Môi trường vĩ mô (macro environment)

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013-2018 cho công ty cổ phần vận tải sản phẩm khí quốc tế (gas shipping) (Trang 61 - 122)

3.2.1.1 Yếu tố kinh tế:

Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng của của ngành vận tải biển nói chung và vận tải dầu khí nói riêng. Mọi thay đổi của nền kinh tế đều tác động nhanh chóng và cùng chiều đến ngành. Một nền kinh tế tăng trưởng mạnh và ổn định sẽ kéo theo sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và các sản phẩm năng lượng, tạo đà cho sự phát triển

của ngành vận tải các sản phẩm dầu khí. Ngược lại, tốc độ phát triển của ngành sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực từ một nền kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng chậm do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm năng lượng sụt giảm.

Những dự báo về sự hồi phục và tăng trưởng trở lại của kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là ngành dầu khí trong năm 2013 và những năm tiếp theo sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành vận tải LPG. Do vậy, có thể nhận định rằng rủi ro về kinh tế không phải là một rủi ro lớn đối với hoạt động của Công ty trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật.

Về chính trị: Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, bền vững là điều kiện rất tốt để kinh doanh trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Economist Intelligence Unit năm 2010, trong bảng xếp hạng toàn cầu, Việt Nam đứng đầu ASEAN về ổn định chính trị. Theo đó, Việt Nam đứng vị trí 26, Singapore 35, Lào 48, Malaysia 101, Philippines 111, Indonesia 113, Thái Lan 126, Myanmar 132, Đông Timor 136, Campuchia 161.

Về pháp luật: Là một doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động của Gas Shipping trước tiên chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh Nghiệp và các văn bản pháp quy liên quan đến ngành nghề hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, do hoạt động trong lĩnh vực khá đặc trưng là vận tải các sản phẩm dầu khí nên Gas Shipping cũng chịu sự tác động của các chính sách và chiến lược phát triển của ngành dầu khí. Ngoài ra, khi trở thành công ty đại chúng và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, hoạt động của Gas Shipping phải tuân theo Luật chứng khoán, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.2.1.3 Yếu tố Xã hội:

Về dân số: Việt Nam một trong những nước có dân số đông nhất thế giới. Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam năm 2012 đạt 91.519.289 người đứng thứ 13 thế giới.

Về thu nhập: Theo tổng cục thống kê, ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2012 của Việt Nam là 1.546 USD tăng so với năm 2011 là 1.300 USD/người. Thu nhập tăng thì đời sống nhu cầu của người dân cũng sẽ tăng cao đặc biệt là mặt hàng Gas có thể nói là mặt hàng chiếm phần lớn trong việc sử dụng để đun nấu trong gia đình, hàng quán.

Đối với thói quen sử dụng phương tiện vận tải của người dân: ngoài sử dụng nguồn nguyên liệu chính là xăng dầu được cho là gây ra ô nhiễm môi trường thì xu hướng trong những năm tới phương tiện vận tải sẽ sử dụng nguồn nhiên liệu LPG vừa tiết kiệm hơn và giúp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường so với các loại nhiên liệu còn lại. Ngày nay, trên thế giới xu hướng sử dụng nguồn nhiên liệu LPG tăng cao đặc biệt tại Việt Nam. Công ty Cổ phần vận tải dầu khí Cửu Long đã tiên phong sử dụng LPG làm nhiên liệu sử dụng cho đội taxi của mình.

3.2.1.4 Yếu tố tự nhiên:

Việt Nam là nước có bờ biển dài, rất thuận lợi cho việc phát triển vận tải đường biển. Tuy nhiên, bên cạnh đó hàng năm, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng từ rất nhiều cơn bão ngoài biển Đông cũng như tình hình gió mùa Đông Bắc, Tây Nam xuất hiện gậy ảnh hưởng lớn đến kế hoạch khai thác tàu, lịch tàu chạy cũng như gây thiệt hại về tài chính khi tàu phải nằm chờ tạo ra tác động không tốt tới kết quả kinh doanh của Công ty.

