Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 132 - 146)

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

3.3.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước

Về tổng thể nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ khu vực nhà nước và nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước. Vốn đầu tư trong nước phát triển

KCHT giao thông đường bộ tỉnh Bắc Giang ngồi việc đầu tư xây dựng các

cơng trình trọng điểm quốc gia và khu vực, còn được đầu tư lồng ghép với

nguồn vốn tài trợ nước ngoài xây dựng các cơng trình đường bộ có quy mơ lớn dưới hình thức góp vốn đối ứng hoặc đầu tư vào một số hạng mục cơng trình cụ thể của dự án xây dựng đường bộ.

3.3.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư của khu vực nhà nước

Vốn đầu tư khu vực nhà nước chủ yếu là vốn đầu tư từ nguồn NSNN và TPCP.

™ Giải pháp huy động vốn trực tiếp từ NSNN

Đối với đặc thù kinh tế, xã hội của tỉnh, trước đây cũng như trong những

năm tới, vốn đầu tư của NSĐP cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, tìm giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi tiêu của NSĐP để dành vốn phân bổ cho đầu tư phát hệ thống GTĐB vẫn là giải pháp chủ đạo. Trong những năm tới, Bắc Giang cần nghiên cứu thực hiện các giải pháp sau đây đối với lĩnh vực NSĐP.

ƒ Kiện toàn phân cấp quản lý thu, chi NSĐP cho chính quyền cấp huyện

và cấp xã.

Mặc dù trong những năm qua, Bắc Giang đã vận dụng cơ chế phân cấp quản lý NS các cấp có kết quả đáng khích lệ, song như đã phân tích ở chương 2, cơ chế phân cấp quản lý NSNN vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, trong giai đoạn tới, Bắc Giang phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới công tác phân cấp quản lý NS của tỉnh theo hướng bảo đảm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đảm bảo khai thác các thế mạnh của từng huyện, từng địa phương nhằm tăng thu cho NSĐP. Cụ thể phân cấp quản lý NS cho chính quyền cấp huyện, cấp xã theo hướng:

- Phân cấp nguồn thu phải gắn chặt với thực tế, hiệu quả, cấp nào thực hiện tốt nhất thì giao cho cấp đó thực hiện, khơng nên cùng một nguồn thu có nhiều

cấp tham gia quản lý nhằm tránh tình trạng quản lý chồng chéo, kém hiệu quả, không rõ trách nhiệm. Để khai thác các tiềm năng kinh tế, đặc biệt nguồn vốn đầu tư của mỗi cấp chính quyền, phân cấp nguồn thu phải gắn với việc tổ chức thu và

tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu theo hướng cấp nào tổ chức thu thì điều tiết cho cấp ngân sách đó hưởng 100%. Cùng với việc giao nhiệm vụ thu cho các cấp chính quyền phải gắn sát với địa bàn có liên quan đến nhiều cấp tổ chức thu thì phân chia tỷ lệ phần trăm được hưởng cho các cấp tương ứng. Cách làm này có tác dụng gắn trách nhiệm và quyền lợi của các cấp chính quyền.

- Việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu và mức bổ sung cân đối phải ổn định ít nhất trịng vịng từ 3 đến 5 năm, có thể thời gian ổn định dài hơn tùy theo sự biến động tình hình kinh tế và cơ chế phân cấp quản lý hành chính, kinh tế, xã hội. Cách làm này nhằm khắc phục tình trạng co kéo mỗi khi thảo luận về dự toán ngân sách theo định kỳ và sẽ khắc phục cơ chế “xin cho” nẩy sinh tiêu cực trong quản lý NS.

Với hướng phân cấp quản lý thu chi ngân sách kể trên, trong thời gian tới việc phân cấp quản lý thu, chi ngân sách của Bắc Giang có thể nghiên cứu thực hiện các giải pháp sau đây:

+ Do đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lý kinh tế của Bắc Giang, về lâu dài

đặt vấn đề Bắc Giang tự cân đối ngân sách là tư tưởng chủ đạo một mặt nhằm

hạn chế tư tưởng ỷ lại, mặt khác phát vai trị tích cực năng nổ khai thác tiềm

năng thế mạnh của chính quyền địa phương, song trong vài năm trước mắt, Bắc Giang không thể tự cân đối ngân sách mà phải có sự bổ sung từ NSTW. Chính vì vậy, Bắc Giang phải có kế hoạch tốt trong việc sử dụng nguồn của NSTW trong

đầu tư xây dựng KCHT nói chung và KCHT giao thơng đường bộ nói riêng.

+ Khuyến khích cấp huyện, cấp xã tăng cường quản lý, khai thác triệt để nguồn thu từ đất, tài ngun, khống sản sẵn có ở địa phương dựa trên các chính sách, chế độ của Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.

