Những nguyên nhân thành công và chưa thành công trong quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 65)

Những việc đã làm được và cái chưa được trong việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ tại huyện Tủa Chùa theo chúng tôi có các nguyên nhân như sau:

2.5.2.1. Nguyên nhân của một số thành công

- Chủ trương của Đảng và nhà nước về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, khuyến khích đa dạng hóa phương thức và nguồn lực để thực hiện công tác quan trọng này. Đảng bộ Điên Biện nói chung và của huyện Tủa Chùa nói riêng đã ban hành các văn bản chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước.

GD&ĐT, Trung tâm GDTX và các nhà trường thuộc sự quản lý của Sở GD&ĐT trên địa bàn huyện) với phòng VH&TT, Hội khuyến học, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong huyện và các xã từ đó đã có biện pháp tổ chức các động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

- Nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục VH dân tộc trong cấp uỷ chính quyền các cấp và nhân dân được nâng cao, có tác dụng tích cực với hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ.

- Công tác xã hội hoá hoạt động giáo dục VH đã có bước chuyển biến tích cực tạo điều kiện cho các Trung tâm HTCĐ tham gia hứng dẫn và tổ chức các hoạt động, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số.

- Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (HĐND tỉnh Điện Biên, HĐND huyện Tủa Chùa) về công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản VH các dân tộc thiểu số trong mấy năm gần đây được tăng cường đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của lãnh đạo, cán bộ công chức các cấp về việc giữ gìn VH dân tộc.

- Đội ngũ giám đốc, phó giám đốc các Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện phần đa là người dân tộc thiểu số (Thái, Mông) nên có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

- Ngành giáo dục tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Tủa Chùa nói riêng đã có kinh nghiệm trong tổ chức các câu lạc bộ xoá mù, kinh nghiệm tổ chức các chuyên đề học tập trong nhân dân phù hợp với đặc điểm tâm lý, truyền thống VH của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

2.5.2.2. Nguyên nhân của việc chưa thành công

- Trung tâm HTCĐ là một mô hình học tập ở cấp xã, cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ còn thiếu về kinh nghiệm, năng lực, trình độ còn hạn chế, chưa được đào tạo bồi dưỡng nhiều về quản lý điều hành trung tâm và bồi dưỡng về kỹ năng phối hợp với các lực lượng khác trong việc tổ chức các hoạt động cho trung tâm. Do vậy, việc quản lý điều hành, xây dựng nội dung, tổ chức triển

khai hoạt động giáo dục VH dân tộc còn lúng túng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Việc đầu tư thời gian, trí tuệ cho trung tâm đặc biệt là tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

- Nội dung, hình thức hoạt động của trung tâm rất phong phú và luôn đổi mới, trong khi đó các điều kiện cho tổ chức các hoạt động của Trung tâm HTCĐ còn rất hạn chế (các xã lại đều là xã nghèo ở miền núi), chưa có sự đầu tư của Nhà nước; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trung tâm còn rất thiếu thốn, gây nhiều hạn chế cho các hoạt động của trung tâm.

- Cơ chế phối hợp giữa các ngành chưa rõ nên chất lượng hoạt động của Trung tâm HTCĐ còn hạn chế, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa ngành GD&ĐT và ngành VH&TT để tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc.

- Ban giám đốc Trung tâm HTCĐ các xã, thị trấn còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc, đề án hoạt động và kế hoạch hoạt động tháng, năm của các Trung tâm HTCĐ đã cụ thể song chưa sát với thực tế.

- Chương trình và tài liệu học tập cho Trung tâm HTCĐ chưa đầy đủ đặc biệt là tài liệu về tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ, việc tổ chức các lớp huấn luyện cho cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ chưa được đáp ứng so với yêu cầu thực tiễn, việc tổ chức tập huấn cho GV, CTV chưa được quan tâm…

- Công tác xã hội hoá giáo dục chuyển biến chưa đủ mạnh, hiện nay tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đời sống nhân dân còn nghèo, giao thông khó khăn, kiến thức phổ thông của đại bộ phận nhân dân còn thấp, công tác tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc cho các đối tượng này tuy đã được quan tâm nhưng khả năng tại chỗ có hạn vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người.

- Chưa có nhiều cán bộ làm công tác VH thông tin từ huyện đến xã được đào tạo hoặc bồi dưỡng chuyên sâu về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy công tác tham mưu và công tác với giám đốc Trung

tâm HTCĐ tổ chức các hoạt động giáo dục người dân giữ gìn VH dân tộc còn hạn chế.

- Văn hoá nói chung và giáo dục VH dân tộc nói riêng là khái niệm tương đối phức tạp, trình độ của đại bộ phận nhân dân của huyện Tủa Chùa còn hạn chế dẫn đến nhiều đối tượng trong cộng đồng hiểu chưa rõ, nắm không chắc gây khó khăn cho công tác tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại các Trung tâm HTCĐ.

Tiểu kết chương 2

Tủa Chùa là huyện có nền VH các dân tộc Thái, Mông đặc sắc và độc đáo. Trong những năm qua, mạng lưới trường lớp của huyện Tủa Chùa phát triển mạnh mẽ đặc biệt là các cơ sở GDTX. Các Trung tâm HTCĐ được hình thành và phát triển nhanh chóng bước đầu đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một trong những đóng góp đó là hoạt động giáo dục VH dân tộc, hoạt động này một mặt giúp duy trì các giá trị VH tốt đẹp của các dân tộc thiểu số mặt khác đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, đặc biệt là tại 5 Trung tâm HTCĐ ở 5 xã Mường Đun, Xá Nhè, Mường Báng, Sính Phình, Tả Phìn.

Để thực hiện các hoạt động giáo dục VH dân tộc, giám đốc các Trung tâm HTCĐ được khảo sát đã có những biện pháp quản lý tích cực. Tuy vậy do giám đốc Trung tâm HTCĐ còn thiếu về kinh nghiệm, một số năng lực, trình độ còn hạn chế, chưa được đào tạo bồi dưỡng nhiều về quản lý điều hành trung tâm và bồi dưỡng về kỹ năng phối hợp với các lực lượng khác trong việc tổ chức các hoạt động cho trung tâm đã làm ảnh hưởng đến kết quả quản lý động giáo dục VH dân tộc tại các Trung tâm HTCĐ.

Từ thực tế quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc tại các Trung tâm HTCĐ của huyện Tủa Chùa cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ sát thực, khả thi nhằm giúp các giám đốc Trung tâm HTCĐ ở huyện Tủa chùa, tỉnh Điện Biên thực hiện tốt công tác này.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

HUYỆN TỦA CHÙA, TÌNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, khuyến khích tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ nhằm bảo tồn và phát triển VHDT trên địa bàn các dân tộc thiểu số nói chung và ở huyện Tủa Chùa nói riêng đã tạo điều kiện, môi trường cho hoạt động này triển khai ở các địa phương.

- Căn cứ vào lý luận về quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ đã trình bày ở chương 1 và thực trạng GD truyền thống VHDT của các dân tộc thiểu số và quản lý chúng ở huyện Tủa Chùa được trình bày ở

chương 2 chúng tôi đề xuất Các biện pháp nhằm “Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tập quán tiến bộ, văn minh” của các dân

tộc ít người cho các TTHTCĐ ở Tủa Chùa, Điện Biên.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cũng phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Tính kế thừa

Các biện pháp quản lý được đề xuất phải kế thừa được những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc mà cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Tủa Chùa đã sử dụng.. Mặt khác các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ cũng phải kế thừa được kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục trước đó, tiếp tục vận dụng những biện pháp quản lý Trung tâm HTCĐ hiệu quả mà những người đi trước đã nghiên cứu, đề xuất và thử nghiệm thành công, đồng thời phát triển các biện pháp đó cho phù hợp với thực tiễn địa phương.

3.1.2. Tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý được đề xuất phải tính đến các điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan trên địa bàn huyện Tủa Chùa nói chung và từng xã nói riêng trong hiện tại và tương lai. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà quản lý Trung tâm HTCĐ một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản lý trung tâm (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Tính thực tiễn đòi hỏi khi đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc phải dựa trên những điều kiện thực tế của Trung tâm HTCĐ như: cơ sở vật chất, điều kiện về kinh phí; điều kiện về tình hình đội ngũ... Các biện pháp đó phải có khả năng thực thi, không quá khó đối với cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ, không quá tốn kém đến sức người, sức của trong quá trình thực hiện, chủ yếu chỉ đòi hỏi cán bộ quản lý và GV, CTV phát huy hết nội lực, phối hợp tốt với các ngành, kiên trì, ham học hỏi, không ngừng vươn lên. Các biện pháp quản lý hoạt động VH dân tộc phải phù hợp với mục tiêu, phù hợp với chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, phù hợp với trình độ người học và chuyên môn của GV, phù hợp với các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của Trung tâm HTCĐ.

