Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 89 - 96)

Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Tăng cường nâng cao nhận thức cho CB, GB, NV về GDHN

Quản lý bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Quản lý bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo

Kiến thức Kỹ năng Thái độ

Kiến thức chuyên môn Phương pháp Giảng dạy Giao tiếp Bổ trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 80 Nhà sư phạm H. Jackson đã nói: “Có những thứ khơng thể đọc được bằng mắt mà phải đọc từ trái tim”. Bằng trái tim yêu thương của mình người giáo viên sẽ hiểu được ý nghĩ, nguyện vọng của học sinh để từ đó có sự định hướng nghề cho học sinh.

Qua tình yêu nghề, hết lịng vì nghề nghiệp của người giáo viên sẽ giúp cho học sinh chiêm nghiệm một điều “Làm nghề nào thì phải biết u nghề đó, hết lịng vì nghề đó”. Phẩm chất của giáo viên cịn được thể hiện ở chỗ : biết vui với cái vui, cái thành đạt của học sinh song cũng biết buồn với cái buồn, cái thất bại của học sinh. Phải biết phấn khởi khi học sinh tiến bộ, nhưng cũng phải thấy mình có lỗi khi học sinh làm sai chứ không nên đổ lỗi cho học sinh. Mỗi thầy giáo phải biết “Thi ân mạc niệm, thụ ân mạc vong” (làm ơn cho ai thì đừng nhớ, chịu ơn ai thì đừng quên). [3]

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Gửi giáo viên cốt cán đi dự các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT tổ chức.

- Phối hợp với các trường tham mưu cho cấp ủy lồng ghép bồi dưỡng kiến thức GDHN trong dịp bồi dưỡng chính trị hè hàng năm.

- Lồng ghép nội dung cần bồi dưỡng trong kỳ họp hội đồng sư phạm hàng tháng. Tổ chức thi tìm hiểu về phẩm chất chính trị đạo đức nhà giáo trong thế kỷ XXI.

- Phát động các phong trào sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để trao đổi với nhau về kiến thức và kỹ năng GDHN cũng như phẩm chất chính trị đạo đức nhà giáo.

- Tổ chức hội giảng các giờ dạy những bộ mơn văn hóa có lồng nghép kiến thức GDHN để rút kinh nghiệm cho nhau và học hỏi lẫn nhau.

- Tạo điều kiện, hướng dẫn và khích lệ giáo viên truy cập vào mạng internet để tìm hiểu thêm về GDHN hoặc đăng nhập vào diễn đàn hướng nghiệp để trao đổi thông tin với mọi người và học hỏi kinh nghiệm của nhau.

- Tăng cường thêm tài liệu, sách báo về GDHN cho giáo viên tự tìm hiểu.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về kiến thức tổ chức thực hiện hoạt động GDHN.

- Phối hợp với các cấp ủy, đảng, chính quyền và các tổ chức liên quan trong đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 81 Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để giáo viên tiến hành cơng tác GDHN có hiệu quả.

3.2.3. Quản lý các hoạt động ngoại khóa về GDHN

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý các HĐNK để giúp các em hiểu rõ về chính bản thân mình kể cả về khả năng và sở thích. Các em hiểu được xu thế phát triển KT- XH của địa phương và đất nước, trường dạy nghề, hiểu rõ hơn về ngành nghề để có sự suy nghĩ trong chọn hướng học, chọn nghề, học nghề và hành nghề.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- Tổ chức tham quan các trường đại học, cao đẳng, TCCN, trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh .

- Tham quan các làng nghề thủ công.

- Tổ chức các phiên giới thiệu việc làm, dự báo nguồn nhân lực của địa phương. - Tổ chức thi nghề phổ thơng và tìm hiểu các nghề nghiệp khác.

- Thăm các bệnh viện

- Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

3.2.3.3.Cách thức thực hiện biện pháp

- Căn cứ sở thích năng khiếu của học sinh và sự định hướng của nhà trường mà tổ chức các nhóm tham quan cho phù hợp

- Tổ chức các buổi thi tìm hiểu về nghề nghiệp.

- Tùy theo tình hình của trường, của địa phương để tổ chức tốt việc dạy một vài nghề có trong chương trình và tổ chức cho học sinh thi nghề theo đúng mục đích.

- Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, mạn đàm với học sinh để tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh.

- Thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp, nhiệm vụ của họ là kết hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, khả năng sở thích của học sinh đồng thời thực hiện một vài trắc nghiệm (dễ làm) để đo các chỉ số về cảm giác, trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng khơng gian từ đó có cơ sở tư vấn cho các em chọn ngành, nghề cho phù hợp.

