2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
2.4.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác huy động vốn đầu tư
triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh Bắc giang giai đoạn 2001-2013
Bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua, công tác huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2001-2013 vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, cần sớm có giải pháp khắc phục, cụ thể:
Một là, cơng tác huy động vốn đã có nhiều cố gắng, song chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ giai đoạn 2001-2013. Chính vì vậy mà một số tuyến đường đã không được triển khai hoặc
chậm triển khai xây dựng theo kế hoạch, đặc biệt là hệ thống giao thơng đối
ngoại có vị trí cực kỳ quan trọng đối với quá trình phát triển bền vững của tỉnh, song không đủ vốn để triển khai, một số tuyến đường đã xuống cấp nghiêm
trọng nhưng khơng có vốn để duy tu, sửa chữa. Nhìn chung chất lượng đường
thấp không đáp ứng được chuẩn mực theo quy định, nhất là hệ thống GTNT đa phần là đường cấp phối.
Hai là, việc triển khai thực hiện phân cấp NSĐP còn nhiều bất cập. Nhiều
huyện, xã trong tỉnh chưa chủ động khai thác nguồn thu trên địa bàn mình quản lý nhằm tăng thu so với dự tốn được giao để có điều kiện tăng thêm vốn phân bổ cho đầu tư phát triển KCHT giao thơng đường bộ, nhất là GTNT. Điển hình là việc khai thác Quỹ đất có giá trị nhằm tập trung nguồn thu vào ngân sách để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ chưa được các
huyện, xã có lợi thế coi trọng.
Ba là, chưa có sự cân đối hợp lý giữa phân bổ vốn đầu tư KCHT GTĐB
và vốn cho việc bảo trì, duy tu, sửa chữa. Trong kế hoạch huy động vốn cịn
chưa có sự quan tâm giữa việc huy động vốn với vấn đề phân bổ vốn, giữa đầu tư xây dựng mới với bảo trì, duy tu, sửa chữa.
Theo đánh giá của Sở GTVT tỉnh Bắc Giang vốn dùng cho việc bảo trì,
duy tu, sửa chữa giai đoạn 2001-2013 mới đảm bảo chưa đầy 10% nhu cầu, vì
vậy cho đến nay nhiều tuyến đường huyện xuống cấp nghiêm trọng, song khơng có vốn để duy tu, sửa chữa.
Bốn là, mức độ huy động vốn từ các nguồn vốn ngoài NSNN ở trong nước còn hạn chế. Việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2013 vẫn chủ yếu là nguồn NSNN, Nếu tính cả số vốn TPCP thì vốn NSNN dùng cho đầu tư phát triển giai đoạn 2001-2013 chiếm tới 57,78% (3.821,188/6.612,950) tổng vốn huy động được.
Trong điều kiện quy mô NSĐP hạn hẹp, lại phải gánh vác nhiều nhiệm
vụ, hàng năm phải nhận trợ cấp trên 60% nhu cầu chi, nếu cứ duy trì tỷ lệ phân bổ của NSNN như giai đoạn 2001-2013 sẽ đưa đến nhiều hệ lụy cho quá trình
phát triển kinh tế khi mà nguồn thu NSĐP chưa có cơ hội gia tăng nhiều. Ngoài ra, mặc dù mức huy động vốn tiềm năng đã được chú ý, song vẫn ở mức thấp, nhất là vốn tiềm năng trong sử dụng đất đai, trong khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt đối với Bắc Giang là tài nguyên du lịch.
Năm là, kết quả huy động vốn ngồi nước cịn nhiều hạn chế. Vốn ODA
do Trung ương phân bổ đạt mức rất thấp chỉ bằng chưa đầy 5% tổng mức huy động các loại vốn, vốn FDI chưa có mặt tham gia vào đầu tư phát triển KCHT
giao thông đường bộ. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự thiếu vắng nguồn FDI đầu tư vào mạng lưới GTĐB tỉnh Bắc Giang thời gian qua. Về khách quan, các cơng trình giao thơng đường bộ là hàng hóa cơng cộng, mức đầu tư cao, khả năng thu hồi vốn chậm, thậm chí khơng có khả năng tu hồi, lợi nhuận trực tiếp tạo ra từ đầu tư vào các cơng trình GTĐB hạn chế. Các nhà
đầu tư FDI riêng lẻ không thể và không muốn bỏ vốn đầu tư.
Về chủ quan của nước nhận đầu tư, chính sách thu hút đầu tư chưa chú trọng quan tâm đến mối quan hệ lợi ích của nhà đầu tư, thể hiện trong các hợp
đồng đầu tư BOT, BTO, BT hoặc PPP; các thủ tục hành chính cịn rườm rà, làm
tốn thời gian, cơng sức của nhà đầu tư, đây là nguyên nhân chính làm nản lòng các nhà đầu tư FDI. Hơn nữa, chưa có chiến lược cũng như quy hoạch danh mục dự án xây dựng KCHT từ nguồn vốn vay ODA mang tính chất tồn diện lâu dài, các dự án được chấp nhận vay vốn thường là ngắn hạn.
Những hạn chế kể trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể: