Do vậy GDLĐ, giáo dục KTTH, GDHN tuy không đồng nhất với nhau nhưng đều có chung mục tiêu là đào tạo con người mới không những sẵn sàng lao động mà cịn có khoa học và đạt kết quả cao. Và mối quan hệ này được biểu đạt bằng sơ đồ 1.8. Chính vì vậy GDHN phải tiến hành trên tinh thần giáo dục toàn diện, GDLĐ và KTTH.
1.3.7.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong GDHN
Ngun tắc này địi hỏi q trình GDHN phải được tiến hành sao cho quá trình tiếp thu các tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của các ngành nghề khác nhau của học sinh, phải diễn ra nghiêm ngặt, phù hợp với các ngành nghề khác nhau, phù hợp với logic khoa học của lĩnh vực nghề nghiệp tương ứng, cũng như phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và nhận thức của học sinh.
Nguyên tắc này đòi hỏi GDHN trong trường phổ thông phải tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau và phải huy động được sự tham gia đóng góp của nhiều lực lượng như: Gia đình, nhà trường và xã hội.
Trên cơ sở của nguyên tắc này, quá trình lĩnh hội tri thức về nghề nghiệp của học sinh mới diễn ra một cách có ý thức, học sinh mới có khả năng vận dụng linh hoạt, có hiệu quả các tri thức đã học vào quá trình lao động thực tiễn.
1.3.7.4.Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của q trình GDHN
Đảm bảo thực tiễn là nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong GDHN. Mục đích cao nhất và cuối cùng của toàn bộ hệ thống giáo dục là đảm bảo cho giáo dục phục vụ
GDLĐ GDHN GD KTTH Đào tạo con ngƣời lao động mới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 28 tốt nhất các yêu cầu của thực tiễn và trở thành động lực cơ bản thúc đẩy thực tiễn phát triển. Trong quá trình GDHN, nếu đảm bảo tính thực tiễn sẽ làm tăng khả năng ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, giúp học sinh có khả năng sáng tạo, thích nghi nhanh chóng hơn với đời sống xã hội đầy sự thay đổi như ngày nay.
Để nâng cao hiệu quả của GDHN trong giai đoạn hiện nay, ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc trên của GDHN, ta còn phải quán triệt các yêu cầu sau đây:
- GDHN góp phần điều chỉnh việc chọn nghề cho thanh thiếu niên theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế: GDHN phải thơng tin chính xác về u cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thế hệ trẻ có cơ sở cân nhắc hướng chọn nghề của mình.
- GDHN phải tác động giáo dục ý thức chính trị và lý tưởng nghề nghiệp: GDHN cần phân tích cho học sinh thấy rằng trong lao động nghề nghiệp sắp tới, các em phải thật sự coi trọng việc vươn lên nắm lấy những công nghệ cao, bởi các công nghệ lạc hậu sẽ làm tăng kinh phí đầu vào, từ đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm sẽ thấp. Ngoài ra cũng cần cho học sinh thấy phải nâng cao năng lực quản lý sản xuất, năng lực tiếp thị và năng lực sáng tạo, vì đó chính là những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của cơ sở sản xuất, của doanh nghiệp.
- GDHN gắn với làm chủ công nghệ mới: Thông qua GDHN, cho học sinh thấy được sự sống còn của nghề nghiệp phải gắn chặt việc đổi mới công nghệ với việc làm chủ tri thức hiện đại, làm chủ nhiều lượng thơng tin, điều đó dẫn tới phải học tập và đào tạo suốt đời.
- GDHN chuẩn bị con người năng động thích ứng với thị trường: Với việc chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường, GDHN phải cho học sinh thấy rằng thiếu năng lực sáng tạo sẽ không đảm bảo được sức cạnh tranh trên thị trường nhất là trong giai đoạn Việt Nam đã là thành viên của WTO. Người lao động phải tăng tính thích ứng của mình với những thay đổi lớn lao của thị trường lao động và phải có năng lực để dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp.
