Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các hoạt giáo dục VH dân tộc của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 74)

Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc Thái, Mông

a. Mục tiêu biện pháp

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục văn hoá của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc nhằm phát huy thế mạnh của lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc tại địa phương góp phần giữ gìn VH dân tộc Thái, Mông tại chính cộng đồng dân cư.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt đặc biệt có tính VH, tập thể phản ánh tín ngưỡng và sinh hoạt của người dân trong lao động nông nghiệp, lao động các ngành nghề hoặc trong việc hình dung lại các sự kiện lịch sử. Lễ hội dân

gian của đồng bào các dân tộc thiểu số cho thấy những ước mơ, khát vọng, quan niệm của các dân tộc thiểu số về cuộc sống, về tình yêu của con người với con người, con người với thiên nhiên, những lý tưởng thẩm mỹ và quan niệm đạo đức của các dân tộc. Ví dụ, Lễ hội Gầu tào được coi là lễ hội tiêu biểu, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Mông; lễ hội Hoa ban của người Thái được coi là lễ hội tôn vinh nét nẹp của thiên nhiên bản địa.

Để tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc, giám đốc các Trung tâm HTCĐ cần thực hiện các nội dung sau:

- Xác định mục đích các hoạt động gắn với lễ hội và ngày truyền thống: Đây là dịp giáo dục truyền thống VH, ôn lại cội nguồn làng bản, dòng họ, gia đình; là dịp giới thiệu, thưởng thức những giá trị VH thông qua phong tục, trò diễn trong lễ hội; là dịp cộng đồng dân cư được vui chơi, giải trí lành mạnh, giao lưu tình cảm tăng thêm tình nghĩa tình đoàn kết; là dịp bảo tồn, phát huy BSVH dân tộc, đẩy lùi tiêu cực trong xã hội.

- Xác định yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục ở Trung tâm HTCĐ gắn với lễ hội và ngày truyền thống: Hoạt động phải chứa đựng nhiều thành tố giáo dục VH dân tộc và ý nghĩa nhân văn, hoạt động phải lành mạnh không nặng về mê tín, không quá cầu kỳ tốn kém, đảm bảo được yếu tố truyền thống và có yếu tố đổi mới phù hợp với thời đại ví dụ như tổ chức ném còn trong lễ hội Hoa ban của người Thái.

- Xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã về việc tổ chức các hoạt động giáo dục VH dân tộc tại Trung tâm HTCĐ gắn với các ngày lễ hội, ngày truyền thống của các dân tộc để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền cơ sở với hoạt động giáo dục VH của Trung tâm HTCĐ.

- Tổ chức khảo sát lựa chọn lễ hội và thời điểm phù hợp để lồng ghép các hoạt động của Trung tâm HTCĐ với các hoạt động của lễ hội, hoạt động của ngày truyền thống của các dân tộc. Ví dụ ở Trung tâm HTCĐ xã Tả Phìn là

xã có 100% dân tộc Mông thì nên tổ chức các hoạt động gắn với lễ hội Gầu Tào, lễ hội Lý Ma khô, lễ Giữ máu của người Mông, ngày truyền thống như ngày ăn tết độc lập 2/9... Trung tâm HTCĐ các xã Mường Báng, Mường Xá Nhè phần lớn là dân tộc Thái có thể gắn với lễ hội Hoa Ban, Xíp xí, lễ gội đầu... của dân tộc Thái.

- Thành lập Ban tổ chức các hoạt động giáo dục của Trung tâm HTCĐ gắn với ngày lễ hội. Ban tổ chức có lãnh đạo ban giám đốc trung tâm, các thành viên là trưởng các ban ngành đoàn thể của xã, GV, CTV của Trung tâm HTCĐ. Ban tổ chức cần có sự phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên để không bỏ sót công việc và thực hiện tốt mục tiêu Ban giám đốc Trung tâm HTCĐ đã đề ra.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về tổ chức các hoạt động của Trung tâm HTCĐ gắn liền với các ngày lễ hội, các ngày truyền thống của các dân tộc, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc tổ chức các hoạt động, thành phần tham gia, số lượng khách mời, thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức, nội dung các hoạt động, các điều kiện đảm bảo.

- Trong phần lễ của các lễ hội thường có thủ tục với người (lời chào, lời giới thiệu), thủ tục với thần linh (lời khấn), ý kiến của lãnh đạo địa phương (phát biểu với 2 tư cách: phó chủ tịch UBND xã phụ trách khối VH&XH và giám đốc Trung tâm HTCĐ), trong đó nhấn mạnh việc tổ chức lễ hội là một phần hoạt động giáo dục của Trung tâm HTCĐ để giáo dục VH dân tộc.

- Trong phần hội thường tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi mới, văn nghệ dân tộc (múa, hát, trình diễn các nhạc cụ dân tộc...), Trung tâm HTCĐ có thể kết hợp để tổ chức các hoạt động như giới thiệu về văn hoá các dân tộc, hoặc tổ chức cho học viên quan sát, ghi chép lại các trò chơi dân gian, trang phục của các dân tộc, lời hát giao duyên... để phục vụ mục đích học tập; đồng thời học viên cũng trực tiếp tham gia vào các hoạt động của lễ hội để hiểu sâu sắc hơn và hành động tham gia đó thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục VH dân tộc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc ở trung tâm học tập cộng đồng huyện tủa chùa tỉnh điện biên (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)