Giải pháp về khoa học - công nghệ của khuyến nông, khuyến lâm

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 67 - 70)

4.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

4.3.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ của khuyến nông, khuyến lâm

4.3.3.1. Giải pháp về công nghệ

Trong điều kiện khoa học- công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ sinh học, Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng vừa phải nghiên cứu đồng thời phải tiếp thu những thành tựu của khu vực và thế giới phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và ứng dụng nhanh vào trong sản xuất nông nghiệp. Việc nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học công nghệ phải đáp ứng được các vấn đề sau:

- Một là, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Điểm mấu chốt của sản xuất nông nghiệp là giống, vì vậy nâng cao chất lượng giống cây trồng phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Trong nông nghiệp dù giống tốt đến mấy sau một thời kì đều bị thoái hóa, bởi vậy nếu không tập trung sử dụng các loại giống mới thì sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn và kém hiệu quả.

- Hai là, việc xác định lịch nông vụ cho các loại cây trồng là hết sức cần thiết. Làm thế nào để vừa né tránh được thiên tai vừa thích nghi với đặc tính sinh học của cây trồng. Làm thế nào để tăng vụ nhưng không làm cạn kiệt độ màu mỡ

gia của các nhà khoa học là cực kì quan trọng trong việc hướng dẫn cho người nông dân bố trí cơ cấu cây trồng, bố trí công thức luân canh từng vùng.

- Ba là, phải có sự liên kết giữa nhà khoa học và nhà nông trong việc nghiên cứu và sản xuất máy kéo loại nhỏ cày bừa và chuyên chở nông sản. Công cụ sản xuất nông nghiệp hiện nay phổ biến vẫn là thủ công. Một số hộ đưa máy cày vào sử dụng có hiệu quả hơn nhiều nhưng nông dân chưa thực sự mặn mà.

Muốn thay đổi nhận thức trên cần có một số biện pháp nhưng cơ bản là so ra thị trường các loại máy rẻ tiền, nhỏ gọn cơ động nhanh, đa chức năng, phương thức mua bán thích hợp với nông dân.

4.3.3.2. Giải pháp về công tác khuyến nông, khuyến lâm

Ngoài công tác giống để nâng cao năng suất cây trồng thì vai trò của công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật là không thể thiếu được. Phải coi trọng quy trình kỹ thuật, bố trí lực lượng khuyến nông bám sát cơ sở, tổ chức tập huấn quy trình sản xuất cụ thể, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang đưa nhiều loại giống mới vào sản xuất đại trà.

Trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đang phổ biến và chưa có hồi kết. Tác dụng của thuốc như chúng ta đều biết là phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhưng hậu quả mà nó gây ra không thể nào lường hết được. Làm ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, tạo ra nông sản không an toàn làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Để hạn chế những tác động tiêu cực của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, cần thiết phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm. Tuyên truyền phổ biến các phương thức canh tác mới vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế lại bảo vệ được môi trường sinh thái.

được vấn đề này. Để đẩy nhanh quá trình đó đội ngũ cán bộ khuyến nông cần tích cực và thường xuyên vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Có như vậy mới đạt được những mục tiêu mà chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặt ra.

Trên đây là những giải pháp cơ bản mà chúng tôi đề xuất để đẩy nhanh công cuộc chuyển cơ cấu cây trồng của địa phương. Tuỳ điều kiện của từng vùng, từng khu vực mà các cấp và các hộ nông dân lựa chọn cho mình những giải pháp quan trọng và cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w