Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 86)

Để phát triển các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cần phải thực hiện đồng bộ 6 biện pháp đề xuất trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm một mục tiêu xác định nhưng cả 6 biện pháp lại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, là cơ sở và tiền đề cho nhau và đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững các hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục văn hoá của dân tộc Thái, Mông là tiền đề để tổ

chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ bởi khi có kế hoạch sát thực, nội dung và tài liệu phong phú, phù hợp, dễ triển khai thì việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ sẽ thuận lợi.

Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt động gíao dục văn hoá dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc Thái, Mông trên địa bàn là biện pháp có tính đặc thù

trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ ở Tủa Chùa. Bởi lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc biệt mang đậm BSVH dân tộc, có sức hấp dẫn, lôi cuốn với các tầng lớp nhân dân khiến họ tích cực tham gia và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Như vậy, tổ chức các hoạt động ở Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, ngày truyền thống sẽ giúp Trung tâm HTCĐ thực hiện tốt mục tiêu giữ gìn BSVH dân tộc.

Biện pháp 3: Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn văn hoá dân tộc là biện pháp hỗ trợ

cho biện pháp 2 bởi biện pháp 2 tuy có hiệu quả cao nhưng chủ yếu được thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định còn biện pháp 3 được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động của Trung tâm HTCĐ. Nếu biện pháp 2 là trận mưa rào giải quyết nhu cầu khát nước của các đồng ruộng đang nứt nẻ thì biện pháp 3 là những đợt mưa rầm tuy nhỏ nhưng kéo dài và thấm đất.

Biện pháp 4: Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn VHDT cho đội ngũ giáo viên, cộng tác viên về triển khai các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc là

những biện pháp có tính đột phá; tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. Bởi lẽ GV và CTV là người trực tiếp hướng dẫn tổ chức các hoạt động và đặc thù kiêm nhiệm của cán bộ Trung tâm HTCĐ sẽ được bổ khuyết thông qua việc tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan ở xã.

Biện pháp 5: Tăng cường huy động cộng đồng, coi trọng sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể cấp xã trong việc tham gia thực hiện các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc đây là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng,

hiệu quả của hoạt động giáo dục VH dân tộc, biện pháp 5 có mối tương quan với các biện pháp còn lại bởi nó hiúp hoàn thiện việc tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ tại các TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện cho người dân học tập suốt đời.

Biện pháp 6: Coi trọng việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục văn hoá dân tộc giúp giám đốc Trung tâm HTCĐ nắm chắc việc tổ chức

các hoạt động giáo dục VH dân tộc, biết được kết quả tổ chức các hoạt động của mình đang ở mức độ nào để phát huy mặt tích cực và bổ khuyết những mặt thiếu sót nhằm làm cho hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ngày càng có chất lượng cao hơn.

Như vậy mỗi biện pháp đều có vai trò vị trí khác nhau. Trong thực tiễn hoạt động quản lý của giám đốc Trung tâm HTCĐ có lúc biện pháp này nổi

trội và được sử dụng nhiều nhưng có lúc biện pháp khác lại là chủ đạo. Tuy vậy để quản lý các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ cần thực hiện đồng bộ 6 biện pháp nêu trên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)