Một số nội dung của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 57)

tập cộng đồng huyện Tủa Chùa

2.5.1. Một số nội dung của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa tộc ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Tủa Chùa

2.5.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ

Để tìm hiểu nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VH dân tộc ở 5 Trung tâm HTCĐ của huyện Tủa Chùa, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi:

"Xin đồng chí vui lòng cho biết tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ là: Rất quan trọng? Quan trọng? Hay không quan trọng?" Với số lượng 300 người được hỏi, chúng tôi thu được kết quả sau:

Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục VH dân tộc ở 5 Trung tâm HTCĐ của huyện Tủa Chùa

90% 80% 59.7% 52.4% 10% 20% 32.8% 34.3% 0% 0% 7.5% 13.3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Lãnh đạo các cấp Cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ Giáo viên, cộng tác viên Học viên (người dân, già làng, trưởng bản...) Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Kết quả khảo sát ở trên cho thấy rất đáng mừng là 100% lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý Trung tâm; 92,5% GV, CTV và 86,7% học viên được hỏi đều cho rằng hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm

HTCĐ quan trọng hoặc rất quan trọng. Trong đó 90% lãnh đạo các cấp, 80% cán bộ quản lý Trung tâm, 59,7% GV và CTV, 52,4% học viên nhất trí đây là hoạt động rất quan trọng. Trong số học viên, già làng, trưởng bản cho rằng hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ quan trọng (chiếm 34,43%) có 10 người là già làng, trưởng bản. Tổng số già làng, trưởng bản được hỏi là 11 người, trong đó chỉ có 1 người cho rằng hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ là quan trọng, còn lại 10 người cho là không quan trọng vì họ cho rằng hoạt động này cộng đồng đã làm tốt rồi, không cần tiếp tục tổ chức nhiều các hoạt động giáo dục VH dân tộc.

Những con số trên cho thấy hầu hết các đối tượng được hỏi đều nhận thức được tầm quan trọng, vai trò to lớn của hoạt động giáo dục VH dân tộc trong đời sống của cộng đồng giai đoạn hiện nay. Đây sẽ là cơ sở rất quan trọng để hoạt động giáo dục VH dân tộc được đón nhận và phát triển mạnh mẽ trong môi trường Trung tâm HTCĐ một khi nó có được sự quan tâm, có giải pháp quản lý thoả đáng, nội dung hoạt động phù hợp, các quy định, chính sách của Nhà nước về hoạt động này dành cho Trung tâm HTCĐ đồng bộ và đúng mức.

Tuy nhiên trong số 20,8% số người được hỏi (không kể già làng, trưởng bản) cho rằng hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ là không cần thiết cũng cho thấy đã có một bộ phận nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên có nhận thức chưa đúng về vai trò của hoạt động này ở Trung tâm HTCĐ. Điều này có thể lý giải cho câu hỏi vì sao có một bộ phận thanh niên người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tủa Chùa xa rời các giá trị truyền thống, tôn thờ lối sống lai căng vọng ngoại, không thích mặc các trang phục dân tộc, không muốn nói tiếng mẹ đẻ. Về điều này, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã từng cảnh báo: “... xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành

2.5.1.2. Thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ

Để tìm hiểu về thực trạng của việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra các nội dung cần QL và mức độ đạt được (theo 5 bậc) sau đây dành cho các đối tượng là cán bộ quản lý các cấp (20 phiếu); cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ (15 phiếu); GV, CTV (67 phiếu) ở các nội

dung (Phụ lục):

- Nội dung 1: Công tác tuyên truyền vận động về mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức thực hiện hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

- Nội dung 2: Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc của giám đốc Trung tâm HTCĐ.

- Nội dung 3: Công tác biên soạn tài liệu để tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

- Nội dung 4: Việc thiết kế nội dung hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

- Nội dung 5: Việc tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc nhân các ngày lễ hội, ngày truyền thống của các dân tộc thiểu số.

- Nội dung 6: Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cộng tác viên về nội dung giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ .

- Nội dung 7: Công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể của xã trong việc tham gia hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

- Nội dung 8: Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục VH dân tộc của giám đốc Trung tâm HTCĐ.

Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa

N i d u ng CB quản lý các cấp(%) Cán bộ quản lý TT (%) Giáo viên, CTV (%) R ấ t tốt Tốt T B ìn h Y ếu Ké m R ấ t tốt Tốt T B ìn h Y ếu Ké m R ấ t tốt Tốt T B ìn h Y ếu Ké m ND 1 7 53 28 12 0 7 43 35,2 14,8 0 8,5 13,5 76,2 1,8 0 ND 2 0 2 72 26 0 0 52,5 36,5 11 0 0 8,2 74,6 7,2 0 ND 3 0 0 29 43,5 27,5 0 0 69,5 30,5 0 0 0 26,2 48,4 25,4 ND 4 0 0 31,4 48,0 20,6 0 8 85,7 6,3 0 0 7,8 29,4 42 20,7 ND 5 12,2 73,5 14,3 0 0 0 72,6 25,3 3,1 0 15,6 61,6 22,8 0 0 ND 6 0 0 57,2 42,8 0 0 2 62 36 0 0 0 32 48,4 19,6 ND 7 8 43 49 0 0 11,6 56,8 31,6 0 0 0 49 38,5 12,5 0 ND 8 0 7 59,2 33,8 0 0 12,7 46,4 40,9 0 5 26,8 47,3 20,9 0

Bảng 2.3. Tổng hợp đánh giá của lãnh đạo các cấp, cán bộ quản lý và GV ở Trung tâm HTCĐ về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VH dân

tộc ở Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa

Nội dung Rất tốt Tốt Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Nội dung 1 8 11,7 19 27,9 35 51,4 6 0 0 0 Nội dung 2 0 0 12 17,6 48 70,5 8 11,7 0 0 Nội dung 3 0 0 0 0 21 30,8 29 42,6 16 0 Nội dung 4 0 0 8 11,7 27 39,7 25 36,7 8 11,7 Nội dung 5 9 7,5 48 70,5 11 16,1 0 0 0 0 Nội dung 6 0 0 0 0 33 48,5 24 35,2 11 16,1 Nội dung 7 12 17,6 36 52,9 18 26,4 4 5,8 0 0 Nội dung 8 3 4,4 23 33,8 29 42,6 13 19,1 0 0

Qua bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy thực trạng của việc quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở các Trung tâm HTCĐ huyện Tủa Chùa như sau:

*) Về công tác tuyên truyền:

Hai bảng thống kê trên cho ta thấy công tác tuyên truyền vận động về giáo dục VH dân tộc được đánh giá tương đối cao. Lãnh đạo các cấp quản lý đánh giá mức tốt trở lên đạt 61%; bản thân các cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ đánh giá mức tốt trở lên đạt 50%; đội ngũ giáo viên và cộng tác viên có phần khắt khe hơn khi chỉ có 22% đánh giá đạt mức độ từ tốt trở lên. Công tác tuyên truyền được đánh giá cao phản ánh thực tế là nguồn báo và tạp chí nhà nước cấp không thu tiền cho các xã, bản theo các chuyên đề dân tộc thiểu số và miền núi là nguồn tài liệu quan trọng để các giám đốc Trung tâm HTCĐ xây dựng nội dung tuyên truyền. Đặc biệt Uỷ ban dân tộc từ năm 2008 đã xuất bản đặc san “Bản sắc dân tộc” tập trung nhiều bài viết về VH dân tộc thiểu số. Tuy vậy vẫn còn 12% lãnh đạo các cấp, 14,8% cán bộ quản lý Trung tâm HTCĐ và

1,8% GV và CTV đánh giá ở mức yếu. Điều này cho thấy việc lập kế hoạch tuyên truyền, chuẩn bị và biên soạn những nội dung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động lồng ghép trong tuyên truyền còn có những hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra biện pháp tuyên truyền phù hợp là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền cho người dân của cộng đồng về việc thực hiện hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*) Về công tác xây dựng kế hoạch:

Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc được đánh giá thực hiện chưa thật tốt. Lãnh đạo các cấp không có ai đánh giá việc lập kế hoạch đạt mức tốt trở lên, trong đó 26% cho rằng công tác này chỉ đạt ở mức yếu. Các nhà quản lý Trung tâm HTCĐ cùng tự nhận mình còn những hạn chế (47,5% cho rằng công tác lập kế hoạch ở mức trung bình trở xuống). Tổng hợp chung các ý kiến của các đối tượng được hỏi có 11,7% cho rằng công tác này còn ở mức yếu. Các số liệu này cho thấy sự hạn chế trong khả năng kế hoạch hoá của các giám đốc Trung tâm HTCĐ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ không cao vì lập kế hoạch là khởi điểm trong quá trình quản lý. Kế hoạch không toàn diện, không xác định rõ các nội dung cần thực hiện, không tính hết các điều kiện đảm bảo, không xác định rõ thời gian và các nguồn lực cần thiết sẽ khó có thể triển khai thành công. Vì vậy, nghiên cứu xác định biện pháp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục VH dân tộc là việc làm cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ.

*) Về biên soạn tài liệu và thiết kế các nội dung hoạt động:

Việc biên soạn tài liệu và thiết kế các nội dung hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ còn nhiều hạn chế. Có đến 42,6% số người được hỏi cho rằng việc biên soạn tài liệu ở mức yếu và 16 cho rằng ở mức kém. Việc thiết kế các hoạt động cũng được đánh giá thấp khi 48,4% đánh giá ở mức độ yếu và kém. Riêng đội ngũ GV và CTV có đánh giá khắt khe hơn

khi 73,8% cho rằng việc biên soạn tài liệu ở mức yếu và kém; 62,7% cho rằng việc thiết kế các hoạt động cũng ở mức yếu và kém. Kết quả này cho thấy GV và CTV là người tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục VH dân tộc nhưng nội dung tài liệu và việc thiết kế các hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu của họ.

Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của đội ngũ giám đốc, phó giám đốc các Trung tâm HTCĐ còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp. Các đồng chí phó giám đốc là hiệu trưởng các trường TH, THCS tuy có chuyên môn sâu về giáo dục nhưng kiến thức về VH dân tộc còn hạn chế. Mặt khác đội ngũ cán bộ vừa am hiểu về giáo dục vừa am hiểu về VH nhất là VH của dân tộc Thái, Mông trên địa bàn huyện không nhiều gây khó khăn trong việc tìm chuyên gia giúp các Trung tâm HTCĐ biên soạn tài liệu. Từ thực trạng và nguyên nhân trên đòi hỏi muốn tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ trên địa bàn huyện Tủa Chùa cần phải tìm ra biện pháp thiết kế nội dung và tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục VH của dân tộc Thái, Mông.

*) Về tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ hội:

Việc tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ hội như dịp tết nguyên đán, tết độc lập (2/9) của các Trung tâm HTCĐ được đánh giá tốt. Có đến 78% số người được hỏi đánh giá hoạt động này ở mức tốt trở lên, trong đó 85,7% lãnh đạo các cấp và 77,2% GV, CTV đánh giá ở mức tốt trở lên. Một trong những nguyên nhân là đặc thù của các dân tộc thiểu số: họ ưa ca hát nhảy múa, thích tham gia các hoạt động tập thể nên rất dễ tổ chức, dễ tập trung mọi người để triển khai các hoạt động nhân các dịp lễ hội, và khi đã tập trung thì họ tham gia rất nhiệt tình. Mặt khác bản thân các đồng chí giám đốc Trung tâm HTCĐ cũng là người dân tộc thiểu số nên họ cũng có nhu cầu và tích cực trong việc triển khai các hoạt động VH, văn nghệ, thể dục thể thao trong các dịp lễ hội.

*) Việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV, CTV:

được đánh giá cao. Chỉ có 48,5% số người được hỏi đánh giá nội dung này ở mức trung bình, còn 51,3% đánh giá ở mức yếu và kém. Riêng GV, CTV thì có đánh giá khắt khe hơn: 48,4% đánh giá ở mức yếu và 19,6% đánh giá ở mức kém. Thực tế cho thấy GV và CTV ít được bồi dưỡng chuyên đề về giáo dục VH dân tộc ngoài một số bài báo, một số đĩa hình từ chương trình mục tiêu VH, trong khi đó hơn ai hết GV và CTV có nhu cầu được trang bị sâu sắc những kiến thức này để họ có thể tự tin hướng dẫn học viên học tập và tham gia các hoạt động. Nhận thức đúng về thực trạng của nội dung này là cơ sở để đề ra những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV, CTV ở Trung tâm HTCĐ.

*) Về công tác phối hợp giữa các ban ngành:

Đánh giá về công tác phối hợp giữa các ban ngành, 32,2% số người được hỏi đánh giá ở mức trung bình trở xuống, trong đó GV, CTV đánh giá mức trung bình là 38,5% và đánh giá mức yếu là 12,5%. Trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng do chính quyền xã trực tiếp điều hành và quản lý, Trung tâm HTCĐ thực hiện nhiều nhiệm vụ kinh tế, chính trị, VH&XH của xã, liên quan đến nhiều ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn. Các cơ quan, tổ chức này là nơi cung cấp nguồn lực như GV, CTV và kinh phí cho các hoạt động của trung tâm. Nội dung hoạt động của trung tâm phụ thuộc phần lớn vào sự hỗ trợ, sự phối kết hợp giữa trung tâm và các cơ quan, tổ chức bên ngoài trung tâm. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện tổ chức tốt mối quan hệ phối kết hợp với các tổ chức ngoài trung tâm nhằm huy động các nguồn lực để phát triển trung tâm là một nội dung công việc quan trọng. Với kết quả khảo sát trên cho thấy sự cấp thiết phải tìm biện pháp để nâng cao khả năng phối hợp nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực cho hoạt động của các Trung tâm HTCĐ.

*) Về hoạt động kiểm tra, đánh giá:

Qua khảo sát, 97,3% lãnh đạo các cấp đánh giá công tác kiểm tra của Trung tâm HTCĐ đạt mức trung bình trở xuống (trong đó 33,8% đánh giá ở

mức yếu). Bản thân lãnh đạo các Trung tâm HTCĐ có 40,9% tự đánh giá ở mức yếu và 20,9% GV, CTV đánh giá nội dung này ở mức dưới trung bình. Thực tế cho thấy có Trung tâm HTCĐ thành lập đoàn kiểm tra hoạt động giáo dục VH dân tộc chưa phù hợp về thành phần, chuẩn đánh giá chưa thật chính xác và còn thiếu linh hoạt, việc thực hiện kế hoạch kiểm tra chưa tốt do việc bố trí sắp xếp các công việc của đoàn kiểm tra chưa khoa học dẫn tới sự trùng chéo. Từ thực trạng đó cho thấy sự cần thiết đề ra biện pháp nâng cao việc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 57)