+ Cho phép chính quyền cấp huyện được trực tiếp thu theo quy định và hưởng tỷ lệ (%) số thu trực tiếp vào các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, nhằm khuyến khích cấp huyện cùng với tỉnh tạo mơi trường đầu tư, tích cực cải cách thủ tục hành chính để thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài.

+ Nghiên cứu tăng tỷ lệ điều tiết các khoản thu từ đất đai cho chính quyền cấp huyện, cấp xã, nhằm khuyến khích các cấp chính quyền chủ động, tích cực

hơn trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ đất để đầu tư phát triển KCHT

giao thông đường bộ trên địa bàn.

- Đi đối với việc mở rộng phân cấp nguồn thu cho cấp huyện, cấp xã cần hết sức coi trọng công tác quản lý chi. Để làm tốt, công tác quản lý chi trước mắt cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

+ Rà soát lại tổ chức bộ máy, theo hướng giảm bớt đầu mối, tinh giảm

biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy, tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong mọi hoạt động của các cấp chính quyền, nhất là trong hoạt động quản lý đầu tư XDCB.

+ Nghiên cứu hoàn thiện và đổi mới cơ chế phân cấp quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của cấp huyện và cấp xã.

+ Hoàn thiện các chế độ, định mức chi tiêu của bộ máy hành chính cấp

huyện và cấp xã.

+ Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân sách các

cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và vai trò giám sát của HĐND các cấp.

ƒ Tăng cường khai thác và quản lý các khoản thu NSĐP có tính chất

thường xun

Mặc dù trong những năm qua công tác khai thác, quản lý các nguồn thu có tính chất thường xun của tỉnh Bắc Giang đạt được nhiều kết quả quan trọng,

song bước vào gai đoạn mới, công tác khai thác, quản lý các nguồn thu thường xuyên của tỉnh sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do tiến triển phục hồi kinh tế chậm chạp, nhu cầu chi tiêu lớn. Do đó, việc tăng cường khai thác quản lý tốt các khoản thu thường xuyên của tỉnh là hết sức bức thiết. Giải pháp chủ yếu có thể là:

- UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách hàng năm đảm bảo mức tăng tối thiểu 20%, xây dựng các giải pháp tổng thể để chỉ đạo thu ngân sách, trong đó cần tập trung các biện pháp như: Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chỉ thị, đề án về chống thất thu ngân sách, triển khai các biện pháp tăng cường quản lý, khai thác triệt để các nguồn thu, tăng thu ngân sách.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hành động của ngành

Thuế “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” đi vào thực chất. Thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế mới nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện mơi trường

đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế. Xây dựng kế hoạch thực hiện các “Tuần

lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”. Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế. Duy trì và thực hiện việc hỗ trợ người nộp thuế thơng qua các hình thức: điện thoại, trực tiếp và trả lời bằng văn bản, tạo ra tính đa dạng, phong phú các hình thức tun truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho người nộp thuế. Củng cố và nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử của ngành Thuế Bắc Giang.

- Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt việc kê khai thuế, đảm bảo 100% người nộp thuế nộp tờ khai đúng thời hạn, thường xuyên kiểm tra kịp thời uốn nắn những sai sót, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kê khai thuế. Tiếp tục triển khai giải quyết các thủ tục về đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế; thực hiện tốt việc nộp thuế qua các NHTM và mở rộng, khuyến khích các doanh nghiệp khai thuế qua mạng. Làm tốt công tác kế toán, thống kê thuế, phục vụ kịp thời tài liệu, số liệu cho việc khai thác thông tin, dữ liệu và điều hành cơng tác thuế của tồn Ngành.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong các năm. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiến hành kiểm tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại, phát hiện và xử lý các hành vi tội phạm về thuế. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tập trung kiểm tra những đơn vị phát sinh nhiều đơn thư khiếu tố. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, cơng chức Thuế trong q trình thực thi cơng vụ, chú trọng vào những khâu có rủi ro trong lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy

định của nhà nước; Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan trong

và kỷ luật cán bộ. Tổ chức tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, đảm bảo 100% đơn khiếu nại về thuế đều được giải quyết đúng quy định.

- Tổ chức kiểm soát, xử lý triệt để các khoản nợ đọng thuế, trình cấp có

thẩm quyền xử lý các vướng mắc về nợ thuế, triển khai các biện pháp thu hồi nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy trình. Phối hợp với Ngân hàng, KBNN, các tổ chức tín dụng, thực hiện trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế để thu thuế; công khai trên các

phương tiện thông tin đại chúng các đối tượng trốn thuế, chây ỳ, nợ đọng thuế. - Thực hiện có hiệu quả các nội dung liên quan của cơ quan Thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế về thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai

đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục thực hiện Đề án 30/CP về đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế đảm bảo thời hạn và

chất lượng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiến hành rà sốt các thủ tục hành

chính thuế cịn gây phiền hà cho người nộp thuế để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ

hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” nhằm tạo điều kiện và rút ngắn thời gian kê khai thuế cho người nộp thuế.

- Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa chuyên môn với các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, cơng khai hố các nội dung công việc theo quy định của ngành, tăng cường tiếp nhận các thơng tin,

đường dây nóng và có biện pháp kiểm tra, xem xét và xử lý kịp thời theo quy định. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu

quả công tác quản lý thuế.

ƒ Tăng cường khai thác có hiệu quả giá trị quỹ đất nhằm tập trung nguồn

lực tài chính từ đất vào NSĐP để cân đối thêm vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ

Đất đai là nguồn lực tài chính lớn, quan trọng, việc khai thác có hiệu quả

giá trị quỹ đất sẽ tạo ra nguồn lực tài chính để đầu tư KCHT giao thông ở mỗi

địa phương. Vì vậy trước hết phải triển khai lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất

khai các dự án đầu tư, có thể tiến hành bằng hai cách: Giao cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án hoặc nhà nước thực hiện, tuy nhiên, để giải tỏa mặt bằng, xây dựng KCHT cần một nguồn vốn lớn, NSĐP khơng có để phân bổ. Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách vay từ “Quỹ phát triển đất” hoặc từ “Quĩ đầu tư phát triển” của tỉnh, sau đó sẽ hồn trả bằng nguồn tiền sử dụng đất thu được của dự án. Riêng đối với diện tích đất là trụ sở làm việc, cơ sở kinh doanh chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết trên địa bàn huyện, thành phố cịn để lãng phí phải tiến hành rà sốt, đánh giá lại thực trạng để có kế hoạch sắp xếp hoặc thu hồi để tiến hành giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của

pháp luật nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong khai thác giá trị quỹ đất của địa phương góp phần cân đối thêm nguồn vốn cho NSĐP.

™ Giải pháp huy động nguồn vốn TPCP vay vốn ngân hàng phát triển Việt Nam hỗ trợ dân xây dựng GTNT

Vốn TPCP do Chính phủ phát hành huy động nguồn lực tài chính xây dựng các cơng trình KCHT và đầu tư vào một số lĩnh vực khác. Trong những năm tới với yêu cầu xây dựng KCHT và khả năng đáp ứng của các nguồn vốn khác có hạn, phát hành TPCP để huy động vốn đầu tư phát triển KCHT của đất nước vẫn được Chính phủ tiếp tục thực hiện. Một phần vốn TPCP huy động được sẽ phân bổ vào các cơng trình KCHT do Trung ương và địa phương quản

lý. Để có thể tranh thủ được nguồn vốn này cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm tới điều quan

trọng là phải lên được danh mục và nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng đường bộ để các Bộ, ngành Trung ương phân bổ vốn đầu tư từ TPCP. Nói cách khác Bắc Giang phải tiếp tục điều chỉnh Quy

hoạch giao thông đường bộ bảo đảm u cầu chất lượng và có tính khả thi cao (bám sát Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình KT-XH của địa phương). Trong quá trình điều chỉnh dự án phải

bám sát mục tiêu đầu tư của nguồn vốn TPCP. Mặt khác, khi dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ phê duyệt thì phải tổ chức giải ngân nguồn

vốn đó đúng tiến độ, khơng để tình trạng ứ đọng vốn gây lãng phí. Một thực tế trong những năm qua, nhiều địa phương khi được Chính phủ phê duyệt nguồn vốn TPCP, song khơng chuẩn bị tốt các điều kiện để giải ngân đúng tiến độ,

buộc Chính phủ phải chuyển nguồn vốn cho địa phương khác có chuẩn bị điều kiện tốt hơn để giải ngân đúng tiến độ. Trong những năm tới Bắc Giang nên coi

đây là một kinh nghiệm cần phải chuẩn bị các điều kiện giải ngân tốt khi Chính

phủ phân bổ nguồn vốn TPCP.

Mặt khác hiện nay, một trong những nguồn vốn quan trọng có thể huy động bổ sung thên vốn đầu tư xây dựng GTNT là nguồn vốn của Ngân hàng đầu tư phát triển. Theo quy định hiện hành nguồn vốn vay Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam do Trung ương phân bổ trên cơ sở đề nghị của địa phương. Chính vì vậy, để huy động được nguồn vốn này thì giải pháp cần được thực hiện là: Hàng năm

UBND tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh các danh

mục, dự án đầu tư phát triển GTNT cho thích hợp với chủ trương xây dựng nông

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 132 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)