3.2.1.5 Yếu tố kỹ thuật công nghệ

Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý. Với Gas

Shipping, là công ty được ưu ái và đầu tư lớn từ vốn góp của các Công ty lớn trong Tập đoàn Dầu khí đã cung cấp đủ nguồn lực tài chính cũng như nguồn nhân lực đầy đủ năng lực điều hành quản lý và tiếp cận được với trình độ kỹ thuật từ nước ngoài. Điều này đã giúp cho đội tàu của Gas Shipping đạt được các chứng chỉ chấp thuận (approval) của các đối tác dầu khí lớn như Petronas, Total Gas, Shell Gas…

3.2.2 Môi trường vi mô (micro environment)

3.2.2.1 Phân tích nhu cầu tiêu thụ LPG và nhu cầu vận tải LPG

* Thị trường LPG (Liquefied Petroleum Gas)

LPG là tên gọi chung cho các khí propane (C3) và butan (C4) thương mại, là sản phẩm của Nhà máy lọc dầu hoặc của Nhà máy chế biến khí tự nhiên, là hỗn hợp của các Cacbuahydro như Butan (C4), Propan (C3) hoặc Butan – Propan và có tỷ lệ thành phần nhất định của các Cacbuahydro. LPG được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

- Trong gia đình: đun, sấy… thay thế các loại chất đốt truyền thống như: than đá, gỗ, củi, xăng dầu…;

- Trong các ngành thương mại, dịch vụ: làm chất đốt trong nhà hàng, khách sạn, công sở;

- Trong giao thông vận tải: làm nhiên liệu cho động cơ xe máy, ôtô, taxi, xe buýt…;

- Trong công nghiệp: làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế tạo sản phẩm kim loại, gốm sứ …

Nhu cầu tiêu thụ LPG của thế giới tăng cao qua từng năm: năm 1990 là 128,4 triệu tấn đến năm 2002 sản lượng tiêu thụ đã tăng 201,4 triệu tấn, nhu cầu này tăng trung bình 3,5%/năm (từ năm 1990 – 2002).

Tốc độ tiêu thụ tăng cao nhất vẫn là các nước đang phát triển ở Châu Á (năm 1990 là 19% và đến năm 2002 tăng lên 27%, trong khi đó các nước Bắc Mỹ là nơi tiêu thụ LPG nhiều nhất thế giới, năm 1990 nhu cầu chiếm 25% lượng tiêu thụ LPG

của Thế giới, đến năm 2005 chỉ còn 23%). Để đáp ứng nhu cầu trên, sản lượng LPG sản xuất ra của thế giới ngày càng tăng, năm 2002 toàn thế giới đã sản xuất ra 205,4 triệu tấn LPG, trong đó sản lượng do các Nhà máy xử lý khí sản xuất ra khoảng 123,7 triệu tấn LPG và sản lượng do các Nhà máy lọc dầu sản xuất khoảng 81,7 triệu tấn LPG.

Bắc Mỹ là khu vực sản xuất LPG lớn nhất nhưng do yêu cầu tiêu thụ của vùng cũng rất lớn nên khả năng xuất khẩu sản phẩm LPG ra thị trường Thế giới là rất ít hoặc không thể. Vùng có sản lượng LPG lớn thứ hai là Trung Đông sản lượng xuất khẩu năm 2002 là 20 triệu tấn, dự báo đến năm 2018 khoảng 50 triệu tấn. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… xuất khẩu khoảng 2,2 triệu tấn LPG, lượng LPG này được vận chuyển bằng các tàu định áp nhỏ sang các nước ở khu vực Bắc Á, Châu Á – Thái Bình Dương [12]

Thực tế trên chứng minh rằng nhu cầu LPG của khu vực Đông Nam Á và cả khu vực Châu Á luôn cao hơn nguồn LPG có thể cung cấp được, các nước Châu Á từng bước phát triển mạnh mẽ để trở thành các nước công nghiệp mới, nhu cầu tiêu thụ LPG chính vì thế cũng tăng nhanh.

* Nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam:

LPG xuất hiện tại Việt Nam từ thập niên 50 của thế kỷ 20, được sử dụng làm chất đốt trong sinh hoạt hằng ngày, mức tiêu thụ khoảng 500 tấn/năm, đến thập niên 70 tăng lên 15.000 tấn/năm. Sản phẩm LPG cung cấp cho thị trường Việt Nam do hai tập đoàn Shell và Esso cung cấp chính và các kho chứa được đặt tại Nhà Bè với tổng sức chứa của kho là Shell khoảng 600 tấn, Esso khoảng 900 tấn. Thị trường tiêu thụ LPG của Việt Nam trong thời gian này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Đến cuối thập niên 70 và đầu những năm 80 do bị bao vây cô lập và cấm vận kinh tế nên các ngành công nghiệp bị đình trệ, cùng với các thị trường khác, thị trường LPG của Việt Nam thu hẹp dần và cuối cùng thì ngưng hẳn.

