Những đóng góp của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 85)

2.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

2.2.2. Những đóng góp của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Tuy cịn có những hạn chế, song nhìn chung, những kết qủa đạt được

trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới KCHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng cho q trình phát triển KT-XH, cụ thể:

- Thơng qua hệ thống giao thông đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua, đã góp phần cải thiện môi trường, thu hút đầu tư, làm tăng đáng kể khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất và được vận chuyển đến nơi tiêu thụ trên khắp các vùng trong tỉnh từ trung tâm tỉnh đến các huyện, xã thuộc vùng đồng bằng, trung du và miền núi của tỉnh; không những vậy, hệ thống giao thơng cịn là cấu nối cho sự vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân trong tỉnh với tỉnh bạn, mở ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Với sự đầu tư cả về số lượng và chất lượng của Đảng bộ, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của tồn dân, hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã góp phần

khơng nhỏ làm cho nền kinh tế của tỉnh hàng năm tăng lên đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất

và tinh thần của nhân được cải thiện đáng kể. Một số chỉ tiêu sau đây sẽ minh chứng cho điều đó:

+ Giai đoạn 2006-2013 tăng trưởng kinh tế bình quân 9.4%/ năm.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng, nếu năm 2005 nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 42,1%, tiếp đến là dịch vụ chiếm 34,6%, cuối cùng CN-XD chiếm 23,3%, đến năm 2010 thì ngược lại, cao nhất là dịch vụ chiếm 34,9%, tiếp đến là CN-XD 33, 8% (tăng 10,5% so với năm 2005) và cuối cùng là nông nghiệp chiếm 31,3% (giảm 10,8% so với năm 2005).

+ Năng suất lao động xã hội của tỉnh tăng lên 4 lần trong vông 9 năm từ năm 2005 đến năm 2013.

+ Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 21% năm trong giai

đoạn 2006-2013.

Đương nhiên những kết quả trên đây khơng phải hồn tồn do phát triển hệ thống giao thông mang lại, song dù sao sự phát triển hệ thống giao thông

đường bộ là một nhân tố tích cực góp phần quan trọng, bởi nó làm tăng khối

lượng lưu chuyển hàng hóa và giảm chi phí vận chuyển

Hệ thống hạ tầng giao thông, vận tải được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ vận tải. Khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng trung bình từ 4-5%/năm. Khối lượng luân chuyển hành khách năm 2013 đạt 1.064 triệu hành khách/km; khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 378 triệu tấn/km. Giá trị thu được từ vận tải, kho bãi và dịch vụ khác tăng tới trên 22,0% thời kỳ 2006-2013.

Hệ thống đường bộ bước đầu nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng đã tạo môi trường thuận lợi nhất định trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, giai đoạn 2006-2010 các dự án đầu tư nhóm A. B. C năm sau

đều tăng hơn năm trước. Cụ thể giai đoạn 2006-2010 tổng dự án triển khai địa bàn tỉnh là 3008 dự án, năm 2006 là 578 dự án, 2007 là 607 dự án, 2008

là 586 dự án, 2009 là 613 dự án năm 2010 là 622 dự án [5]. Khơng phải gia tăng các dự án đầu tư hồn tồn đều do có sự gia tăng các cơng trình giao

thông đường bộ mang lại, song dù sao không thể phủ định sự đóng góp tích cực của q trình phát triển hệ thống giao thơng đường bộ của tỉnh trong thời gian qua, bởi lẽ hệ thống GTĐB phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho

công tác vận tải hàng hóa, giảm chi phí lưu thơng- một trong yếu tố quan tâm của nhà đầu tư khi bỏ vốn đầu tư. Với sự phát triển hệ thống giao thông

đường bộ của tỉnh thời gian qua, giá trị của nhiều vùng đất trong tỉnh có

cơng trình đi qua đã tăng lên đáng kể, một mặt góp phần tăng thu cho ngân sách tỉnh đối với lĩnh vực đất đai, mặt khác góp phần tăng thêm thu nhập của người dân trong vùng.

Với hệ thống giao thơng đường bộ có bước cải thiện so với trước, hệ thống GTĐB tỉnh Bắc Giang đã có tác động tích cực trong việc tiếp cận, trao

đổi kinh nghiệm SXKD, khoa học kỹ thuật giữa các khu vực trong vùng,

giữa miền núi và miền xi. Vì vậy, hệ thống giao thơng đường bộ càng thuận lợi càng có tác dụng thu hẹp chênh lệch phát triển kinh tế giữa các vùng trong tỉnh. Bắc Giang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh so với các tỉnh trong khu vực.

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)