Cách tìm hiểu nghề phù hợp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 83 - 87)

- Trường THPT Bãi Cháy nằm ở phía tây của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Thành phố Hạ long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993, trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai. Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 271,95 km², với chiều dài bờ biển dài gần 50 km. Phía đơng Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây giáp thị xã Quảng Yên, phía bắc giáp huyện Hồnh Bồ, phía nam là vịnh Hạ Long. Thành phố nằm dọc theo bờ Vịnh Hạ Long với chiều dài 50 km, cách Hà Nội 165 km về phía Tây Bắc, Hải Phịng 60 km về phía Tây, cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía Đơng, phía nam thông ra Biển Đông. Hạ Long có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của khu vực và quốc gia. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định

Miền nghề phù hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 74 và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các cơng trình. Khống sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương Mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2002, GDP của thành phố đạt 1700 tỷ đồng chiếm 38% tồn tỉnh (trong đó Cơng nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ & Du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 86,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình qn là 12%/năm. Do đó, trường THPT Bãi Cháy phải có định hướng phù hợp để GDHN cho học sinh biết chọn ngành nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương để có thể phục vụ cho địa phương mình. Khơng nên chọn học ngành nghề theo cảm tính, dẫn đến khơng tìm được việc làm, gây lãng phí kinh phí đào tạo hoặc cứ ni mộng ảo là phải vào trường đại học, trong khi đó tại thành phố Hạ Long, số lượng công nhân bổ sung cho dịch vụ du lịch, các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng năm khoảng 3000 người. Số kĩ sư, cử nhân chỉ cần khoảng 150 người.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Đối với hiệu trưởng: Là người xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc tuyên truyền.

- Đối với cán bộ, giáo viên:

Đầu năm học giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục, học tập các nghị quyết, các công văn chỉ đạo về GDHN. Hàng tháng lồng ghép việc triển khai các văn bản liên quan đến GDHN trong họp hội đồng sư phạm. Phát động phong trào tìm hiểu thơng tin về GDHN, hướng dẫn cách tra cứu thông tin về GDHN trên mạng, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về GDHN cho giáo viên.

- Đối với học sinh:

Tổ chức các buổi tư vấn cho các học sinh chọn ban khi vào học lớp 10.

Tổ chức các buổi SHHN, tập trung phân tích nhu cầu nguồn nhân lực địa phương. Chỉ đạo tốt việc SHHN cho học sinh.

Tổ chức cho học sinh hiểu rõ mục đích của việc học nghề phổ thơng để xóa bỏ tư tưởng: Học nghề phổ thông là để được cộng điểm khi thi tốt nghiệp THPT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 75 Mời những người thành đạt trong một số lĩnh vực nhưng chưa học đại học, cao đẳng đến giao lưu với học sinh.

Tổ chức giao lưu với các sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng để có thể tìm hiểu các ngành nghề được đào tạo ở đó.

Tổ chức cho học sinh đi tham quan một số trường đại học, cao đẳng, TCCN, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh khác như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội.

- Đối với cha mẹ học sinh và xã hội:

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành đoàn thể để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp người dân giải tỏa tâm lý chỉ muốn cho con vào đại học. Làm cho người dân hiểu rằng nghề nào cũng cao quý, cũng có thể có cơ hội học tập suốt đời miễn sao mình có chí phấn đấu.

Tổ chức tốt buổi giao lưu, tư vấn cho CMHS trong việc chọn ban cho con khi bước vào lớp 10.

Tổ chức lồng ghép việc tuyên truyền GDHN cho CMHS trong kì họp CMHS, giúp CMHS hiểu biết thêm thông tin về nghề nghiệp về xu hướng phát triển nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước, nhất là hiện nay Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới.

Tổ chức các buổi tọa đàm giữa các CMHS về GDHN với sự có mặt của các ban ngành, đoàn thể của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Lập kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch hoạt động và các biện pháp quản lý của ban giám hiệu, phân công trách nhiệm từng thành viên trong nhà trường.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động GDHN

+ Cần sự vào cuộc của tất cả các lực lượng trong xã hội như Phòng Lao động, thương binh và xã hội, Đoàn thanh niên, các doanh nghiệp ...

3.2.2. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm về GDHN cho giáo viên cho giáo viên

Theo đề tài KX-05-09 cho ta con số 60% giáo viên chưa coi trọng hoặc thiếu kỹ năng tổ chức các hoạt động GDHN, có 89% giáo viên THPT chưa quan tâm đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 76 GDHN hoặc có GDHN nhưng chưa chú ý đến phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Theo số liệu điều tra thì có khoảng 20 giáo viên của trường cịn cho rằng GDHN khơng phải là của mọi người mà là của bộ phận nào đó trong trường. Nếu xét ở góc độ giúp đỡ học sinh tìm hiểu thơng tin về định hướng phát triển KT-XH thì giáo viên cũng cịn nhiều hạn chế.

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Theo tinh thần Nghị quyết TW 2 khóa VIII thì “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”, nên cần bồi dưỡng cho giáo viên để họ quán triệt các quan điểm về GDHN, các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và tự giác trong các hoạt động, củng cố nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, mục đích, nội dung và biện pháp GDHN. Bồi dưỡng giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay và để đáp ứng được nhiệm vụ của GDHN đã được nói đến trong chỉ thị 33/ CT- BGD&ĐT.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Thứ nhất: Tăng cường nâng cao nhận thức về GDHN cho cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Mọi hoạt động của con người đạt tới năng xuất cao là do con người ý thức được việc mình làm, dồn hết tâm trí vào việc đó đồng thời sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó. Muốn làm tốt cơng việc của GDHN là đào tạo nhân lực cho đất nước và nó là một trong ba nhiệm vụ cơ bản của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Nếu thiếu một trong ba nhiệm vụ này thì khơng thể phát triển KT- XH tiến vào CNH-HĐH đất nước. Nên việc tăng cường nâng cao nhận thức về GDHN cho cán bộ, giáo viên là việc làm rất cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên làm công tác GDHN cũng là bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công tác GDHN. Về kiến thức, giáo viên muốn làm tốt nhiệm vụ GDHN cần được bồi dưỡng các kiến thức sau:

- Kiến thức về nội dung GDHN:

+ Thông tin về “thế giới nghề nghiệp” theo phân loại nghề. Người ta đã khái quát thành năm nhóm nghề cơ bản theo đối tượng lao động để học sinh dễ chọn như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 77

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 83 - 87)