Văn hóa dân tộc Thái, Mông và hoạt động giáo dục VH dân tộc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 30)

Thái, Mông

Tỉnh Điện Biên gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông chiếm 34,8%, dân tộc Kinh chiếm 18,42%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,3%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng, Cống, Si La. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa đặc sắc, gắn với cội nguồn, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt. Dân tộc Thái và dân tộc Mông tập trung ở huyện Tủa Chùa khá đông.

- Dân tộc Thái ở Điện Biên, chiếm 37,99% dân số, gồm các nhóm Tay Đăm (Thái đen) và Tay Khao (Thái trắng). Ngôn ngữ tiếng Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái. Trang phục đồng bào Thái: Nam giới mặc âu phục, vải thổ cẩm. Phụ nữ mặc áo cóm, váy, khăn piêu, với lối trang sức truyền thống riêng rất đặc sắc. Người Thái ở nhà sàn, mỗi bản có từ 40- 60 nóc nhà kề bên

nhau. Bản của người Thái thường ở vùng thấp, gần nguồn nước, gắn với sản xuất ruộng nước. Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm... Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp. Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái.

Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của đồng bào Thái là: "Xống chụ xôn xao", "Khun Lú, Nàng Ửa". Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Đồng bào rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

- Dân tộc Mông là một trong ba dân tộc số đông ở Điện Biên chiếm 34.8% với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa. Người Mông nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc...

Văn hoá truyền thống người Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ người Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đàn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm,

rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

Hoạt động giáo dục VH dân tộc Thái – Mông nhằm phát huy những giá trị VH tốt đẹp các dân tộc thiểu số với mục đích nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển VH dân tộc; tích cực tuyên truyền để mở rộng và đa dạng hóa loại

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 30)