Các hoạt động giáo dục VH dân tộc ở Trung tâm HTCĐ có thể chia thành 4 nhóm hoạt động chính như sau:
- Hoạt động giáo dục giữ gìn các thành tựu thuộc văn minh vật chất: + Tiến hành điều tra, khảo sát, thống kê, quản lý, trùng tu các di tích
văn hoá trên địa bàn.
+ Sưu tầm, giữ gìn, nghiên cứu, giới thiệu các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ, công cụ sản xuất, hàng thổ cẩm, đồ gốm sứ của các dân tộc thiểu số; ngăn chặn việc thất thoát, hư hại các di vật, cổ vật quý của các dân tộc còn đang tiềm ẩn trong cộng đồng.
- Hoạt động giáo dục giữ gìn các thành tựu văn hoá của nhận thức: + Tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, lưu giữ các loại hình văn học, nghệ thuật dân gian của các dân tộc.
+ Tổ chức học tập các luật tục, quy ước của dân tộc thiểu số và quy định của pháp luật về giữ gìn VH dân tộc.
- Hoạt động giáo dục giữ gìn các thành tựu của văn hoá ứng xử:
+ Tổ chức các hoạt động duy trì phong tục tập quán lành mạnh của các dân tộc thiểu số.
+ Tổ chức các lớp học về các thang giá trị trong ứng xử với thiên nhiên và ứng xử với môi trường xã hội của các dân tộc thiểu số.
- Hoạt động giáo dục giữ gìn các thành tựu của văn hoá tổ chức đời sống: + Tổ chức các hoạt động nhân dịp lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số.
+ Điều tra, khảo sát, phân loại, bảo tồn văn hoá ẩm thực của các dân tộc thiểu số.
+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian. + Dạy học tiếng nói, chữ viết và nghề thủ công truyền thống của từng dân tộc cho thể hệ trẻ của các dân tộc thiểu số.
+ Tổ chức các lớp học về các thang giá trị trong cách tổ chức đời sống gia đình, cộng đồng, xã hội của các dân tộc thiểu số.