Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GDHNở trường THPT Bãi Cháy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 68)

ở trƣờng THPT Bãi Cháy

TT Nội dung

Giáo viên Học sinh

T 4đ K 3đ TB 2đ Y 1đ Điểm TB T 4đ K 3đ TB 2đ Y 1đ Điểm TB

1 Cung cấp thông tin về

thế giới nghề nghiệp 27 15 8 1 3,33 94 51 36 15 3,13

2

Cung cấp thông tin về các trường ĐH, CĐ, TCCN

31 11 8 1 3,42 118 44 32 2 3,42

3 Cung cấp thông tin về

các trường dạy nghề 17 19 11 4 2,96 83 46 46 21 2,88 4 Giúp học sinh tìm hiểu

bản thân 18 23 8 2 3,18 71 61 44 20 2,94

5

Cung cấp thông tin về định hướng phát triển KT-XH

8 19 17 7 2,55 60 43 48 45 2,60

6 Cung cấp thông tin về

thị trường lao động 9 16 18 8 2,51 68 42 41 45 2,68 7 Tư vấn nghề 13 22 9 7 2,80 107 35 32 22 3,16

8

Cung cấp thông tin về những trường hợp những người không học ĐH vẫn thành đạt

17 22 7 5 3,00 31 55 40 70 2,24

Qua kết quả cho ta thấy phương pháp tổ chức GDHN chưa phù hợp với mục tiêu của GDHN. Việc tổ chức đơn điệu, giáo viên chủ yếu là “đọc” học sinh “nghe - chép bài” và cũng chỉ dừng ở mức độ cung cấp thông tin mà trong sách hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh cả ba khối lớp. Riêng đối với lớp 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 59 thì được tổ chức thêm vài buổi “giao lưu” với các trường ĐH, CĐ dân lập, tư thục đi quảng cáo chiêu sinh hoặc một số trung tâm du học. Hạn chế của hoạt động trên là chưa phát huy được các lực lượng tham gia hướng nghiệp, học sinh còn mơ hồ về các ngành nghề. Phương pháp tổ chức như trên cũng chỉ mang nặng tính giáo điều, chưa thật sự khắc sâu giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc hơn về nghề nghiệp mình đang dự định lựa chọn.

2.2.3. Thực trạng về tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDHN ở trường THPT Bãi Cháy

Trong q trình thực hiện nhiệm vụ tại trường, chúng tơi quan sát và nhận thấy thực trạng về tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDHN là sau khi lập kế hoạch chung năm học, Hiệu trưởng thường giao cho giáo viên lịch giảng dạy GDHN, bố trí phịng học và kiểm tra thấy có giáo viên lên lớp là được, chưa quan tâm xem giáo viên lên lớp bằng phương pháp nào, tổ chức ra sao. Tháng 3 hàng năm trước khi làm hồ sơ thi ĐH, CĐ thì Nhà trường phối hợp với Đồn thanh niên tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp hoặc có trường ĐH nào đến “xin tư vấn hướng nghiệp” thì tổ chức cho lớp 12 vài buổi mà chủ yếu là giới thiệu về các khoa, ngành của trường đó. Trong số các trường ĐH đến thì 100% là trường dân lập, tư thục nên số ngành ít, họ khơng quan tâm đến hướng nghiệp mà thực chất là quảng cáo để tuyển sinh. Như vậy, hoạt động tổ chức chỉ đạo của Hiệu trưởng chưa được chú ý đúng mức, chưa có sự liên kết giữa các q trình hướng nghiệp. Việc tổ chức học nghề lỏng lẻo, chủ yếu là lấy điểm cộng tốt nghiệp. Đặc thù của các trường THPT hiện nay là ít GDLĐ, trường THPT Bãi Cháy tổ chức cho học sinh vệ sinh sân trường, đường vào trường, đằng sau các khu phòng học, phòng chức năng, nhà đa năng…vào các dịp đầu năm học, kết thúc mỗi kì học. Như vậy việc quản lý HĐ GDHN của Hiệu trưởng cịn bị bỏ ngỏ, cơng tác tổ chức, chỉ đạo GDHN chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa có sự đồng bộ trong quản lý.

