tây có giá trị sản lượng năm 2003 là 291,2 triệu đồng chiếm 7,21%
tổng giá trị sản lượng,năm 2005 giá trị sản lượng của khoai tây là 145,8 triệu đồng chiếm 4,1% tổng giá trị sản lượng. Nguyên nhân là do cây khoai tây được sản xuất với diện tích nhỏ hơn, tuy nhiên năng suất của cây có tăng lên nên vẫn đảm bảo mục tiêu đã đề ra. Nhờ quá trình thay thế các loại giống cũ bằng các giống mới có chất lượng cao nên việc chuyển đổi cơ cấu diện tích đem lại sản lượng như vậy là phù hợp.
Trong số các loại cây trồng thì cây mủa đem lại giá trị sản lượng cao nhất. Năm 2003 giá trị sản lượng của cây mủa là 621,16 triệu đồng chiếm 16,45%. Năm 2004 sau khi giảm diện tích trồng mủa xuống còn 2 ha thì giá trị sản lượng là 110 triệu đồng. Nhưng đến năm 2005 vùng đất chuyên mủa lại được hình thành, tuy diện tích trồng mủa nhỏ hơn năm 2003 nhưng giá trị sản lượng đóng góp lại lớn hơn rất nhiều đó là 779,14 triệu đồng chiếm 21,9% giá trị sản lượng. Có thể nói việc hình thành lại diện tích trồng mủa cùng với sự đầu tư cả đầu vào và đầu ra đã tạo nên một giá trị sản lượng rất lớn. Đây là một bước đột phá trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng do giá cả cây mủa phụ thuộc vào lượng cầu thị trường nên cần xác định diện tích trồng mủa phù hợp để cân bằng cung cầu thị trường và ổn định cho sản xuất cho người dân.
Bảng 9: Cơ cấu giá trị sản lượng một số loại cây trồng chính của xã giai đoạn 2003-2005 (tính theo giá cố định năm 2003)
(Nguồn: Số liệu điều tra của sở nông nghiệp) ĐVT:triệu đồng
Cà chua được gieo trồng trong cây vụ đông sớm và mới được đưa vào trồng trong 2 năm 2004, 2005. Tuy diện tích cây cà chua năm 2005 có giảm so với năm 2004 nhưng giá trị sản lượng lại tăng lên. Năm 2004 giá trị sản lượng của cây cà chua là 149,489 triệu đồng chiếm 5,42%, năm 2005 là 350,46 triệu đồng chiếm 9,85%. Nguyên nhân là do năng suất cây cà chua đã tăng lên trong năm 2005. Như vậy có thể thấy năng suất là yếu tố cực kì quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị sản lượng cây trồng. Việc đưa cây trồng cho năng suất cao và sản xuất luôn được lãnh đạo và nhân dân xã Cổ Dũng quan tâm.
Rau vụ đông cũng là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người sản xuất. Năm 2003 giá trị sản lượng là 135 triệu đồng, năm 2004 là 827,688 triệu đồng chiếm 29,93% nhưng năm 2005 giá trị sản lượng lại giảm xuống là 37,5 triệu đồng chiếm 9,54% giá trị tổng sản lượng cây trồng. Đây là vấn đề cần được khắc phục tại xã Cổ Dũng. Xã cần có những biện pháp tăng giá trị cây trồng. Nguyên nhân là do năng suất của rau vụ đông năm 2005 đã giảm xuống so với năm 2004.
Nhìn chung cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng trong giai đoạn 2003 -2005 đó cú những sự thay đổi khỏ rừ ràng. Nhỡn chung đều cú chuyển biến tớch cực nhưng bên cạnh đó vẫn có những cây trồng có giá trị sản lượng chưa ổn định như cây rau vụ đông, hay cây đậu tương hè thu. Tuy tổng giá trị sản lượng không
Loại cây 2003 2004 2005 04/03
GTSL % GTSL % GTSL % +/- %
Tổng giá trị sản lượngng
3775,92 100,00 2758,97 100,00 3556,10 100 -1016,9 73,06 797,10
1. Lúa xuân 1323,74 35,05 754,00 27,33 605,46 17,02 -569,74 56,95 -148,50
2. Lúa màu 1012,48 26,81 538,47 19,52 95,95 2,69 -474,01 53,18 -442,50
3. Đậu tương hè thu 225,654 5,98 182,00 6,67 645,89 18,16 -41,65 80,65 463,80
4. Ngô nếp 166,68 4,41 197,31 7,14 595,9 16,74 30,63 118,37 398,50
5. Khoai tây 291,2 7,71 0 - 145,8 4,10 -291,2 - 145,80
6. Cây mủa 621,16 16,45 110,00 3,99 779,14 21,90 -511,16 17,7 669,10
7. Cà chua 0 0 149,48 5,42 350,46 9,85 149,48 -
8. Rau vụ đông 135,00 3,59 827,68 29,93 337,50 9,54 692,68 61,3 -490,10
cơ cấu cây trồng có những chuyển biến tích cực. Nhiệm vụ của xã trong nhưng năm tiếp theo cần xác định nhu cầu của thị trường để có thể sản xuất những loại cây trồng đem lại hiệu quả cao và tăng thu nhập cho người nông dân. Đây là bước đi quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng.
3.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN