Cơ cấu công thức luân canh chính của xã

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 31 - 34)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HÀNG NĂM CỦA XÃ CỔ DŨNG

3.1.2. Cơ cấu công thức luân canh chính của xã

Bảng 7: Thực trạng cơ cấu diện tích canh tác cây trồng theo một số công thức luân canh ĐVT:ha

Công thức luân canh 2003 2004 2005 So sánh

DT % DT % DT %

1 Lúa xuân - lúa mùa - cà chua/mủa 39 14,3 55 28,5 0 0 -55 + 16

2 Lúa xuân - ĐT hè - ngô - cà chua 56 20 70 36,2 35 81,8 + 65 + 14

3 Lúa xuân - lúa mùa - nuôi cá 0 0 20 10,3 20 12,1 + 20 + 20

4 Chuyên mủa 17,2 6,3 0 10 6,1 0 -17,2

5 Lúa xuân - lúa mùa - cà chua + nuôi cá 160 59,4 48 0 0 -48 -112

6 Tổng 272,2 100 193 100 165 100

(Nguồn: Sở NN&PTNT)

Trên cơ sở diện tích đất canh tác, làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, đây là một vấn đề đặt ra cho người sản xuất. Việc bố trí cây trồng hợp lý không chỉ phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về kinh tế, xã hội khác như: Trình độ dân trí, tập quán sản xuất, cơ sở vật chất. Để thấy rừ hơn thực trạng cơ cấu cõy trồng chỳng tụi nờu ra một số cụng thức luân canh chính được áp dụng tại Cổ Dũng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy ở xã có 5 công thức luân canh chính được áp dụng, trong đó diện tích gieo trồng của công thức 2 có diện tích canh tác lớn thứ 2 và ngày càng được mở rộng trên quy mô. Công thức này được bố trí trên đất vàn cao với diện tích năm 2003 là 56 ha chiếm 20% cơ cấu đất canh tác, sang năm 2004 diện tích gieo trồng là 70 ha chiếm 36,2%, và năm 2005 là 135 ha.

Như vậy diện tích năm 2005 đã tăng lên 65 ha so với năm 2004 và tăng 79 ha so với năm 2003. Do tăng diện tích gieo trồng nên hệ số sử dụng đất của công thức luân canh đã tăng lên từ 3,5 lần năm 2004 lên 3,88 lần năm 2005. Hệ số sử dụng đất cao và được tăng lên cho thấy việc tăng quy mô diện tích gieo trồng của cơ cấu này là đúng đắn. Do có hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu tốt, có các loại giống mới thay thế cho các loại giống cũ đã làm tăng hiệu quả của công thức luân canh.

Tuy vậy trong công thức cần phải xác định loại cây trồng nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất để đưa vào sản xuất với diện tích gieo trồng thích hợp.

Năm 2003 công thức luân canh 5 với diện tích là 160 ha chiếm tỉ lệ 59,4% tổng cơ cấu đất canh tác, diện tích công thức này là 48 ha vào năm 2004 chiếm 25%với hệ số sử dụng đất là 2,56 lần đã giảm 112 ha so với năm 2003.

Công thức1 với diện tích là 39 ha vào năm 2003 và 55 ha vào năm 2004 chiếm 18,5% tổng diện tích canh tác. Cả hai công thức này đều dã không được áp dụng vào năm 2005.

Cùng với việc đưa ra khỏi hai công thức luân canh trên thì xã đã đưa vào hai công thức mới là công thức luân canh 3 và 4. Công thức luân canh 3 với diện tích gieo trồng năm 2005 là 20 ha chiếm 12,1% với hệ số sử dụng đất là 2,0 lần,

mới vào nuôi, mở các lớp tập huấn và hướng dẫn nuôi thuỷ sản thâm canh, điều chỉnh tỷ lệ thả ghép các loại cá để tận dụng thức ăn và nâng cao năng suất. Nhờ sự điều chỉnh phù hợp mà cơ cấu sản xuất này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tận dụng được vùng đất trũng của xã. Tuy vậy cần phải xác định được tỷ lệ hợp lí giữa chuyển đổi nuôi thuỷ sản và cấy lúa để quy hoạch đồng ruộng.

Với công thức 4 chuyên canh cây mủa với diện tích 10ha chiếm 12,1% đã thể hiện được tính ưu việt của nó. Cùng với việc đưa các giống mủa có chất lượng và năng suất cao vào sản xuất chính, chính quyền địa phương còn hỗ trợ cơ sở vật chất. Chính vì vậy giá trị sản xuất của cây mủa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được nhân dân ủng hộ tiếp tục thực hiện trong nhưng năm tới.

Như vậy qua bảng số liệu trên nhìn chung cơ cấu cây trồng và công thức luân canh trong vùng đã có nhiều biến đổi. Việc thay thế các công thức luân canh có giá trị kinh tế thấp bằng các công thức có giá trị kinh tế cao hơn đã đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo và quần chúng nhân dân xã. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần bố trí quy hoạch các loại cây trồng thích hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của xã cổ dũng huyện kim thành tỉnh hải dương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w