2.2.4. Thực trạng về quản lý các hình thức GDHN trong nhà trường

Để làm tốt hoạt động GDHN ở trường THPT đạt hiệu quả, ta phải làm tốt các hình thức hướng nghiệp: Hướng nghiệp qua các bộ phận văn hóa, qua GDLĐ-dạy nghề, qua hoạt động ngoại khóa, …. Như ta đã biết qua các hoạt động ngoại khóa (HĐNK) khác nhau, sự phát triển về năng khiếu và sự phân hóa năng lực sẽ diễn ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 60 rất mạnh. Vì qua HĐNK các em sẽ được cọ sát với nghề nghiệp, hiểu rõ nghề nghiệp như vậy sẽ gây hứng thú nghề nghiệp. Nhưng đối với các HĐNK ở trường THPT Bãi Cháy mới chỉ chú ý tới tư vấn cho học sinh thi vào một ngành nghề nào đó ở trường ĐH, CĐ chưa chú ý đến việc định hướng cho học sinh thi vào trường nghề hoặc TCCN. Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 còn cho ta thấy vấn đề tổ chức cho học sinh đi tham quan ở các trường TCCN, trường nghề và tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, các làng nghề có trong địa bàn chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình, thậm chí có lớp học GDHN cịn chưa làm được điều này. Đối với việc dạy nghề phổ thơng cho học sinh thì khơng ngồi mục tiêu các em sẽ được cộng điểm thi tốt nghiệp. Điều này chứng tỏ nhận thức của giáo viên và học sinh về hình thức GDHN này chưa đúng và cũng nói lên sự hạn chế của q trình quản lý.

Để tìm hiểu rõ hơn về cơng tác quản lý các hình thức GDHN của Hiệu trưởng trường THPT Bãi Cháy chúng tôi đã gửi các phiếu hỏi đến 51 giáo viên, 67 học sinh và 67 phụ huynh học sinh trường THPT Bãi Cháy (tổng số 185 phiếu). Kết quả cụ thể như bảng 2.13 dưới đây.

Bảng 2.13. Đánh giá về quản lý các hình thức GDHN trong nhà trƣờng

TT Hình thức tổ chức T K TB Y Chƣa t/c1đ Điểm TB

1 Tư vấn hướng nghiệp s. lượng 79 65 21 11 9 4,05 Tỉ lệ % 42,7 35,13 11.35 5,94 4,86 2 Tổ chức tham quan các trường ĐH, CĐ s. lượng 47 36 17 61 24 3,11 Tỉ lệ % 25,4 19,46 9,19 32,98 12,97 3 Tổ chức tham quan các trường TCCN và dạy nghề s. lượng 16 33 26 77 33 2,58 Tỉ lệ % 8,65 17,84 14,05 41,62 17,84 4 Tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề s. lượng 11 18 22 83 51 2,22 Tỉ lệ % 5,95 9,73 11,89 44,87 27,57 5 Tổ chức thi tìm hiểu nghề thơng qua dạy GDHN

s. lượng 25 37 66 31 26 3,02 Tỉ lệ % 13,51 20 35,68 16,76 14,05 6 Tổ chức các buổi GDLĐ s. lượng 97 22 56 10 0 4,11 Tỉ lệ % 52,43 11,89 30,27 5,4 0 7 Lồng ghép GDHN vào các mơn văn hóa

s. lượng 41 39 79 13 13

3,44 Tỉ lệ % 22,16 21,08 42,7 7,03 7,03

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 61 (Nội dung phiếu hỏi ở phần phụ lục)

Cách tính điểm để nhận xét: Tùy theo mỗi câu chúng tôi cho điểm từ 1đến 3 hoặc từ 1 đến 5. Sau đó tính điểm trung bình (TB), điểm TB sẽ rơi vào khoảng từ 1 đến 3 hoặc từ 1 đến 5.

Như vậy ở nội dung này, Đánh giá về quản lý các hình thức GDHN trong nhà trường ở mức độ khá.

2.2.5. Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN

Để tìm hiểu về thực trạng về quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN, chúng tôi đã gửi 196 phiếu hỏi cho giáo viên và học sinh theo nội dung dưới đây, số phiếu thu về 196 phiếu ( trong đó có 51 giáo viên và 145 học sinh). Kết quả như bảng 2.14 dưới đây.

