Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 80)

2.2 .Thực trạng quản lý hoạt động GDHN của hiệu trưởng trường THPT Bãi Cháy

3.1.Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý nói chung và GDHN nói riêng thì yếu tố đầu tiên cần được đảm bảo đó là nguyên tắc khoa học. Khi xây dựng bất cứ biện pháp nào chúng ta cũng phải dựa trên cơ sở khoa học. Cơ sở khoa học là dựa trên các nguyên tắc của sự vận động, sự thay đổi về tâm lý, đối tượng bị quản lý, điều kiện hoàn cảnh, các yếu tố tác động lên quá trình quản lý của cả chủ thể lẫn khách thể quản lý. Xây dựng biện pháp quản lý phải dựa trên cơ sở thơng tin, phân tích mơi trường, xác định mục tiêu của biện pháp, cách thức tiến hành, phân công trách nhiệm triển khai, kết quả đạt được để đảm bảo tính hiệu quả của biện pháp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc thứ hai trong xây dựng biện pháp là biện pháp đó phải mang tính thực tiễn. Nguyên tắc này đòi hỏi người xây dựng biện pháp quản lý phải liên hệ thực tế của đơn vị, xem xét môi trường, những yếu tố tác động đến quá trình áp dụng biện pháp. Xây dựng biện pháp nếu đảm bảo tính thực tiễn thì sẽ tăng khả năng áp dụng các khoa học quản lý vào công việc, giúp đối tượng của quản lý nhanh chóng thích ứng với u cầu mà nhà quản lý đặt ra, đồng thời tạo cho đối tượng của quản lý thể hiện được tính sáng tạo, chủ động trong thực hiện mục tiêu của nhà quản lý đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ. Nguyên tắc thực tiễn chính là đảm bảo cho biện pháp đó mang tính khả thi cao hơn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này đòi hỏi nhà quản lý khi xây dựng các biện pháp quản lý phải thực hiện thống nhất, đồng bộ giữa các biện pháp. Khi tiến hành áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động GDHN sao cho phù hợp với logic khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, tránh sự chồng chéo, phản tác dụng giữa các biện pháp với nhau, gây khó khăn cho nhau. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này thì xây dựng biện pháp phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 71 dựa trên cơ sở khoa học và tính thực tiễn của qúa trình quản lý để đảm bảo tất cả các biện pháp đều đảm bảo tính khả thi, tăng cường hiệu quả của biện pháp. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ chính là khả năng nhất quán của biện pháp quản lý.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc trong xây dựng biện pháp quản lý là đảm bảo biện pháp đó phải có khả năng áp dụng trong thực tiễn, biện pháp đó phải phù hợp thực tiễn. Một biện pháp khi được nhà quản lý xây dựng mà khơng đảm bảo rằng biện pháp đó có thể thực thi được thì biện pháp đó đã không tồn tại trong thực tế, hay còn gọi là “lý thuyết sng” như vậy thì bản thân chủ thể quản lý đã vi phạm các nguyên tắc quản lý. Một biện pháp chỉ có thể đảm bảo tính khả thi khi nó được xây dựng trên cơ sở khoa học, trên cơ sở thực tiễn của quá trình quản lý.

Trong xây dựng các biện pháp quản lý, nhà quản lý phải đảm bảo bốn nguyên tắc trên, nếu vi phạm bất cứ nguyên tắc cơ bản nào thì hiệu quả của quản lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mục tiêu của các biện pháp quản lý là nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản lý đã đặt ra khi thực hiện nhiệm vụ. Từ các nguyên tắc cơ bản trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng trường THPT như ở phần dưới.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Bãi Cháy thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về trò, tầm quan trọng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về hoạt động GDHN

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

GDHN là nhiệm vụ chung của toàn xã hội nên vấn đề tuyên truyền ở đây là nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, làm cho các cấp, các ngành, mọi gia đình, tồn thể giáo viên và từng học sinh ý thức muốn phát triển KT-XH thì yếu tố con người là quan trọng nhất vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu trong hệ thống các mục tiêu của nền giáo dục quốc dân. Muốn đạt được mục tiêu này thì HĐ GDHN có vai trị quan trọng vì HĐ GDHN gắn với phân luồng học sinh, gắn với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 72 sự phân công lao động hợp lý, cân bằng xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển KT- XH của từng địa phương, của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. GDHN giúp mọi người hiểu rằng học lên đại học, cao đẳng không phải con đường duy nhất để vào đời mà còn nhiều con đường khác để lập thân, lập nghiệp, để làm giàu chính đáng.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung công tác tuyên truyền là các chính sách, quy định, chỉ thị về nhiệm vụ giáo dục, nhiệm vụ năm học, về chương trình phân ban, về hướng nghiệp cho học sinh phổ thông sẽ giúp cho giáo viên, học sinh, CMHS và toàn xã hội hiểu rằng:

