Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và năng suất một số loại cây trồng

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 42 - 46)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG

3.2.1. Chuyển đổi cơ cấu trồng trọt và năng suất một số loại cây trồng

Kết quả sản xuất cây trồng thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu là năng suất, số lượng của cây trồng. Ở mỗi địa phương trong những điều kiện sản xuất khác nhau thì các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng khác nhau. Vì vậy cần phải xem xét đến hiệu quả kinh tế của từng loại cây trồng và hiệu quả sử dụng đất đai. Thực trạng sản xuất nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và xuất khẩu.

Để đánh giá HQKT và tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chúng tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chủ yếu, diễn biến năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh nhất định.

Năng suất cây trồng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế của trồng trọt. Qua bảng 8 chúng ta thấy năng suất của một số loại cây trồng chính như sau:

Về cây lúa, năng suất đều tăng và đạt ở mức khá cao. Lúa Xuân năm 2003 là 60,17 tạ/ha, sang năm 2004 là 65 tạ/ha tăng 4,83 tạ/ha, năm 2005 là 69,7

tạ/ha. Như vậy tuy diện tích trồng lúa giảm xuống nhưng năng suất cây trồng lại tăng lên, điều này chứng tỏ trình độ thâm canh cao của người dân, đồng thời đã chuyển đổi với một cơ cấu luân canh hợp lí nên năng suất lúa đã không ngừng tăng lên, việc đầu tư theo chiều sâu đã đem lại hiệu quả hơn so với đầu tư theo chiều rộng.

Đối với cây đậu tương hè, việc mở rộng diện tích cây trồng không làm tăng năng suất cây trồng thâm chí năng suất cây trồng đã giảm đi. Cụ thể là năm 2003 năng suất của cây là 28,93tạ/ ha năm 2004 là 28 tạ/ha, năm 2005 còn có 25,28 tạ/ha giảm 2,72 tạ/ha so với năm 2004. Nguyên nhân là do sử dụng các biện pháp chăm sóc đầu tư chưa đúng, giống mới đưa vào gieo trồng không phù hợp nên năng suất chưa đạt so với yêu cầu đề ra. Việc bố trí cơ cấu cây trồng chưa hợp lí cũng là một nguyên nhân chưa phát huy hết năng suất của cây đậu tương hè thu. Đậu tương là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và là cây trồng được gieo trồng trong cơ cấu 4vụ/năm, vấn đề đặt ra cho Cổ Dũng là cần tìm biện pháp để khắc phục tình trạng trên.

Cũng giống như cây đậu tương, cây rau vụ đông cũng có năng suất không ổn định, được gieo trồng cùng với khoai tây trong cơ cấu cây vụ đông. Năm 2003 và 2005 có cùng năng suất là 135 tạ/ha, riêng năm 2004 năng suất đạt tới 318,3 tạ/ha, tuy diện tích rau vụ đông trong 2 năm 2004, 2005 không chênh lệch nhiều. Nguyên nhân năng suất rau vụ đông tăng đột biến trong năm 2004 là do có cơ cấu cây trồng hợp lí. Trong năm 2004 với mỗi công thức luân canh khác nhau thì cây rau lại được gieo trồng với diện tích khác nhau, nên đã phát huy tối đa năng suất của cây rau, còn năm 2005 diện tích rau chỉ được gieo trồng trong cơ cấu 4 vụ/năm, nên năng suất cây rau giảm đi. Nhiệm vụ đề ra cho xã Cổ Dũng là trong những năm tiếp theo cần tìm ra cơ cấu cây trồng cho phù hợp hơn và đa dạng hoá các sản phẩm của cây trồng vụ đông. Sự đa dạng hoá cây trồng cùng là một trong những nguyên nhân nâng cao năng suất cây trồng. Cây rau là cây có giá trị và có thị trường tiêu thụ rộng, nên việc làm trên là rất cần thiết.