Bảng 2.14. Đánh giá về quản lý cơ sở vật chất

TT Nội dung T K TB Y Điểm TB

1 Tạo nguồn kinh phí cho GDHN 10 89 54 43 2,34

2

Chuẩn bị CSVC và các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho GDHN như:

- Sách tham khảo về GDHN 33 90 48 25 2,67

- Sách, băng hình phục vụ cho GDHN 38 79 47 27 2,67

- Máy chiếu, thiết bị phục vụ cho giờ dạy GDHN, dạy nghề PT, dạy kỹ thuật công nghệ, tổ chức các buổi SHHN

31 85 46 34 2,58

- Các trắc nghiệm dùng để tư vấn hướng

nghiệp 21 38 73 64 2,08

3

Các tài liệu sách báo cung cấp thông tin về nghề nghiệp, về các trường ĐH, CĐ, TCCN, và trường dạy nghề cho học sinh

46 107 32 11 2,96

Qua sử lý kết quả thu được chúng tôi thấy Hiệu trưởng trường THPT chưa quan tâm đúng mức đến việc tăng cường cơ sở vật chất cho GDHN. Các số liệu ở bảng số 2.14 cho ta thấy việc đầu tư cho sách tham khảo, băng hình, trang thiết bị, các trắc nghiệm dành cho cơng tác tư vấn cũng chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Giáo viên làm cơng tác GDHN ở trường THPT Bãi Cháy chỉ là kiêm nhiệm, tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 62 tưởng lại chưa thơng hơn nữa trường đóng trên địa bàn chưa có trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp để hậu thuẫn thì chắc chắn khơng thể làm tốt được nhiệm vụ GDHN trong trường phổ thông.

Sở dĩ sự chuẩn bị về tài liệu sách báo cung cấp thông tin về nghề nghiệp, về các trường ĐH, CĐ, TCCN và trường dạy nghề cho học sinh được đánh giá là khá vì như đã nói ở trên: trường THPT Bãi Cháy thường xuyên được các trường ĐH, CĐ, TCCN gửi đến các tờ rơi giới thiệu về trường của họ. Muốn tăng cường CSVC thì vấn đề kinh phí là cốt lõi nhưng theo kết quả điều tra thì việc tạo nguồn kinh phí cho GDHN lại được đánh giá ở mức độ yếu, điểm TB chỉ có 2,34.

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng giáo viên và học sinh về nơi có thể tìm thấy tài liệu hoạt động GDHN trong trường THPT Bãi Cháy, chúng tôi đã gửi các phiếu hỏi đến 51 giáo viên và 145 học sinh. Kết quả thu về như sau:

Giáo viên có thể tìm thấy tài liệu hoạt động GDHNở thư viện là 11/51 ý kiến, ở góc hướng nghiệp là 9/51 ý kiến, trên mạng internet là 22/51 ý kiến, trên phương tiện thông tin đại chúng là 16/51 ý kiến.

Học sinh có thể tìm thấy tài liệu hoạt động GDHNở thư viện là 19/145 ý kiến, ở góc hướng nghiệp là 15/145 ý kiến, trên mạng internet là 66/145 ý kiến, trên phương tiện thông tin đại chúng là 44/145 ý kiến.

Kết quả trên được thể hiện ở biểu đồ 2.2 dưới đây: .

21.57 17.65 43.14 31.37 13.1 10.34 45.52 30.34 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Giáo viên Học sinh

Thư viện

Góc hướng nghiệp Mạng Internet Thơng tin đại chúng

Biểu đồ 2.2. Thống kê ý kiến giáo viên và học sinh về nơi có thể tìm thấy tài liệu hoạt động GDHN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 63 Biểu đồ 2.2 cho ta thấy đa số giáo viên tìm hiểu về các thơng tin hướng nghiệp dựa vào hệ thống thơng tin đại chúng và mạng internet, cịn học sinh đa số dựa vào các nguồn thông tin trên internet.

Từ các vấn đề nêu trên ta thấy muốn làm tốt khâu GDHN trong trường THPT không nên bỏ qua yếu tố quản lý việc tăng cường CSVC cho GDHN, vì GDHN là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục. Muốn phát triển giáo dục thì cần phải có nhân lực và vật lực, do vậy muốn giáo dục hướng nghiệp đạt hiệu quả thì việc tăng cường CSVC cũng rất quan trọng.