- GDHN là trách nhiệm của toàn xã hội, nếu quốc gia nào làm tốt GDHN thì sẽ làm tốt nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho đất nước đi vào CNH- HĐH. Nhất là trong giai đoạn tồn cầu hóa, các giai đoạn khác nhau của q trình sản xuất một sản phẩm có thể thực hiện ở nhiều nước khác nhau, do đó các quốc gia khác nhau có thể nằm trong các khâu khác nhau của quá trình sản xuất.

- GDHN sẽ làm cho mọi người hiểu rằng lao động ở bất cứ ngành nghề nào, công việc nào cũng vinh quang, cũng được tôn trọng miễn là người lao động phải có tay nghề cao, có phẩm chất nghề nghiệp tốt, vì thế khơng nên phân biệt nghề nghiệp. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO); Học để biết (Learn to know), học để làm (Learn to do), học để chung sống (Learn together) và học để làm người (Learn to be). Theo quan điểm trên, học không phải để học lên đại học. Thực tế đã chứng minh, dù chưa tốt nghiệp đại học nhưng do chọn được một nghề phù hợp xu thế phát triển của xã hội, thỏa mãn nhu cầu của xã hội và hợp với khả năng, sở thích của bản thân vẫn có việc làm, vẫn có thể làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho tổ quốc. Cụ thể như Bill Gate chủ tịch tập đồn Microsoft, Ơng Đồn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đồn Hồng Anh Gia Lai, Ơng Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đồn Hoa Sen, Ơng Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Thủy sản Hùng Vương, …

- Con đường sau THPT không chỉ là vào trường đại học, trường cao đẳng mà cịn có thể đi học nghề hoặc tự tạo cho mình một việc làm phù hợp với điều kiện gia đình và năng lực của bản thân. Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để thay đổi quan niệm “bằng cấp” như hiện nay ở Việt Nam. Xã hội cũng cần thay đổi cách nhìn quan niệm về nghề nghiệp, tránh tình trạng tuyển dụng chỉ có bằng chính quy như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 73 một số tỉnh đã làm trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên bản thân ngành giáo dục cũng cần thay đổi về công tác đổi mới dạy học, đảm bảo chất lượng của tất cả các ngành học, cấp học và hình thức đào tạo, tạo sự yên tâm trong chất lượng nguồn nhân lực đối với nhà tuyển dụng. Muốn có nghề phù hợp thì người chọn nghề cần xem xét, lựa chọn bằng cách trả lời các câu hỏi: “Tơi thích nghề gì?”, “ Tơi làm được nghề gì?”, “ Xã hội cần làm nghề gì?”. Ba câu hỏi này phù hợp với ba miền lựa chọn: “Sở thích”; “Năng lực”; và “Nhu cầu xã hội”. Điều này được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Cách tìm hiểu nghề phù hợp

- Trường THPT Bãi Cháy nằm ở phía tây của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở tồn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai. Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đơng Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hồnh Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách Hà Nội 165 km về phía Tây Bắc, Hải Phịng 60 km về phía Tây, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đơng, phía nam thơng ra Biển Đơng. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định

Miền nghề phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 74 và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình. Khống sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương Mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2002, GDP của thành phố đạt 1700 tỷ đồng chiếm 38% toàn tỉnh (trong đó Cơng nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ & Du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 86,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình qn là 12%/năm. Do đó, trường THPT Bãi Cháy phải có định hướng phù hợp để GDHN cho học sinh biết chọn ngành nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương để có thể phục vụ cho địa phương mình. Khơng nên chọn học ngành nghề theo cảm tính, dẫn đến khơng tìm được việc làm, gây lãng phí kinh phí đào tạo hoặc cứ nuôi mộng ảo là phải vào trường đại học, trong khi đó tại thành phố Hạ Long, số lượng cơng nhân bổ sung cho dịch vụ du lịch, các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng năm khoảng 3000 người. Số kĩ sư, cử nhân chỉ cần khoảng 150 người.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với hiệu trưởng: Là người xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc tuyên truyền.

