Biện pháp 3: Tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 77)

thu hút người dân địa phương tham gia giữ gìn văn hoá dân tộc

a. Mục tiêu biện pháp

Giám đốc Trung tâm HTCĐ tổ chức thường xuyên các hoạt động đa dạng, hấp dẫn, lồng ghép hợp lý các nội dung về giáo dục VH dân tộc để lôi cuốn, thu hút người dân tộc Thái, Mông của địa phương tích cực tham gia giữ gìn VH dân tộc.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Giáo dục VH dân tộc là hoạt động không thể làm theo kiểu phong trào. Trung tâm HTCĐ cần tổ chức hoạt động đa dạng, phong phú, lồng ghép với giáo dục VH dân tộc đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân dân như mở các lớp học xoá mù chữ và nâng cao trình độ văn hoá cho người dân; hình thành và nâng cao kỹ năng lao động; các chuyên đề nâng cao chất lượng cuộc sống; học tập theo sở thích; các dịch vụ thông tin, văn hoá địa phương; thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

Nếu như tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ hội, ngày truyền thống của các dân tộc tập trung vào những khoảng thời gian nhất định trong năm thì việc tổ chức các hoạt động đa dạng, hấp dẫn thu hút người dân tham gia giữ gìn VH dân tộc lại có thể tổ chức thường xuyên, lồng ghép vào tất cả các hoạt động thường xuyên của Trung tâm HTCĐ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, giám đốc Trung tâm HTCĐ cần thực hiện các nội dung sau:

- Trong tổ chức dạy học xoá mù chữ, giám đốc Trung tâm HTCĐ đưa vào bài đọc các nội dung về giữ gìn VH dân tộc như: Chủ trương của Đảng và nhà nước ta về bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số; văn hoá phi vật thể và các công việc cần làm để giữ gìn văn hoá phi vật thể; việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc; bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc...

- Trong các lớp tập huấn về hình thành và nâng cao kỹ năng lao động, giám đốc Trung tâm HTCĐ chỉ đạo đội ngũ GV, CTV đưa các nội dung sau

vào chương trình học: Kiến thức dân gian của người Thái về trồng lúa nước, cách trồng lúa nương, trồng rau cải trên đồi của người Mông. Đây là những tri thức khoa học dân gian được đúc kết từ thực tiễn canh tác hằng trăm năm qua của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, những kiến thức đó vẫn còn rất nhiều giá trị trong hoạt động trồng trọt, canh tác của cộng đồng các dân tộc thiếu số hiện nay.

- Trong các chuyên đề nâng cao chất lượng cuộc sống, giám đốc Trung tâm HTCĐ chỉ đạo đưa vào các chuyên đề sức khoẻ và vệ sinh, học cách phòng ngừa bệnh, nuôi dưỡng con cái khoa học,... các tri thức bản địa như y học truyền thống của các dân tộc, phương thức canh tác thân thiện với môi trường. Ví dụ các bài thuốc chữa rắn cắn rất đơn giản và hiệu quả của dân tộc Thái, bài thuốc chữa đái đường của dân tộc Mông.

- Trong hoạt động học tập theo sở thích, giám đốc Trung tâm HTCĐ chỉ đạo tổ chức các lớp học về cách đan lát ếp, bung, sọt, gùi, mâm tròn hay lớp học làm chăn, đệm của người Thái; lớp học dệt vải lanh, thêu hoa văn của người Mông. Đây không chỉ là những tri thức bản địa góp phần giữ gìn VH dân tộc mà còn giúp người dân cải thiện cuộc sống vì những sản phẩm đó một mặt trực tiếp phục vụ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân mặt khác có thể bán cho khách du lịch như một sản phẩm thương mại mang đậm BSVH dân tộc.

- Trong các dịch vụ thông tin, giám đốc Trung tâm HTCĐ cần tạo điều kiện để học viên có thể tham gia các hoạt động học tập suốt đời của họ ở bất kỳ thời điểm nào tại Trung tâm HTCĐ như đọc sách báo về văn hoá dân tộc, đọc các bản tin, xem các áp phích tuyên truyền về gíao dục VH dân tộc, tổ chức các triển lãm nhỏ về các di sản văn hoá vật thể của các dân tộc thiểu số... - Trong hoạt động văn hoá địa phương, giám đốc Trung tâm HTCĐ chỉ đạo việc sưu tầm các hình thức diễn xướng dân gian bao gồm âm nhạc (khèn Thái, khèn Mông, sáo, trống, chiêng...), múa (múa sạp, múa xoè...), sân khấu, trò giả trang, diễn thời trang, diễn người đẹp, hát đối, trò chơi và các hình

thức diễn xướng dân gian khác và từ kết quả sưu tầm được tổ chức dàn dựng thành các tiết mục văn nghệ để phục vụ sinh hoạt tại cộng đồng.

- Trong các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, giám đốc Trung tâm HTCĐ chỉ đạo tăng cường các hoạt động thể thao dân tộc như thi bắn nỏ, đẩy gậy, thi cưỡi ngựa, bắn súng kíp, thi đi cà kheo,... các trò chơi dân gian như tung còn, ném pao... Các hoạt động này không những giúp bà con được rèn luyện về thể chất, được thoả mãn nhu cầu về tinh thần mà còn giúp giữ gìn BSVH dân tộc tại cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 77)