2.2.6. Thực trạng về quản lý các nguồn lực tham gia và xã hội hóa hoạt động GDHN

Lực lượng tham gia GDHN trong nhà trường THPT lâu nay vẫn được cho rằng gồm các lực lượng sau: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề phổ thơng và Đồn thanh niên. Tuy nhiên, những lực lượng này vẫn chưa có sự gắn kết. Hiệu trưởng phân công ai làm gì thì người đó làm mà gần như chưa có sự trao đổi thống nhất để cùng thực hiện. Việc giảng dạy GDHN theo chủ đề là của giáo viên dạy chưa đủ giờ theo tiêu chuẩn được hiệu trưởng phân cơng, cịn giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chỉ thực hiện công việc quản lý, nhắc nhở học sinh lớp mình đến học theo thời khóa biểu và mặc nhiên việc triển khai nội dung như thế nào? trang thiết bị phục vụ học tập ra sao? Giáo viên dạy nghề thì được phân cơng theo bộ mơn gần với ngề như: Nghề Tin học văn phòng giao cho giáo viên tin học; Nghề làm vườn giao cho giáo viên dạy Sinh học, nghề điện thì giao cho giáo viên Công nghệ. Tuy nhiên trường thường hướng học sinh vào hai nghề là Tin học và Điện dân dụng vì nghề Làm vườn khơng phù hợp với đơ thị. Đồn thanh niên thì tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp với các trường ĐH, CĐ. Các trường ĐH, CĐ nào muốn liên hệ quảng cáo thì được sắp xếp 1 tiết giao lưu với khối 12. Vấn đề ở đây là nếu chúng ta có sự liên hệ giữa các lực lượng thì chắc chắn buổi tổ chức hoạt động GDHN sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều, ví dụ: Bài chủ đề giới thiệu về nghề nghiệp Y tế, giáo dục mà có sự kết hợp của người làm cơng tác trong ngành y tế thì bài học sẽ phong phú và sâu sắc hơn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về những khó khăn, điều kiện yêu cầu của nghề.

Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, phải biết kết hợp giữa giáo dục nhà trường - giáo dục gia đình - giáo dục tồn xã hội để tạo nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 64 môi trường giáo dục đồng thuận ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể. Trong chỉ thị 33/2003/CT – BGD&ĐT Bộ trưởng BGD&ĐT có nhấn mạnh “ Các cấp quản lý giáo dục cần quán triệt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp” nên vấn đề xã hội hóa GDHN là rất quan trọng.

Để khảo sát việc quản lý các nguồn lực tham gia và xã hội hóa HĐ GDHN tại trường THPT Bãi Cháy, chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 51 giáo viên và 134 học sinh (tổng số 185 phiếu). Cụ thể như tổng hợp ở bảng 2.15 dưới đây.

Bảng 2.15. Đánh giá về quản lý các nguồn lực tham gia và xã hội hóa HĐ GDHN

TT Nội dung T K TB Y Điểm TB

1 Liên hệ với các tổ chức, đoàn thể, xã hội

để đẩy mạnh GDHN trong nhà trường 55 103 19 8 3,11

2 Liên hệ với các trường dạy nghề ở địa

phương để giới thiệu học sinh đến học nghề 27 97 36 25 2,68 3

Kết hợp với ban VH-TT trong việc phát thanh các chuyên đề về nghề nghiệp và GDHN

41 81 41 22 2,76

4

Kết hợp với các trường ĐH, CĐ để tư vấn cho học sinh chọn các ngành nghề khi làm hồ sơ thi vào ĐH, CĐ

37 111 26 11 2,94

5

Kết hợp với những người do khơng có điều kiện học ĐH nhưng vẫn thành đạt đến sinh hoạt về cách lập nghiệp

14 88 40 43 2,39

Tuy nhiên, theo thống kê ta thấy trường THPT Bãi Cháy tuy đã có sự liên hệ với các tổ chức đoàn thể xã hội để đẩy mạnh hoạt động GDHN trong nhà trường, nhưng việc liên hệ với các trường dạy nghề ở địa phương để giới thiệu cho học sinh mới chỉ đánh giá ở mức độ trung bình. Trong khi đó học sinh chưa biết những thông tin về các trường dạy nghề trong địa phương mình. Muốn làm tốt GDHN trong nhà trường phổ thông rất cần đến sự ủng hộ của các lực lượng xã hội, nhất là địa phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 65 nơi trường THPT Bãi Cháy đóng trên địa bàn. Để làm cho người dân ý thức được mục tiêu của GDHN chính là tiền đề cho việc tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nên phải có sự thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này cần đến sự hỗ trợ của bộ phận Văn hóa - thơng tin của Thành phố. Nhưng ở đây việc kết hợp giữa trường THPT Bãi Cháy với phịng Văn hóa – Thơng tin thành phố Hạ Long trong việc phát thanh các chuyên đề về nghề nghiệp và GDHN cũng chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình (điểm trung bình chỉ có 2,76).

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)