Bước vào những năm 1986 – 1990, trong thời kỳ đổi mới, thị trường LPG bắt đầu hồi sinh, năm 1990 dân số Việt Nam ước lượng khoảng 67 triệu người, lượng tiêu thụ LPG tăng cao nhưng ở Việt Nam vẫn chỉ có một vài công ty kinh doanh sản phẩm LPG.

Cuối năm 1998, Nhà máy chế biến khí Dinh Cố (GPP) của Petro Việt Nam tại Bà Rịa – Vũng Tàu hoàn thành xây lắp và đưa vào vận hành, sản lượng 360.000 tấn/năm do Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí (nay là Tổng Công ty Khí – PVGas) điều hành sản xuất và phân phối toàn bộ cho thị trường.

* Thị trường vận tải LPG Việt Nam:

Tại thị trường Việt Nam hiện nay LPG chỉ được vận chuyển chủ yếu bằng phương tiện đường bộ (xe bồn) và đường thủy (tàu).

- Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ: chủ yếu được sử dụng để vận chuyển trong vùng có cự ly ngắn từ kho đầu mối đến các kho trung chuyển hoặc các trạm chiết nạp sản phẩm, mỗi chuyến chở từ 08 – 10 tấn. Ưu điểm lớn nhất là sự linh hoạt trong phạm vi hoạt động, có cự ly ngắn và khối lượng LPG yêu cầu không lớn, đặc biệt là những nơi không có đủ điều kiện để phát triển giao thông (miền núi, cao nguyên…) thì chỉ có thể sử dụng phương tiện này. Hiện nay, thị trường Việt Nam có khoảng trên 100 chiếc xe bồn chở LPG trong đó PV Gas và PVGas South có khoảng 10 chiếc.

- Phương tiện vận chuyển bằng đường thủy: Sử dụng các tàu trọng tải 1.000 – 3.000 DWT cho việc nhập khẩu từ nước ngoài hoặc vận chuyển LPG từ Dinh Cố đi các kho lớn trong nước. Các tàu nhỏ hơn và sà lan được sử dụng trên các tuyến phân phối từ các kho đầu mối tới kho nhỏ trên tuyến ngắn, tuyến sông.

3.2.2.2 Mô hình 5 áp lực của Michael Porter* Cạnh tranh trong ngành: * Cạnh tranh trong ngành:

Hiện nay, Gas Shipping gần như chiếm lĩnh vị trí số 1 trên thị trường vận tải LPG trong nước.

Về năng lực vận tải: Theo số liệu thống kê năm 2013 của Gas Shipping thì hiện nay Việt Nam có 11 tàu chuyên dụng và xà lan chuyên chở LPG của các chủ tàu Việt Nam. Đội tàu của Gas Shipping gồm 06 tàu chiếm 55 % số lượng tàu LPG của cả nước. Lượng tàu còn lại được phân bổ cho các công ty: AST, Shin petrol, Anpha SG và Fgas. So với các đối thủ cạnh tranh, đội tàu của Gas Shipping có tuổi đời trẻ nhất (từ 17 – 21 tuổi). Để tìm hiểu rõ hơn về năng lực đội tàu LPG tại Việt Nam, về tuyến hoạt động cũng như số liệu kỹ thuật xem bảng 3.1 và biểu đồ 3.1

Bảng 3.1:Năng lực đội tàu vận tải LPG Việt Nam

STT TÊN TÀU CHỦ TÀU ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG

TRỌNG TẢI (DWT)

NĂM ĐÓNG

1 Cuu Long Gas

Gas Shipping

Dung Quất, Dinh cố

và Đông Nam Á 2.999 1996 2 Sai Gon Gas Dung Quất, Dinh Cố,

Chelsea Bridge 2.999 1996 3 Hong Ha Gas Dung Quất, Dinh Cố,

Chelsea Bridge 1.519 1993

4 Viet Gas Dung Quất, Dinh Cố,

Chelsea Bridge 1.519 1992

5 Apollo Pacific Dung Quất, Dinh Cố 2.999 1988

6 Aquamarine

Gas Dung Quất, Dinh Cố 1.662 1985

7 Petro Gas 05 AST Dung Quất, Dinh Cố 1.012 1990

8 Vitamin Gas Dinh Cố, Chelsea

Bridge 1.139 1980

9 Việt Mỹ Anpha SG Nam Trung Quốc –

Miền Bắc 1.662 1985

10 Xà Lan Việt

Gas 01 Shin Petrol Miền Bắc 763 1980

11 FGas 09 FGas Dung Quất, Dinh Cố 4.143 1989

Nguồn: Phòng khai thác công ty Gas Shipping ( 2012)

