Thực trạng về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả của GDHN

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 75)

2.2 .Thực trạng quản lý hoạt động GDHN của hiệu trưởng trường THPT Bãi Cháy

2.2.7. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và kết quả của GDHN

Từ sự nhận thức đã dẫn đến thực trạng là công tác tổ chức chỉ đạo GDHN chưa được sự quan tâm nên việc kiểm tra, đánh giá rất hạn chế. Hiệu trưởng giao cho Phó hiệu trưởng phụ trách lập thời khóa biểu, lịch tư vấn hướng nghiệp sau đó BGH thơng báo cho giáo viên, học sinh và các tổ chức liên quan thực hiện. Công tác này gần như giáo viên được khốn trắng. Q trình kiểm tra, đánh giá được thực hiện chưa sát sao, thậm chí có những lúc khơng có sự kiểm tra đánh giá của BGH. Do vậy kết quả thực hiện được như thế nào, hiệu quả đến đâu không được quan tâm nên kết quả GDHN không đạt được mục tiêu hoặc rất hạn chế về mục tiêu giáo dục đã đặt ra là điều không tránh khỏi.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trƣờng THPT Bãi Cháy

2.3.1. Một số kết quả đạt được

Từ năm 2008 đến nay, năm nào trường cũng phối hợp tổ chức các buổi hướng nghiệp cho học sinh lớp 12. Trong 5 năm gần đây trường triển khai dạy học 2 tiết/tháng/lớp học về hướng nghiệp, giới thiệu các nghề theo chương trình của Bộ và trên 20 buổi tư vấn chọn nghề, chọn trường đại học cho học sinh, phần nào đã đóng góp tích cực vào q trình phân luồng, cung cấp nguồn nhân lực cho thị trường lao động của thành phố, tỉnh và đất nước.

Kết quả bước đầu sau 5 năm thực hiện công tác GDHN ở trường THPT Bãi Cháy đã có những bước chuyển biến tích cực thể hiện ở một số mặt sau:

- Hình thành được những hiểu biết, nhận thức cơ bản về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hoạt động GDHN trong lãnh đạo, giáo viên và học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 66 - Phương pháp tiến hành hoạt động GDHN đã có sự thay đổi, thơng qua các hoạt động tư vấn hướng nghiệp như các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các trường ĐH, CĐ tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt được những hiểu biết ban đầu về khái niệm ngành nghề, tìm hiểu được những yêu cầu cơ bản trong đào tạo ngành nghề.

- Giới thiệu cho học sinh những địa chỉ đào tạo ngành nghề mà học sinh quan tâm, cách thức nhận biết về sự phù hợp giữa điều kiện bản thân , gia đình và nhu cầu nguồn nhân lực, từ đó lựa chọn cho mình một hướng đi trong sự lựa chọn nghề.

2.3.2. Một số tồn tại

2.3.2.1. Phân công giáo viên dạy hướng nghiệp

Việc phân công giảng dạy, tổ chức hoạt động GDHN chưa hợp lý, giáo viên tổ chức hoạt động GDHN là kiêm nhiệm dẫn đến phương pháp giảng dạy theo khoa học bộ môn là rất yếu, chủ yếu là dựa trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy bộ môn mà giáo viên được được đào tạo chính quy. Tình trạng thầy đọc theo tài liệu trị chép là không tránh khỏi dẫn đến hiệu quả rất hạn chế. Qua mạn đàm trao đổi với giáo viên, cán bộ quản lý dự các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, tổng hợp ý kiến của GVCN và giáo viên bộ môn chúng tôi nhận thấy rằng:

* Chỉ có 12,78% ý kiến tự nhận thấy giáo viên tích cực nghiên cứu, tìm tư liệu để đảm bảo chất lượng giờ SHHN: Có 57,93% ý kiến cho rằng giáo viên đã cố gắng nghiên cứu tài liệu để lên lớp, cịn 29,29% ý kiến cơng nhận là ngại, nội dung khó hiểu, dạy theo kiểu đọc sách hướng dẫn giáo viên.

Ý kiến đánh giá về hiệu quả của HĐ GDHN: 90% GVCN tự đánh giá hiệu quả hoạt động GDHN đạt ở mức trung bình, 10% GVCN đánh giá hiệu quả của HĐ GDHN ở mức khá.

Ý kiến của GVCN về sự cần thiết: Có 76,9 % GVCN cho rằng cơng tác hướng nghiệp cho rằng rất cần thiết bổ ích cho học sinh cần phải quan tâm đúng mức hơn, nhưng hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu chọn nghề của học sinh. Việc tổ chức, triển khai hoạt động GDHN cần phải làm sao cho nó hấp dẫn sinh động hơn.

Theo nhận xét của GVCN và những người đã trực tiếp giảng dạy GDHN thì người giảng dạy GDHN phù hợp nhất là (theo thứ tự ưu tiên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 67 - Giáo viên chủ nhiệm: 41,8%

- Giáo viên dạy Cơng nghệ, cán bộ Đồn TN: 7% + Đối với giáo viên bộ môn (GVBM):

- Số giáo viên hiểu về công tác hướng nghiệp là hoạt động chính khóa có tính chất như một môn học chiếm tỉ lệ không cao: 26,97%. Số còn lại 73,03% coi GDHN là hoạt động ngoại khóa.

- Số giáo viên nhận thức được vai trò quan trọng trong việc hướng nghiệp cho học sinh qua bộ mơn của mình: 18,73%. Số cịn lại 81,27% chưa nhận thức được vai trị của GDHN.

2.3.2.2. Cơng tác quản lý, kiểm tra

Xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ, giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp nên trong quá trình quản lý chất lượng giờ dạy bị buông lỏng. Giáo viên lên lớp với bài soạn sơ sài, mang tính đối phó, lãnh đạo chưa thật sự quan tâm đến chất lượng bài soạn. Việc kiểm tra, đánh giá chất lượng, trình độ tay nghề của giáo viên thiếu tính nghiêm túc. Bản thân lãnh đạo đơi khi thiếu thông tin về nghề, nắm chưa vững yêu cầu của bộ mơn, do đó hiệu quả quản lý hoạt động GDHN bị hạn chế.

2.3.2.3. Thiếu thông tin về thị trường lao động

Đại đa số lãnh đạo các trường THPT chưa chú trọng đến việc cung cấp thông tin về thị trường lao động của địa phương, đất nước, khu vực và thế giới, cũng như xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của thế giới cho các giáo viên làm công tác giảng dạy GDHN.

2.3.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất

Trong bối cảnh thế giới khủng hoảng tài chính trầm trọng kéo theo nền kinh tế suy giảm đã tác động không nhỏ đến đầu tư cho giáo dục. Cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDHN bị thiếu trầm trọng, đa số các tiết học dạy “chay”. Nguồn tài chính thiếu thốn nên khơng có tiền hỗ trợ cho giáo viên làm cơng tác hoạt động GDHN. Chưa có một phịng SHHN đúng u cầu. Thiếu rất nhiều tài liệu tham khảo phục vụ cho các công tác hướng nghiệp, chẳng hạn như: Họa đồ nghề,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 68 tranh ảnh giới thiệu các ngành nghề, bộ trắc nghiệm chuẩn đoán tâm lý, băng, đĩa hình giới thiệu hoạt động ngành nghề để phục vụ cho giảng dạy GDHN.

2.3.2.5. Nhận thức của học sinh và phụ huynh học sinh

Học sinh THPT hiện nay được sinh ra, lớn lên trong đa số các gia đình tương đối đầy đủ về vật chất, được cung cấp đầy đủ các phương tiện thông tin nhưng chưa được giáo dục về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề. Các em chủ yếu cho rằng việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân không quan trọng bằng việc học cho tốt các mơn mà mình định thi nên việc tham gia hoạt động GDHN là không cần thiết. Tư duy nhận thức của học sinh chưa đầy đủ cũng bị ảnh hưởng lớn từ sự nhận thức chưa đầy đủ của phụ huynh học sinh. Nhiều phụ huynh cho rằng việc học GDHN là vô bổ, mất thời gian …

2.3.2.6. Phân luồng học sinh

Hiện nay công tác phân luồng học sinh sau khi học xong THPT chưa được các trường THPT quan tâm. Phần lớn học sinh không nắm được sau khi rời ghế nhà trường THPT các em đi về đâu, vào các trường ĐH, CĐ, THCN, học nghề gì đi vào đời, những cơng việc gì, thích nghi với xã hội ra sao…? Hầu như các trường chỉ chú ý đến tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm, tỉ lệ đỗ ĐH là bao nhiêu? Phân tích sự phân luồng của học sinh trường THPT Bãi Cháy chúng tôi nhận thấy hệ số tương quan bình quân 5 năm từ 2008 đến năm 2012 như sau:

+ 23,54 % học ĐH + 23, 78 học CĐ + 16,50 học THCN + 14,2 % học nghề

+ Số còn lại 21,98 % học sinh ôn thi lại và lao động khơng qua đào tạo.

2.3.2.7. Cơng tác xã hội hóa trong hoạt động GDHN

Đây là một điểm rất yếu, khi tổ chức triển khai hoạt động GDHN cho học sinh. Lãnh đạo nhận thức được rằng nếu sử dụng các đơn vị, công ty giới thiệu ngành nghề nào đó cho học sinh thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều, nhưng một mặt do thiếu kinh phí mặt khác lại e ngại mất thời gian. Do chưa chú ý đến công tác tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế của công tác GDHN đối với xã hội nên các công ty, các đơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 69 vị cũng không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề GDHN. Từ các nguyên nhân cơ bản trên dẫn đến công tác xã hội hóa cơng tác GDHN cịn rất yếu kém.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

- Nguyên nhân khách quan: Chương trình giáo dục của học sinh phổ thơng q nặng cả về kiến thức lẫn số lượng môn học và các hoạt động. Trong khi đó cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, nhân lực phục vụ cho công tác hoạt động GDHN yếu cả về số lượng và chất lượng.

- Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của một bộ phận không nhỏ những người làm công tác giáo dục chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của công tác GDHN. Xã hội chưa thực sự quan tâm đến công tác GDHN nên việc phối kết hợp giữa các lực lượng trong xã hội còn nhiều hạn chế. Biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động hướng nghiệp chưa phù hợp với nội dung, yêu cầu của công tác GDHN.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua điều tra thực trạng hoạt động GDHN cho học sinh ở trường THPT Bãi Cháy cho ta thấy việc quản lý GDHN ở các trường THPT nói chung chưa được quan tâm một cách đúng mức. Điều đó được thể hiện ở các mặt:

- Nhận thức về HĐ GDHN cho học sinh THPT của giáo viên, học sinh, CMHS chưa thật đúng mức thậm chí cịn có những giáo viên cho rằng GDHN cho học sinh THPT là trách nhiệm của BGH, của GVCN.

- CSVC phục vụ cho hoạt động GDHN còn thiếu thốn.

- Năng lực sư phạm và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên về hoạt động GDHN còn hạn chế. Việc kết hợp giữa các lực lượng hướng nghiệp trong nhà trường còn chưa chặt chẽ.

- Chưa tổ chức tốt và đầy đủ các HĐNK phục vụ cho mục tiêu GDHN. - Cơng tác xã hội hóa chưa thực sự được quan tâm.

- Từ những thực trạng phân luồng học sinh và công tác quản lý HĐ GDHN ở trường THPT Bãi Cháy, chúng tôi nhận thấy cần phải có một số biện pháp quản lý HĐ GDHN nhằm nâng cao hiệu quả của HĐ GDHN của trường THPT Bãi Cháy theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Các biện pháp này chúng tôi sẽ đề cập đến ở chương 3 sau đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 70

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT BÃI CHÁY THÀNH PHỐ HẠ LONG

TỈNH QUẢNG NINH THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý nói chung và GDHN nói riêng thì yếu tố đầu tiên cần được đảm bảo đó là nguyên tắc khoa học. Khi xây dựng bất cứ biện pháp nào chúng ta cũng phải dựa trên cơ sở khoa học. Cơ sở khoa học là dựa trên các nguyên tắc của sự vận động, sự thay đổi về tâm lý, đối tượng bị quản lý, điều kiện hoàn cảnh, các yếu tố tác động lên quá trình quản lý của cả chủ thể lẫn khách thể quản lý. Xây dựng biện pháp quản lý phải dựa trên cơ sở thơng tin, phân tích mơi trường, xác định mục tiêu của biện pháp, cách thức tiến hành, phân công trách nhiệm triển khai, kết quả đạt được để đảm bảo tính hiệu quả của biện pháp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc thứ hai trong xây dựng biện pháp là biện pháp đó phải mang tính thực tiễn. Ngun tắc này địi hỏi người xây dựng biện pháp quản lý phải liên hệ thực tế của đơn vị, xem xét môi trường, những yếu tố tác động đến quá trình áp dụng biện pháp. Xây dựng biện pháp nếu đảm bảo tính thực tiễn thì sẽ tăng khả năng áp dụng các khoa học quản lý vào công việc, giúp đối tượng của quản lý nhanh chóng thích ứng với u cầu mà nhà quản lý đặt ra, đồng thời tạo cho đối tượng của quản lý thể hiện được tính sáng tạo, chủ động trong thực hiện mục tiêu của nhà quản lý đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ. Nguyên tắc thực tiễn chính là đảm bảo cho biện pháp đó mang tính khả thi cao hơn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Ngun tắc này địi hỏi nhà quản lý khi xây dựng các biện pháp quản lý phải thực hiện thống nhất, đồng bộ giữa các biện pháp. Khi tiến hành áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động GDHN sao cho phù hợp với logic khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, tránh sự chồng chéo, phản tác dụng giữa các biện pháp với nhau, gây khó khăn cho nhau. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này thì xây dựng biện pháp phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 71 dựa trên cơ sở khoa học và tính thực tiễn của qúa trình quản lý để đảm bảo tất cả các biện pháp đều đảm bảo tính khả thi, tăng cường hiệu quả của biện pháp. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ chính là khả năng nhất quán của biện pháp quản lý.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc trong xây dựng biện pháp quản lý là đảm bảo biện pháp đó phải có khả năng áp dụng trong thực tiễn, biện pháp đó phải phù hợp thực tiễn. Một biện pháp khi được nhà quản lý xây dựng mà khơng đảm bảo rằng biện pháp đó có thể thực thi được thì biện pháp đó đã không tồn tại trong thực tế, hay còn gọi là “lý thuyết sng” như vậy thì bản thân chủ thể quản lý đã vi phạm các nguyên tắc quản lý. Một biện pháp chỉ có thể đảm bảo tính khả thi khi nó được xây dựng trên cơ sở khoa học, trên cơ sở thực tiễn của quá trình quản lý.

Trong xây dựng các biện pháp quản lý, nhà quản lý phải đảm bảo bốn nguyên tắc trên, nếu vi phạm bất cứ nguyên tắc cơ bản nào thì hiệu quả của quản lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mục tiêu của các biện pháp quản lý là nhằm đạt được mục tiêu mà nhà quản lý đã đặt ra khi thực hiện nhiệm vụ. Từ các nguyên tắc cơ bản trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động GDHN của Hiệu trưởng trường THPT như ở phần dưới.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trƣờng THPT Bãi Cháy thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục

3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về trò, tầm quan trọng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về hoạt động GDHN

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

GDHN là nhiệm vụ chung của toàn xã hội nên vấn đề tuyên truyền ở đây là nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, làm cho các cấp, các ngành, mọi gia đình, tồn thể giáo viên và từng học sinh ý thức muốn phát triển KT-XH thì yếu tố con người là quan trọng nhất vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu trong

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)