Một vài nét về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 48)

a. Nhiệm vụ khảo sát thực trạng

Đây là công việc nhằm làm rõ một số vấn đề có liên quan đến hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ tại 5 xã của huyện Tủa Chùa trong thời gian gần đây. Quá trình điều tra

tập trung vào những vấn đề cụ thể sau đây:

1/ Tìm hiểu thực trạng liên quan đến hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý phát triển hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ tại các xã Mường Báng, Xá Nhè, Mường Đun, Sính Phình, Tả Phìn và nguyên nhân của thực trạng đó.

2/ Tìm hiểu nhận thức, quan điểm của các đồng chí giám đốc, phó giám đốc các Trung tâm HTCĐ; các GV, CTV của Trung tâm HTCĐ; học viên tại các Trung tâm HTCĐ 5 xã trên về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ trong giai đoạn hiện nay.

3/ So sánh kết quả đã khảo sát được với yêu cầu chung liên quan đến hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ để chỉ ra cái đã làm tốt, cần phát huy cũng như những tồn tại cần khắc phục.

b. Nội dung khảo sát

Để đánh giá thực trạng liên quan đến hoạt động giáo dục VH dân tộc và quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ tại 5 Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Tủa Chùa trong thời gian qua, chúng tôi đã sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu thực tế điều tra (xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng cán bộ quản lý các cấp, GV, CTV, học viên của Trung tâm HTCĐ, cộng đồng dân cư và một số đối tượng có liên quan), phỏng vấn (đối với các giám đốc Trung tâm HTCĐ, các cụ già cao tuổi không biết đọc, biết viết hay không biết tiếng phổ thông) và phương pháp chuyên gia (đối với một số nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý giáo dục lâu năm...). Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu các văn bản, các báo cáo tổng kết năm học của phòng GD&ĐT, báo cáo chuyên đề về bảo tồn VH của phòng Văn hoá và Thông tin,… các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước về xây dựng phát triển Trung tâm HTCĐ và giáo dục VH dân tộc. Đối với phương pháp điều tra, chúng tôi đã xây dựng 3 mẫu phiếu hỏi (với tổng số phiếu phát ra là 305 bộ, thu vào 300 bộ) như sau:

Mẫu 1: Có 3 câu hỏi, dành cho lãnh đạo các cấp (Chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện; Trưởng, phó phòng GD&ĐT; Trưởng, phó phòng VH&TT; Chủ tịch, phó chủ tịch hội khuyến học huyện; Chánh Văn phòng HĐND- UBND, Trưởng phòng NN&PTNT, Trưởng trạm khuyến nông, giám đốc và các phó giám đốc Trung tâm GDTX, Chủ tịch UBND các xã…) và GV, CTV của các Trung tâm HTCĐ. Phát ra 25 bộ câu hỏi cho lãnh đạo các cấp, thu về

23; Phát ra 70 bộ câu hỏi cho GV và CTV, thu về 68 (xem phụ lục 1.1).

Mẫu 2: Có 5 câu hỏi, dành cho cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ (giám

đốc và các phó giám đốc). Phát ra 16 bộ câu hỏi, thu về 16 (xem phụ lục 1.2).

Mẫu 3: Có 3 câu hỏi dành cho học viên tại các Trung tâm HTCĐ. Phát

ra 250 bộ câu hỏi, thu về 245 (xem phụ lục 1.3).

Kết quả thu thập số liệu liên quan và tổng hợp ý kiến của các đối tượng được điều tra đã cho tác giả luận văn một số nhận xét về tình hình quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở một số Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Tủa Chùa như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)