Nguồn: Phòng khai thác công ty Gas Shipping ( 2012)

Trong những năm qua, thị trường tiêu thụ LPG phát triển mạnh chủ yếu ở khu vực Miền Bắc và Miền Nam. Theo kết quả thống kê, thị phần Miền Bắc chiếm khoảng 31% và thị phần Miền Nam là 65%.

Nguồn cung LPG trong nước được cung cấp chủ yếu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng 300.000 tấn/năm và Nhà máy xử lý khí Dinh Cố với sản lượng 280.000 tấn/năm. Với công suất này, sản lượng LPG sản xuất trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 59% nhu cầu thị trường trong nước, phần còn lại các Công ty kinh doanh khí LPG tại Việt Nam phải nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nam Trung Quốc.

Lượng LPG trong nước chủ yếu được vận chuyển bằng tàu, chiếm khoảng 80%; phần còn lại được vận chuyển bằng xe bồn chuyên dụng.

Hiện tại, ngoài Gas Shipping trong nước còn có 04 đơn vị có tàu cũng tham gia thị trường vận tải LPG:

- Công ty Cổ phần ShinPetrol có 02 phương tiện vận chuyển là Xà lan Việt Gas 01 vận tải nội địa trong khu vực phía Nam và tàu ShinPetrol 01 chủ yếu vận tải nhập khẩu LPG phục vụ cho kinh doanh của chính Công ty ShinPetrol.

gia vận tải LPG cho PV Gas Trading.

- Công ty Cổ phần AnPha có 01 tàu Việt Mỹ, chủ yếu vận tải LPG nhập khẩu từ Nam Trung Quốc về miền Bắc và một số chuyến hàng về miền Nam.

- Công ty Cổ phần Dầu Khí FGas có 01 tàu là FGas 09 hiện đang cho Gas Shipping thuê định hạn phục vụ vận tải LPG cho PV Gas Trading.

Về sự cạnh tranh trong ngành, đây là một thị trường rộng lớn nhưng lại ít đối thủ cạnh tranh. Với ưu thế là có một số lượng tàu chiếm đa số trong ngành, bên cạnh đó là lượng khách hàng ổn định chính là từ các cổ đông.

Đội tàu của Gas Shipping được đánh giá là quy mô lớn nhất và khá hiện đại so với những doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng ngành vận tải LPG, đáp ứng đủ yêu cầu kỹ thuật và năng lực vận tải khí cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Với các đặc điểm đặc thù trong chiến lược phát triển nêu trên, định hướng phát triển của Công ty hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí cũng như Ngành Dầu khí nói chung. Điều này đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Gas Shipping.

* Năng lực khách hàng: Thị trường rộng lớn:

Nguồn cung LPG trong nước được cung cấp chủ yếu từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng 300.000 tấn/năm và Nhà máy lọc xử lý khí Dinh Cố với sản lượng 280.000 tấn/năm, đáp ứng được khoảng 59% nhu cầu thị trường trong nước. Hoạt động của Gas Shipping ít bị ảnh hưởng nhiều bởi tính cạnh tranh của thị trường do ưu thế gần như là đầu mối trong vận tải sản phẩm LPG đầu ra cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia vận chuyển sản phẩm sản xuất tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố, tàu chứa LPG Chelsea Bridge của PV Gas, khu vực Nam Trung Quốc và khách hàng Petronas Malaysia, cũng như các nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Long Sơn sau này.

Với lợi thế được giao nhiệm vụ từ Tổng công ty PV Trans / Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Gas Shipping sẽ còn nhiều cơ hội gia tăng doanh thu trong những năm tới.

Công ty mới thành lập từ cuối năm 2007 nên hoạt động của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu trong nước, chưa có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013-2018 cho công ty cổ phần vận tải sản phẩm khí quốc tế (gas shipping) (Trang 61 - 122)