- Mời các cựu học sinh thành đạt (cả những học sinh đã tốt nghiệp đại học và những học sinh chưa học đại học nhưng vẫn thành đạt hoặc cũng có một cuộc sống ổn định, khá giả) để nói chuyện về con đường lập nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 82

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Chuẩn bị phương tiện, CSVC cho các buổi giao lưu, tranh ảnh, băng đĩa. - Lực lượng tham gia tổ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

3.2.4. Quản lý cơng tác xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Theo chỉ thị số 33/ CT-BGD&ĐT đã khẳng định các cấp QLGD cần quán triệt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo thực hiện GDHN. Việc quản lý xã hội hóa GDHN ở trường THPT của hiệu trưởng cũng khơng ngồi mục đích đó. Mục đích biện này là phát huy tối đa các nguồn lực trong xã hội để tham gia vào công tác GDHN. Tăng cường cơ sở vật chất, tinh thần để nâng cao chất lượng GDHN, tạo cho các em tích cự tham gia nhiệt tình trong GDHN.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Quản lý cơng tác xã hội hóa GDHN là quản lý hai nội dung:

- Huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác GDHN theo phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm để giải quyết hai vấn đề: Hỗ trợ vật lực, tài lực cho GDHN và sử dụng hợp lý các sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường.

- Chuẩn bị cho xã hội một lực lượng thanh niên có trình độ, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật và kỹ thuật công nghệ, sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động với thái độ lao động đúng đắn, có lịng u nghề, hết lịng vì sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Phối hợp với các cơ quan văn hóa của thành phố tổ chức các chuyên mục về GDHN phát thanh trên sóng truyền thanh.

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương huy động nguồn lực cho GDHN. - Đưa nhiệm vụ GDHN vào nghị quyết của trường, của chi bộ.

- Tổ chức hội thảo với CMHS về GDHN cho học sinh khối 12. Mời CMHS có kinh nghiệm nói chuyện về vấn đề chọn nghề và mời các CMHS tuy chưa qua đào tạo đại học, cao đẳng nhưng vẫn thành đạt do chọn được một nghề thích hợp.

- Vận động các cơ quan, nhà máy có sự ưu tiên trong việc tuyển chọn lao động có hộ khẩu trong thành phố và tạo điều kiện cho họ phát triển nghề nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 83

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Lập danh sách các tổ chức, cơ quan, nhà máy đóng trên địa bàn thành phố và thuyết phục họ tham gia tích cực vào GDHN.

- Nắm được chỉ tiêu tuyển dụng của cơ quan, nhà máy và các chỉ tiêu gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề.

3.2.5. Quản lý tốt việc kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Hướng nghiệp cho học sinh là việc làm thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi và của mọi người. Nó địi hỏi phải có sự kết hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Sự kết hợp phải có tính tổ chức, có kế hoạch và tạo nên một thể thống nhất từ trong nhà trường đến gia đình và xã hội. Sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường là cầu nối liên kết giữa các lực lượng tham gia GDHN để hoàn thành nhiệm vụ GDHN một cách tốt nhất.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng nhà trường là người xây dựng kế hoạch chung, điều khiển mọi quá trình và chịu trách nhiệm với cấp trên về kết quả của công tác GDHN. Tạo điều kiện và giúp đỡ mọi người nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ, nội dung, ý nghĩa tính chất của GDHN.

- Phó hiệu trưởng phụ trách phong trào chỉ đạo trực tiếp công tác hướng nghiệp trong nhà trường, có nhiệm vụ thúc đẩy mọi người tham gia GDHN, kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả đạt được trong từng giai đoạn, từng nội dung. Cùng đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động GDHN.

Giáo viên chủ nhiệm là người đứng mũi chịu sào đối với mọi hoạt động của lớp mình chủ nhiệm, trong đó có hoạt động GDHN. Do đó giáo viên hiểu rõ sở thích, hứng thú và hồn cảnh gia đình của học sinh nên giáo viên chủ nhiệm là nhân tố quyết định trong việc liên kết các lực lượng tham gia GDHN với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm còn là người tạo điều kiện và động viên các em tham gia các HĐNK như tham gia hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp…Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cùng với giáo viên bộ mơn đánh giá q trình học tập và rèn luyện của học sinh. Vì thế nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong GDHN rất là quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 84 Đối với các giáo viên dạy bộ môn: Giáo viên bộ môn là người trực tiếp truyền tải kiến thức của môn học, kiến thức khoa học kỹ thuật và những ứng dụng của môn khoa học vào cuộc sống để giúp các em hiểu biết về nghề nghiệp, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng năng lực hứng thú của học sinh. Giáo viên bộ môn cũng cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Phó hiệu trưởng phụ trách hướng nghiệp tổ chức các buổi SHHN, thi tìm hiểu về nghề nghiệp cho học sinh.

- Giáo viên dạy nghề phổ thông: Qua hoạt động giáo dục nghề phổ thông, giáo viên cung cấp một số kiến thức cơ bản về cơng cụ, kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, an tồn lao động cho học sinh. Đồng thời rèn luyện cho học sinh một số kỹ thuật theo quy trình cơng nghệ để tạo một số sản phẩm nào đó. Ngồi ra cịn giáo dục tác phong công nghiệp trong lao động , phát triển hứng thú nghề và khả năng vận dụng vào từng hồn cảnh, có thói quen làm việc có kế hoạch và biết giữ gìn vệ sinh mơi trường trong lao động.

