Biện pháp 6: Coi trọng việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 84)

giáo dục văn hoá dân tộc khi thực hiện hoạt động GD VHDT cho những người liên quan

a. Mục tiêu biện pháp

Giám đốc Trung tâm HTCĐ tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ trên cơ sở nắm bắt thực trạng, phát hiện nhu cầu để có biện pháp quản lý phù hợp, hướng vào các kết quả cụ thể.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Kiểm tra là khâu đặc biệt trong quá trình quản lý, giúp người quản lý nắm chắc thực trạng, kiểm tra có tác dụng trực tiếp đến việc tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp quản lý hiệu quả. Đánh giá là xem lại kết quả thực hiện hoạt động của Trung tâm HTCĐ có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không. Đánh giá là sự thu thập và xử lý thông tin để quyết định về kết quả hoạt động của Trung tâm HTCĐ.

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ là kiểm tra đánh giá về các hoạt động GD VHDT , hướng vào các kết quả cụ thể của hoạt động giữ gìn thành tựu văn hoá vật chất và phi vật chất của các dân tộc thiểu số ở địa phương tại Trung tâm HTCĐ.

Để kiểm tra các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ hiệu quả, giám đốc Trung tâm HTCĐ cần quan tâm thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng thành phần tham gia kiểm tra: Lãnh đạo Trung tâm HTCĐ, đại diện Ban VH&XH xã, Ban tư pháp xã, Hội khuyến học xã, đại diện một số ban ngành đoàn thể.

- Xác định nội dung kiểm tra các hoạt động giáo dục VH dân tộc trong đó chú trọng kiểm tra các nội dung giữ gìn thành tựu của văn hoá tổ chức đời sống của các dân tộc thiểu số tại Trung tâm HTCĐ.

- Về thời gian kiểm tra: nên kiểm tra theo thời gian của năm hành chính bởi đây là giai đoạn các xã tổng kết toàn diện các mặt công tác trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Ngoài ra giám đốc Trung tâm HTCĐ có thể kiểm tra theo thời gian của năm học để bổ sung nắm thông tin phục vụ chỉ đạo chuyên môn của ngành GD&ĐT.

- Về phương pháp kiểm tra: Là hoạt động kiểm tra mang tính nội bộ nên không cần có nhiều thủ tục hành chính rườm rà mà tập trung kiểm tra rà soát lại các hoạt động giáo dục VH dân tộc, kiểm tra hệ thống hồ sơ lưu trữ trong đó tập trung kiểm tra các báo cáo.

Để đánh giá các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ hiệu quả, giám đốc Trung tâm HTCĐ cần quan tâm thực hiện các nội dung sau:

- Nghiên cứu các hướng dẫn của cấp trên để xác định chuẩn xếp loại trung tâm cụ thể, rõ ràng.

- Phân công các thành viên ban giám đốc theo dõi một số mặt công tác nhất định ở trung tâm và cụ thể hoá việc đánh giá cho từng tiêu chí bằng điểm số; xếp loại từng mặt và xếp loại chung theo bốn mức: tốt, khá, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu.

- Tiến hành kiểm tra chuyên đề trong năm và kiểm tra toàn diện vào cuối năm hành chính (tháng 12 hằng năm).

- Thống nhất đánh giá, xếp loại trung tâm trên tinh thần khách quan, công bằng.

Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá phong trào thi đua tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ cần tuyên dương, khen

thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến, những cá nhân có thành tích xuất sắc để nêu gương cho các đơn vị, cá nhân khác. Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc kích thích tinh thần, tạo ra động lực thi đua trong lao động, học tập,... giám đốc các trung tâm HTCĐ phải tích cực hoạt động, phải cải tiến quản lý để xây dựng tốt các phong trào thi đua. Thông qua các hoạt động đó, năng lực quản lý của giám đốc Trung tâm HTCĐ sẽ được nâng lên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 84)