Nhu cầu vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 118 - 120)

3.1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KCHT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

3.1.2. Nhu cầu vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Thứ nhất, về nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng mới và nâng cấp

Theo Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/3/2012 của UBND tỉnh, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông giai đoạn 2014 - 2030 khoảng 44.124 tỷ đồng bao gồm vốn đầu tư đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường GTNT (xây dưng nâng cấp và bảo trì), trong đó giai đoạn 2014- 2020 là 20.899 tỷ đồng; giai đoạn 2021- 2030 là 23.225 tỷ đồng.

Xác định đến năm 2015, tỉnh sẽ ưu tiên huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các tuyến ĐT.293 và các tuyến nhánh vào Tây Yên Tử, chùa Vĩnh

Nghiêm; ĐT.295 (toàn tuyến và xây dựng cầu Đông Xuyên); ĐT295B; Đường nối từ ĐT398 đi QL18, các tuyến QL1A, QL31, QL37... với tổng số vốn là

6.253 tỷ đồng.

Thứ hai, về nhu cầu vốn bảo trì đường bộ

Vốn bảo trì cho đường quốc lộ và đường tỉnh do NSTW và Ngân sách tỉnh cấp, cịn đối với đường huyện và GTNT, bảo trì chủ yếu mang tính chất

khẩn cấp mà khơng mang tích chất ổn định liên tục; nguồn vốn dành cho bảo trì

đường GTNT từ cấp xã trở xuống chủ yếu từ nhân dân đóng góp. Nguồn kinh

phí cho bảo trì đường GTNT được tính phân bổ theo cơ chế vốn đầu tư trong Đề án phát triển GTNT.

Các nguồn vốn đầu tư phát triển vận tải, xây dựng CSHT bến, bãi, phát triển công nghiệp GTVT do cơ quan quản lý tự bố trí kinh phí hoặc sử dụng các nguồn vốn xã hội hoá.

Cũng theo Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang, trong giai đoạn 2014-2020 toàn tỉnh cần 634 tỷ đồng phục vụ cơng tác bảo trì đường bộ; và giai

đoạn 2021-2030 là 1.007 tỷ đồng.

Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và bảo trì cơng trình đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đơn vị tính: tỷ đồng Giai đoạn TT Cơng trình 2014-2020 2021-2030 Tổng vốn đầu tư A Cao tốc, Quốc lộ 7.720 9.709 17.429

I Đầu tư xây dựng, nâng cấp 7.493 : 9.365 16.858

II Bảo trì 227 344 571

B Đường tỉnh 10.190 10.059 20.249

I Đầu tư xây dựng, nâng cấp 9.902 : 9.646 19.548

II Bảo trì 288 413 701

D Đường GTNT (XD) 2.989 3.457 6.446

I Xây dựng 2.870 3.207 6.077

II Bảo trì 119 250 369

Cộng vốn 20.899 23.225 44.124

Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Thứ ba, về cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông

đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2020 và 2021-2030

Nguồn vốn (tỷ lệ %) TT Tuyến đường Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) NSNN TPCP ODA; JICA, BOT, PPP I. Giai đoạn 2014-2020 1 Cao tốc, quốc lộ 7.720 11,61 % 10,59% 77,80% 2 Tỉnh lộ 10.190 25,11% 61,04% 13,85% 3 GTNT 2.989

II. Giai đoạn 2021-2030

1 Cao tốc, quốc lộ 9.709 14,58% 53,39% 32,03 2 Tỉnh lộ 10.059 33,33% 37,12% 39,55% 3 GTNT 3.457

Nhìn vào bảng 3.2 cho thấy cả hai giai đoạn, việc huy động vốn cho

đường cao tốc, quốc lộ, cũng như tỉnh lộ chủ yếu vẫn trông cậy vào nguồn ODA,

JICA, BOT, PPP.. Với đường cao tốc, quốc lộ giai đoạn 2014-2020 chiếm tới

77,80 % tổng số vốn cần đầu tư mới và bảo trì; giai đoạn 2021-2030 tuy có giảm so với giai đoạn trước song vẫn chiếm tới 32,03 % (hiện nay Bắc Giang đang triển khai dự án cơng trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Bắc Giang, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 4 làn xe cơ

giới, với tổng vốn đầu tư trên 3,6 nghìn tỷ đồng và được triển khai theo hình

thức BOT). Với tỉnh lộ cũng vậy, vẫn trông chờ vào nguồn ODA,JICA, BOT và PPP. Do đó từ đây đến năm 2030, Bắc Giang phải chú trọng đến nhiều chính

sách giải pháp để thu hút được nguồn vốn bên ngồi, nhất là nguồn ODA, để có thể hồn thành được Quy hoạch phát triển GTĐB đã được Chính phủ phê duyệt.

Một phần của tài liệu Huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)