- Tùy theo hình thức cụ thể của trường và tùy theo tình hình chuyển đổi kinh tế của từng địa phương mà ta có thể chọn dạy học sinh một vài nghề có trong chương trình như sau:

+ Nghề điện dân dụng, nghề điện tử dân dụng. + Nghề sửa chữa xe gắn máy.

+ Nghề nấu ăn.

+ Nghề tin học văn phòng.

- Đối với giáo viên dạy môn Công nghệ: Giáo dục kỹ thuật công nghệ là một bộ phận cấu thành giáo dục phổ thơng nhằm hình thành ở học sinh một hệ thống những tri thức, kỹ năng kỹ thuật công nghệ phổ thông ở các mức độ khác nhau. Giáo dục kỹ thuật công nghiệp là cầu nối quan trọng giữa khoa học và sản xuất, giữa hệ thống giáo dục phổ thơng với hệ thống giáo dục cơng nghệ. Vì thế giáo viên dạy kỹ thuật công nghiệp phải cung cấp cho học sinh đầy đủ những nội dung về giáo dục kỹ thuật công nghiệp đã được Bộ GD&ĐT ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu học tập gắn liền với lao động sản xuất để từng bước chuẩn bị tích cực cho học sinh đi vào lao động nghề nghiệp ở nhiều loại hình lao động và mức độ nghề nghiệp khác nhau. Ngồi ra cịn rèn luyện cho học sinh có phẩm chất nghề nghiệp, có khả năng thích ứng và linh hoạt với thị trường lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 85 - Đoàn thanh niên của nhà trường là bộ phận quan trọng trong hệ thống GDHN của nhà trường, là lực lượng thực hiện chủ trương kế hoạch của nhà trường bằng các phương thức sôi nổi, thiết thực. Đồn thanh niên có trách nhiệm tạo mối quan hệ với Đồn thanh niên các cấp, các đơn vị sản xuất, cơ quan xí nghiệp để phối hợp tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh như: Tư vấn tuyển sinh, tham quan hướng nghiệp, tuyền truyền nghề nghiệp…

- Ban đại diện CMHS, họ vốn thuộc nhiều nghành nghề trong xã hội. Họ là những người thân quen, gần gũi, là chỗ dựa tinh thần của học sinh nên dễ dàng tác động đến học sinh. Do vậy, việc phối hợp với Ban đại diện CMHS trong việc GDHN cho học sinh là cần thiết.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Thông qua giờ sinh hoạt chủ nhiệm, các giáo viên chủ nhiệm cung cấp cho học sinh những thông tin về nghề nghiệp. Qua sự gần gũi tiếp xúc giáo viên tìm hiểu năng khiếu, sở thích và hồn cảnh gia đình của học sinh để kết hợp với tổ chức tư vấn định hướng và tư vấn nghề cho học sinh.

- Các lực lượng GDHN kết hợp với nhau tổ chức các buổi SHHN, HĐNK cho học sinh với những nội dung hướng vào mục tiêu GDHN cụ thể do Bộ GD&ĐT quy định bằng nhiều hình thức như:

+ Tổ chức thi tìm hiểu thơng tin về nghề nghiệp.

+ Tổ chức cho học sinh được đến tham quan các trường đại học, cao đẳng, làng nghề, xí nghiệp, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn …

+ Hướng dẫn cho học sinh đăng nhập diễn đàn về hướng nghiệp trên mạng. + Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, TCCN tổ chức ngày hội hướng nghiệp cho học sinh.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương để qua hệ thống thông tin của địa phương cung cấp cho học sinh những thông tin cập nhật về nghề nghiệp, những thông tin về thị trường lao động của địa phương và của cả nước, thông tin về những cơ sở dạy nghề của địa phương.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có sự thống nhất tham gia của các lực lượng liên quan.

- Hiệu trưởng lập kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lực lượng, từng cá nhân phụ trách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 86

3.2.6. Tăng cường nguồn tài chính và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác hướng nghiệp

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp.

Phát triển và tăng cường cơ sở vật chất cho GDHN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giai đoạn người giáo viên chỉ lên lớp với quyển giáo án và viên phấn đã thay đổi, theo đó ngồi kiến thức năng lực của giáo viên thì cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện cần thiết để phục vụ cho q trình dạy học nói chung và q trình GDHN nói riêng. Do vậy tăng cường CSVC cho GDHN là điều kiện cần thiết trong công việc quản lý của người hiệu trưởng.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

CSVC phục vụ giảng dạy: + Sân, phòng lớp, bàn ghế.

+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo + Trang thiết bị đồ dùng giảng dạy

Quản lý CSVC phục vụ GDHN được mô tổ tả bằng sơ đồ 3.5 sau: Quản lý việc tăng cường

CSVC phục vụ cho GDHN Quản lý xây dựng CSVC thiết bị- kỹ thuật Quản lý bảo quản CSVC thiết bị- kỹ thuật Quản lý sử dụng CSVC thiết bị- kỹ thuật CSVC phục vụ giảng dạy Góc hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông Bãi Cháy Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo yêu cầu đổi mới giáo dục (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)