Quản lý các thành tố của một hoạt động giáo dục VHDT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 32)

Muốn quản lý bất cứ cái gì trước hết phải thấu hiểu đối tượng quản lý a. Mục đích giáo dục VHDT: Mục đích giáo dục VH các dân tộc nhằm nâng

tộc cho học viên dân tộc thiểu số. Tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của toàn dân, sự đồng thuận của xã hội về công tác giáo dục giá trị VH các dân tộc. Giáo dục cho đồng bào các dân tộc hiểu được tầm quan trọng của các giá trị VH dân tộc, đặc biệt là với học sinh các dân tộc thiểu số.

b. Nội dung giáo dục VHDT: Khi mục đích giáo dục đã được xác định thì tiếp

theo, nội dung giáo dục là một trong những thành tố quan trọng vì nó trả lời cho câu hỏi ta giáo dục VHDT là GD cái gì . Nội dung giáo dục VH các dân tộc tập trung mở rộng và nâng cao thêm hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mở rộng tầm nhìn đối với xã hội và cộng đồng; biết trân trọng và giữ gìn, phát huy cái tốt, cái đẹp và biết loại trừ những hành vi thói quen xấu, phong tục tập quán lạc hậu. Từ đó, có định hướng nhận thức hiểu biết, giữ gìn giá trị VH dân tộc.

c. Phương pháp giáo dục VHDT: Khi mục đích và nội dung đã được đề ra một

cách chu đáo thì phương pháp giáo dục chính là con đường, là cách thức mà ta thực hiện những nội dung đã đề ra theo như mục đích ban đầu. Các biện pháp cơ bản cần thực hiện ngay trong các TTHTCĐ là: xây dựng chương trình giáo dục VHDT theo hướng lồng ghép, tích hợp với việc tổ chức các chuyên đề ngoại khoá nhằm hình thành và phát triển nhân cách VH cho học sinh; phát triển các kỹ năng tìm hiểu các giá trị VH của dân tộc mình, thẩm thấu các giá trị VH tốt đẹp của dân tộc khác.

d. Đối tượng giáo dục VHDT: Đối tượng giáo dục VHDT là một lực lượng

đông đảo trong cộng đồng xã hội có liên quan đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

e. Môi trường giáo dục VHDT: Chính là nơi sinh sống và hoạt động của các

đối tượng giáo dục. Vì đối tượng giáo dục được sinh ra và lớn lên ở nhiều môi trường khác nhau, không ai giống ai. Vì vậy, người giáo viên cần có sự linh hoạt và khả năng “đạo diễn” sao cho các em có thể hòa nhập cùng nhau trong môi trường mới. Muốn vậy, giáo dục VH dân tộc tại TTHTCĐ cần có một

môi trường phù hợp với mục đích và nội dung GD VHDT, cần khai thác những yếu tố tích cực của môi trường xã hội để tạo ra một môi trường giáo dục thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia. Đối với các nhà quản lý giáo dục, phải tạo ra các điều kiện để có được một môi trường có đủ các điều kiện tối thiểu, đồng thời tổ chức chỉ đạo các hoạt động làm tăng vai trò chủ thể của học sinh trong việc xây dựng môi trường văn hóa - giáo dục mang tính bản sắc văn hóa dân tộc.

g. Kết quả giáo dục VHDT: Đây là sản phẩm của những tác động giáo dục

theo từng giai đoạn và của cả quá trình giáo dục. Là mức độ đạt được mục tiêu GD VHDT đã xác định, là ý thức, thái độ đúng đắn đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc tốt đẹp của VHDT; là khả năng vận dụng các tri thức VHDT trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)