Cà chua là loại cây trồng được bố trí gieo trồng trong cơ cấu cây vụ đông sớm. Đây là loại cây cho năng suất tăng lên, sau khi được đưa vào sản xuất vào năm 2004 năng suất cây cà chua là 236 tạ/ha. Sang năm 2005 diện tích cà chua đã giảm đi nhưng năng suất lại tăng lên là 265,5 tạ/ha tăng 29,5 tạ/ha. Đây có thể coi là thành công trong việc nâng cao giá trị sản lượng cây trồng. Giảm diện tích gieo trồng mà nâng cao được năng suất luôn là mục tiêu cần hướng tới.

Sau khi bỏ diện tích trồng khoai tây trong năm 2004, năm 2005 diện tích trồng khoai tây lại được phục hồi tuy với diện tích nhỏ hơn, nhưng năng suất đã tăng thêm 51 tạ/ha tức là đạt 162 tạ/ha vào năm 2005. Nguyên nhân là do đã đưa vào gieo trồng một số loại giống có chất lượng. Trong cùng vụ đông, diện tích của rau vụ đông giảm nhưng diện tích của khoai tay lại tăng lên. Năng suất cây trồng tăng đã đóng góp vào giá trị sản lượng nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Một cơ cấu cây trồng hợp lí đem lại hiệu quả kinh tế cao luôn là mong muốn trong việc xây dựng các công thức luân canh của xã Cổ Dũng.

Cây mủa là cây có giá trị kinh tế cao, năng suất cây mủa không ngừng được tăng lên qua các năm. Năm 2003 năng suất cây mủa trồng bằng gốc là 27,78 tạ/ha năm 2004 tăng thêm 14,52 tạ/ha đạt năng suất 42,3 tạ/ ha. Năm 2005 sau khi nghiên cứu đã đưa vào gieo trồng cây mủa bằng cây con năng suất đã tăng lên 87,5 tạ/ha, năng suất gieo trồng bằng gốc đạt 66,67 tạ/ha tăng 24,37 tạ/ha. Tuy mới đem gieo trồng thử cây mủa bằng cây con nhưng đã năng suất lớn. Cùng với việc thay đổi giống mủa mới, đưa phương pháp mới vào sản xuất với một cơ cấu hợp lí đã tạo nên sự thành công trên. Một nguyên nhân nữa tạo nên giá trị sản lượng năng suất cao của cây mủa là vai trò của lãnh đạo xã trong việc đưa vào các lò sấy cải tiến nhằm đảm bảo cho chất lượng đầu ra của cây mủa mà qua đó giá trị kinh tế của cây mủa tăng thêm, đồng thời đa dạng hoá sản

đó có thể thấy việc bố trí cây trồng đã phần nào hợp lí vì một cơ cấu cây trồng hợp lí là phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đem lại một năng suất cao, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cải thiện đời sống nhân dân.

Bảng 10: Năng suất một số loại cây trồng chính của xã giai đoạn 2003-2005

ĐVT: tạ/ha

Loại cây 2003 2004 2005

So sánh

05/04 04/03

+/- % +/- %

1. Lúa xuân 60,17 65,00 69,70 4,7 107,2 4,83 108

2. Lúa mùa 57,00 63,00 65,00 6,0 103,1 2,00 110,5

3.Đậu tương hè 28,93 28,00 25,28 -0,93 90,2 -2,72 96,7

4. Cà chua 0 236,00 265,50 - 112,5 2,65 -

5. Ngô nếp 38,00 31,50 47,80 -6,5 151,7 16,3 82,9

6.Khoai tây 11,00 0 162,00 - - - -

7.Rau vụ đông 135,00 318,00 135,00 183,3 42,4 -183,3 235,5 8. Cây mủa:

- Bằng cây con - Bằng gốc

0 27,78

0 42,30

87,50 66,67

87,5 145,2

0 157,6

0 24,37

- 152,2 (Nguồn: số liệu điều tra)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w