KIẾN NGHỊ 1 Đối với Nhà Nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 71 - 73)

1. Đối với Nhà Nước

Đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, đồng thời để phát triển nền sản xuất nông nghiệp hành hóa toàn diện, chuyên môn hóa theo vùng cho phép khai thác triệt để hợp lí và có hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có của từng địa phương. Nhà nước có chế độ trợ giá hợp lí hơn nữa về vật tư nông nghiệp, chính sách bình ổn giá nông sản phẩm trước hết bằng các biện pháp điều hoà cung cầu. Nhà nước cần có chính sách cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn một cách đồng bộ, nhất là hệ thống thuỷ lợi. Thực hiện nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng KH-CN trong sản xuất nông nghiệp tích cực hơn. Tạo mọi điều kiện để thực hiện chuyển đổi cây trồng có hiệu quả.

2. Đối với UBND và Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thực hiện tốt công tác khuyến nông để truyền bá thông tin khoa học kỹ thuật, ứng dụng sản xuất nhanh nhất. UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các địa phương nhân rộng mô hình. Trong đó hỗ trợ giống mới theo chính sách của tỉnh và đầu tư cơ sở hạ tầng cho những mô hình tập trung quy mô lớn. Đầu tư hỗ trợ chế biến sau thu hoạch.Sở hướng dẫn quy hoạch vùng phù hợp với từng cơ cấu sản xuất và lợi thế của địa phương và cung ứng giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời chỉ đạo sản xuất việc áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm an toàn chất lượng cao.

UBND xã Cổ Dũng triển khai mở rộng kết quả các mô hình trên phạm vi toàn xã, hướng vào sản xuất theo hướng hàng hoá để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất. Tổ chức phát động và chỉ đạo các địa phương trong huyện áp dụng kết quả các mô hình vào sản xuất trên địa bàn.. Nâng cao mức sống cho người lao động, có cơ chế chính sách khuyến khích và bố trí cây trồng. Cần tu sửa hệ thống kênh mương, huy động tối đa nguồn nhân lực trong dân và tranh thủ nguồn vốn, hỗ trợ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Đặc biệt là xây dựng cơ cấu thu mua chế biến sản phẩm tại địa phương, nâng cao chất lượng tiêu thụ, giảm bót tình trạng mất cân đối vào thời điểm thu hoạch. Mặt khác thường xuyên nắm bát và nghiên cứu thị trường về từng loại nông sản để đưa thông tin kịp thời đến từng hộ nông dân để có kế hoạch bó trí cây trồng phù hợp.

4. Đối với hộ nông dân

Cần nhanh nhạy nắm bắt thị trường, hiểu và nắm bắt quy luật của nó. Thực hiện các phương pháp canh tác cho hiệu quả cao như luân canh gối vụ, đầu tư thâm canh cao để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Thực hiện một nền sản xuất hàng hoá, cung cấp cho thị trường đảm bảo số lượng và các sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong khoa học công nghệ trong công tác thâm canh để đạt được năng suất và sản lượng như mong muốn. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi để tận dụng tối đa nguồn phân bón.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Định, Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn. NXB Thống Kê, 2002

2. TS.Phùng Thị Hồng Hà. Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp. Đại học Kinh tế Huế, 2004

3. TS Lê Đình Sơn. Đề tài nghiên cứu "Xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đạt giá trị 36 triệu đồng/ha ở xã Cổ Dũng"

4. TS Nguyễn Đức Toàn - Lý thuyết thống kê - Trường Đại học kinh tế Huế

5. UBND tỉnh Hải Dương. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất hàng hóa nông nghiệp giai đoạn 2001-2005.

6. UBND xã Cổ Dũng. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2005 và các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005-2010

7. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Báo cáo tổng kết kế hoạch sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2001

8. Nguyễn Thị Minh Hiếu - Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng hàng năm ở xã Hương Vân huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế - 2004

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w