3.1.3. Tính hiệu quả

Đây là nguyên tắc biện pháp quản lý được đề xuất phải phù hợp với mục tiêu quản lý, bao gồm hiệu quả quản lý giáo dục, hiệu quả xã hội và hiệu quả của bản thân hoạt động quản lý. Có thể nói hiệu quả là thước đo năng lực của người cán bộ quản lý. Thực chất nguyên tắc này là làm thế nào để trong điều kiện nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, nhà quản lý có thể tạo ra tối đa nhất kết quả có chất lượng, đạt mục tiêu giáo dục và mục tiêu quản lý như mong muốn. Tính hiệu quả của biện pháp quản lý được đề xuất là rất quan trọng bởi đặc thù của nguồn nhân lực tại Trung tâm HTCĐ là làm việc kiêm nhiệm, làm sao để trong khoảng thời gian ngắn, với các điều kiện không

thật sự đầy đủ vẫn tổ chức tốt các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. Hiệu quả quản lý có quan hệ chặt chẽ với kết quả quản lý. Có thể một hoạt động quản lý nào đó của cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ là có kết quả nhưng chưa chắc đã có hiệu quả, bởi có thể kết quả đạt được không cao mà lại tiêu tốn nhiều sức lực của nhà quản lý, tiêu tốn công sức của GV, CTV và học viên tham gia học tập tại Trung tâm HTCĐ.

3.1.4. Tính đồng bộ

Cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ và tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ thì mới đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Điều quan trọng là xác định được vai trò của từng biện pháp trong mối quan hệ với các biện pháp khác, đồng thời phải ưu tiên việc thực hiện từng biện pháp trong từng giai đoạn cho hợp lý. Không đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù. Biện pháp nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc đề cao quá mức bất kỳ biện pháp nào và lạm dụng nó đều dẫn đến kém hiệu quả trong quản lý. Hệ thống quản lý, về thực chất là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau, do đó một biện pháp quản lý cụ thể không thể cùng một lúc tác động hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Hơn nữa, đối tượng quản lý giáo dục là con người, mà bản chất của nó lại là sự tổng hòa mối quan hệ xã hội, bởi vậy chỉ có kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý. 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ở huyện Tủa chùa, Điện Biên

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục VH của dân tộc Thái, Mông vụ cho các hoạt động giáo dục VH của dân tộc Thái, Mông

Giám đốc Trung tâm HTCĐ xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc sát thực với điều kiện của Trung tâm HTCĐ; biên soạn tài liệu phục vụ cho hoạt động của Trung tâm HTCĐ phù hợp với VH dân tộc Thái, Mông giúp hoạt động giáo dục VH dân tộc đi vào chiều sâu, phù hợp với tâm lý và nhu cầu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục VH dân tộc Thái, Mông giám đốc Trung tâm HTCĐ cần xác định rõ các hạt nhân cốt lõi của VH dân tộc Thái, Mông là gì từ đó lập kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu đảm bảo cho việc giáo dục VH của 2 dân tộc kể trên. Kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các nội dung hoạt động cần thực hiện của Trung tâm HTCĐ, các điều kiện đảm bảo về nhân lực, vật lực, tài lực, có sự phân công rõ ràng trách nhiệm của lãnh đạo trung tâm (giám đốc, các phó giám đốc), các cơ quan ban ngành đoàn thể của xã, trách nhiệm của các trưởng bản trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ.

Việc thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho hoạt động ở Trung tâm HTCĐ cần theo sát VH dân tộc Thái, Mông trên địa bàn và nhu cầu được học tập văn hóa thái mông không những của dan tộc bản địa mà của cả những người quan tâm và có liên quan. Tập trung vào bốn nhóm hoạt động giáo dục VH dân tộc là: hoạt động giáo dục việc giữ gìn các thành tựu thuộc văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)