1.4. Ngƣời hiệu trƣởng với việc quản lý hoạt động GDHN trong trƣờng phổ thông
1.4.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong trường phổ thông
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định cụ thể trong Luật Giáo dục năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và Điều lệ trường trung học cơ sở,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 29 trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học kèm theo Thông tư số 12/2011/TT – BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Điều 54 Luật Giáo dục quy định:
“Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học”.[31]
Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học kèm theo Thông tư số 12/2011/TT – BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
a, Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
b, Thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường được quy định tại khoản 2 điều 20 của Điều lệ này;
c, Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;
d, Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; thực hiện công tác khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;
đ, Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận hồn thành chương trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của nhà trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT;
e, Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
g, Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà trường đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.
h, Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;
i, Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản 1 điều này ”.[9]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 30 Như vậy, để quản lý tốt hoạt động GDHN trong nhà trường, Hiệu trưởng cần phải nắm vững và vận dụng tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình đã được quy định trong Luật Giáo dục và Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học. Hiệu trưởng là người quản lý toàn diện nhà trường và chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT. Trong hoạt động quản lý nhà trường thì GDHN là một trong những hoạt động cơ bản và đã được quy định cụ thể theo các tiêu chí nêu trên.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng trong trường phổ thông
Nội dung quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng trường THPT bao gồm:
1.4.2.1. Quản lý tư tưởng nhận thức, công tác tuyên truyền về ý nghĩa GDHN
Nhận thức có vai trị hết sức quan trọng trong q trình tổ chức thực hiện một cơng việc, nội dung nào đó, nếu nhận thức đúng sẽ có hành động đúng. Để thực hiện tốt cơng tác quản lý GDHN thì người Hiệu trưởng cần phải thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về vai trị ý nghĩa của cơng tác GDHN đến tất cả các đối tượng khách thể, đội ngũ lãnh đạo. Kết quả chưa cao trong công tác GDHN hiện nay cũng bởi từ vấn đề nhận thức. Do vậy thông tin tuyên truyền tác động lên nhận thức sẽ tạo tiền đề để thực hiện các nội dung khác của GDHN được thực hiện tốt hơn.
1.4.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, chương trình hoạt động GDHN
Chương trình GDHN được quy định cụ thể từng tiết học, chủ đề GDHN. Hiệu trưởng có nghĩa vụ quản lý giáo viên, học sinh thực hiện đúng phân phối chương trình đã quy định. Nội dung quản lý chương trình GDHN là các giờ lên lớp của giáo viên, thông qua sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài, giáo án của giáo viên, kế hoạch, tiến trình giảng dạy của giáo viên.
Về chương trình GDHN ở bậc THPT được chia cụ thể là mỗi khối, lớp có 27 tiết học với 9 chủ đề được tiến hành rải đều trong 9 tháng của năm học. Mỗi chủ đề được tiến hành trong 3 tiết (1 buổi học); riêng khối 11 có 8 chủ đề tiến hành trong 27 tiết, chủ đề thứ 8 tiến hành 6 tiết (2 buổi);
Về phương pháp hoạt động GDHN thì khi giới thiệu về một nghề hay nhóm nghề, giáo viên không tham vọng đi sâu vào ngành nghề mà chỉ giới thiệu sơ lược về đối tượng, nội dung trong công việc, công cụ, điều kiện lao động, những chống chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 31 định y học đối với người lao động. Từ đó giúp học sinh lập ra bản mơ tả nghề mà mình chọn. Mặt khác, khi giới thiệu về các trường đào tạo nghề, giáo viên chỉ nên giới thiệu chỉ dẫn nguồn thơng tin về các trường để các em tự tìm hiểu. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần dùng nhiều nguồn tư liệu, tranh ảnh mô tả nghề nghiệp để gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tự phát triển ra các nghề. GDHN với tư cách là buổi hoạt động tập thể, trong đó sự hướng dẫn của giáo viên, tạo cho học sinh đóng vai trị chủ động trao đổi, phát hiện thế giới nghề thơng qua các hình thức sân khấu hóa. Đối với một số chủ đề cuả lớp 11 và 12, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tham quan một số trường đại học, cao đẳng, trung cấp đóng trên địa phương, tổ chức giao lưu với các trường để các em có điều kiện tìm hiểu sâu hơn. Một số chủ đề về ngành nghề, giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan các đơn vị sản xuất, nhà máy, xí nghiệp theo ngành nghề, mời các chuyên gia về ngành nghề đến giao lưu, trao đổi với các em học sinh vừa gây hứng thú, vừa tạo được thông tin chất lượng sâu về nghề.