- Đối với cán bộ, giáo viên:

Đầu năm học giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục, học tập các nghị quyết, các công văn chỉ đạo về GDHN. Hàng tháng lồng ghép việc triển khai các văn bản liên quan đến GDHN trong họp hội đồng sư phạm. Phát động phong trào tìm hiểu thơng tin về GDHN, hướng dẫn cách tra cứu thông tin về GDHN trên mạng, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về GDHN cho giáo viên.

- Đối với học sinh:

Tổ chức các buổi tư vấn cho các học sinh chọn ban khi vào học lớp 10. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức các buổi SHHN, tập trung phân tích nhu cầu nguồn nhân lực địa phương. Chỉ đạo tốt việc SHHN cho học sinh.

Tổ chức cho học sinh hiểu rõ mục đích của việc học nghề phổ thơng để xóa bỏ tư tưởng: Học nghề phổ thơng là để được cộng điểm khi thi tốt nghiệp THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 75 Mời những người thành đạt trong một số lĩnh vực nhưng chưa học đại học, cao đẳng đến giao lưu với học sinh.

Tổ chức giao lưu với các sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng để có thể tìm hiểu các ngành nghề được đào tạo ở đó.

Tổ chức cho học sinh đi tham quan một số trường đại học, cao đẳng, TCCN, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khác như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội.

- Đối với cha mẹ học sinh và xã hội:

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp người dân giải tỏa tâm lý chỉ muốn cho con vào đại học. Làm cho người dân hiểu rằng nghề nào cũng cao quý, cũng có thể có cơ hội học tập suốt đời miễn sao mình có chí phấn đấu.

Tổ chức tốt buổi giao lưu, tư vấn cho CMHS trong việc chọn ban cho con khi bước vào lớp 10.

Tổ chức lồng ghép việc tuyên truyền GDHN cho CMHS trong kì họp CMHS, giúp CMHS hiểu biết thêm thông tin về nghề nghiệp về xu hướng phát triển nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước, nhất là hiện nay Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới.

Tổ chức các buổi tọa đàm giữa các CMHS về GDHN với sự có mặt của các ban ngành, đoàn thể của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Lập kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch hoạt động và các biện pháp quản lý của ban giám hiệu, phân công trách nhiệm từng thành viên trong nhà trường.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động GDHN

+ Cần sự vào cuộc của tất cả các lực lượng trong xã hội như Phịng Lao động, thương binh và xã hội, Đồn thanh niên, các doanh nghiệp ...

3.2.2. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho giáo viên cho giáo viên

Theo đề tài KX-05-09 cho ta con số 60% giáo viên chưa coi trọng hoặc thiếu kỹ năng tổ chức các hoạt động GDHN, có 89% giáo viên THPT chưa quan tâm đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 76 GDHN hoặc có GDHN nhưng chưa chú ý đến phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Theo số liệu điều tra thì có khoảng 20 giáo viên của trường cịn cho rằng GDHN khơng phải là của mọi người mà là của bộ phận nào đó trong trường. Nếu xét ở góc độ giúp đỡ học sinh tìm hiểu thơng tin về định hướng phát triển KT-XH thì giáo viên cũng cịn nhiều hạn chế.

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Theo tinh thần Nghị quyết TW 2 khóa VIII thì “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”, nên cần bồi dưỡng cho giáo viên để họ quán triệt các quan điểm về GDHN, các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và tự giác trong các hoạt động, củng cố nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, mục đích, nội dung và biện pháp GDHN. Bồi dưỡng giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay và để đáp ứng được nhiệm vụ của GDHN đã được nói đến trong chỉ thị 33/ CT- BGD&ĐT.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Thứ nhất: Tăng cường nâng cao nhận thức về GDHN cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Mọi hoạt động của con người đạt tới năng xuất cao là do con người ý thức được việc mình làm, dồn hết tâm trí vào việc đó đồng thời sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Muốn làm tốt cơng việc của GDHN là đào tạo nhân lực cho đất nước và nó là một trong ba nhiệm vụ cơ bản của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 80)