hướng chung sau:
+ Cơ cấu cây trồng trên địa bàn cần chuyển dịch theo hướng tăng nhanh sản xuất các loại cây màu có giá trị hàng hoá và kết quả sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trường.
+ Cơ cấu cây trồng nên chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, thực hiện lại phân công lao động trong nông nghiệp
+ Đẩy mạnh trang bị các công cụ cải tiến thích hợp với từng vùng, từng loại đất đai và cây trồng.
+ Tăng cường công tác nghiên cứu lai tạo giống và đưa vào áp dụng trồng các loại cây có năng suất cao và ổn định, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng nâng cao vai trò tự chủ gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái phát triển bền vững.
Mặt khác chuyển dịch cơ cấu phải gắn liền với việc xây dựng chế
4.2.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo công thức luân canh.
Qua khảo sát thực tế và dựa vào kết quả phân tích ở phần trước, chúng tôi xin dự kiến một số hướng chuyển đổi như sau:
Bảng 14: Dự kiến một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế một số công thức luân canh giai đoạn 2005-2010
ĐVT: triệu đồng
Công thức luân canh GO IC VA
Công thức hiện nay
1. Lúa xuân-Lúa mùa-Cây vụ đông + Nuôi cá 2. Lúa xuân - Lúa mùa + Nuôi cá
3. Lúa xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông 4. Chuyên canh mủa
5. Lúa xuân - Đậu tương hè - Ngô - rau
51,98 76,15 54,14 77,91 74,64
31,09 45,45 30,72 23,23 44,56
20,89 30,70 23,29 24,68 30,08 Hướng chuyển đổi
1. Lúa xuân - Lúa mùa + Nuôi cá.
2. Chuyên canh mủa.
3. Lúa xuân - Đậu tương hè - Ngô - Rau.
90,15 93,49 80,58
50,4 27,88 47,45
39,75 65,61 33,13 Công thức luân canh cây mủa vẫn được áp dụng và thực hiện trong những năm tiếp theo. Trong từng công thức khác được áp dụng cần có sự chuyển đổi để nâng cao hơn giá trị kinh tế. Lúa vẫn là cây trồng chính, tuy vậy trong những năm tiếp diện tích lúa cần tiếp tục giảm, đầu tư thâm canh để năng suất lúa được nâng lên. Để nâng cao thu nhập cho người dân thì cần kết hợp mô hình lúa cá. Trong đố cần tăng diện tích nuôi cá bằng cách tận dụng những diện tích mặt nước và vùng đất trũng của xã. Với đất chuyên canh mủa cần mở rộng diện tích ở quy mô phù hợp để nang cao hơn giá trị sản lượng cây mủa. Mô hình 1lúa-3 màu vẫn cho thu nhập cao và sản phẩm của mô hình có thị trường tiêu thụ dễ dàng. Các mô hình đưa ra đều có thể cho thu nhập cao nếu người sản xuất đầu tư quan tâm theo chiều sâu. Có nghĩa người dân đã đầu tư nhiều hơn về giống,kĩ
rau màu vẫn là cây trồng chính, có thể đa dạng kết hợp nhiều loại cây rau để tạo sự đa dạng phong phú đáp ứng cho thị trường. Sản phẩm sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu của người trồng mà còn trở thành sản phẩm hàng hoá, nên cần tăng cả về số lượng và chất lượng. Khi thực hiện các công thức luân canh trên dựa trên yêu cầu có tính nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp là chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp, tạo hệ thống cây trồng có khả năng hỗ trợ phát triển, sử dụng triệt để và có hiệu quả tiềm năng đất đai bằng cách thực hiện các công thức có tính khoa học về luân canh,xen canh, gối vụ trên đồng ruộng kết hợp thâm canh , áp dụnh tiến bộ KHCN trong nông nghiệp. Hạn chế tính thời vụ, sử dụng tốt sức lao động,sức kéo và các tư liệu sản xuất khác.
Như vậy các công thức luân canh đưa ra trong năm 2005 là phù hợp, vì vậy cần được tiếp tục thực hiện trong những năm tới. Ngoài ra còn có một số mô hình với các loại rau khác như su hào ,bắp cải... để tạo nên một cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú. Một cơ cấu cây trồng đa dạng sẽ tăng thu nhập cho người dân và hạn chế sự lên xuống bất thường của giá cả nông sản.
4.2.2 Dự kiến cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng và công thức luân canh của xã Cổ Dũng
Căn cứ vào xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và kết quả sản xuất đã đạt được của vùng trong những năm qua cũng như các điều kiện về tự nhiên,kinh tế-xã hội dự kiến kế hoạch sản xuất của huyện trong những năm tới như trên,chúng tôi xin đề ra kế hoạch gieo trồng một số loại cây trồng chính trong năm 2006 như sau (bảng 15).
Theo kết quả so sánh chuyển đổi thì năm 2006 thì diện tích gieo trồng của xã sẽ tăng 5ha tương ứng với 3,2% so với năm 2005,nhưng diện tích gieo cấy lúa xuân giảm từ 25,8% xuống 21,9%, diện tích lúa hè thu giảm từ 3,22% xuống
Loại cây trồng TH KH So Sánh Dt(ha) Cơ cấu (%) Dt(ha) Cơ cấu(%) +/- % Tổng Dt gieo
trồng
155 100 160 100 5 3,20
1. Lúa xuân 40 25,80 35 21,90 -5 -3,90
2. Lúa mùa 5 3,22 5 3,10 0 -0,12
3. Đậu tương 35 22,80 40 25,00 5 2,20
4. Ngô 28 18,06 32 20,00 4 1,94
5. Khoai tây 6 3,89 5 3,10 -1 -0,79
6. Rau 25 16,11 25 15,63 0 -0,48
7. Mủa 10 6,45 12 7,50 2 1,05
8. Cà chua 6 3,89 6 3,77 0 -0,12
Diện tích đậu tương vẫn được mở rộng từ 28 ha lên 32 ha vào năm 2006.
Tăng diện tích của cây mủa lên 12ha, vẫn năm trong diện tích quy hoạch phù hợp. Trong cây vụ đông, diện tích trồng rau và cà chua vẫn được giữ nguyên, để tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất cho cây trồng.Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng để đưa nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững hơn. Để đạt được các mục tiêu như định hướng cần phải thực hiện nhiều giải pháp kĩ thuật, xã hội đồng bộ.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đưa ra những giải pháp chủ yếu nhất, có tác dộng quan trọng nhất đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Những giải pháp này góp phần thúc đẩy tiến trình quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn của Cổ Dũng nói riêng và tỉnh Hải Duơng nói chung.