1.4.2.3. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDHN
Trong các chức năng của quản lý thì chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện là chức năng cơ bản. Do vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ của người Hiệu trưởng trong công tác GDHN, Hiệu trưởng là người có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nội dung, chương trình mà kế hoạch đã đặt ra. Trong tổ chức, chỉ đạo cần có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa những người quản lý với người thực hiện công tác GDHN, đây chính là giai đoạn tạo nên hiệu quả của GDHN.
1.4.2.4. Quản lý các hình thức GDHN trong nhà trường
Để hoạt động GDHN ở trường THPT đạt hiệu quả, ta phải quản lý tốt các hình thức hướng nghiệp. Cụ thể là: Hướng nghiệp qua các bộ phận văn hóa, qua GDLĐ, dạy nghề phổ thơng, qua hoạt động ngoại khóa,…. Như vậy qua các hình thức hướng nghiệp khác nhau, sự phát triển về năng khiếu và sự phân hóa năng lực sẽ diễn ra rất mạnh. Vì qua các hình thức hướng nghiệp khác nhau, học sinh sẽ được cọ sát với nghề nghiệp, hiểu rõ nghề nghiệp.
1.4.2.5. Quản lý cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN
Đối với bất cứ một hoạt động giáo dục nào thì trang thiết bị, cơ sở vật chất là một trong những thành tố quan trọng nhất để tạo sự thành cơng của chất lượng giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 32 dục. Trong hoạt động GDHN cũng khơng nằm ngồi quy tắc ấy, muốn hoạt động GDHN hiệu quả, chất lượng thì việc xây dựng trang thiết bị là cơ bản, tránh tình trạng học chay, đọc chép. Hiệu trưởng cần quản lý tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất như phòng học, tranh ảnh, modum về nghề, trang âm phục vụ cho các buổi giao lưu… Để trang thiết bị, cơ sở vật chất luôn đáp ứng được yêu cầu giáo dục, Hiệu trưởng cần phân cơng cụ thể để bộ phận thí nghiệm, thư viện có trách nhiệm quản lý, bảo quản tránh làm hư hỏng, mất trang thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm.
1.4.2.6. Quản lý các nguồn lực tham gia và xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Nói đến quản lý các nguồn lực, chúng ta khơng thể khơng nói đến việc quản lý nguồn nhân lực tham gia vào quá trình giáo dục. Lực lượng quan trọng nhất là quản lý đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhân viên phục vụ. Ngồi ra cịn các lực lượng xã hội khác tham gia vào quá trình GDHN như Đồn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) và các chuyên gia được mời tham gia GDHN…
Nhà trường phải chủ động phối hợp với Ban đại diện CMHS, các tổ chức và cá nhân nhằm:
- Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
1.4.2.7. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả của GDHN
Công tác kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng của quản lý. Hiệu trưởng muốn biết hiệu quả trong việc thực hiện các nội dung, kế hoạch, tiến độ thực hiện các kế hoạch đó thì phải thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá. Trong quản lý GDHN, người Hiệu trưởng phải kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung, phương pháp thực hiện GDHN của khách thể quản lý, kiểm tra cơ sở vật chất để từ đó điều chỉnh các kế hoạch của Hiệu trưởng hay có các quyết định kịp thời tác động lên các đối tượng quản lý.
1.5. Quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trƣờng thpt theo yêu cầu đổi mới giáo dục
Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 thì yêu cầu đổi mới giáo dục đã xác định rõ " ... Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 33 hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt" và "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước”…
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.” …