Phân tích nhu cầu tiêu thụ LPG và nhu cầu vận tải LPG

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013-2018 cho công ty cổ phần vận tải sản phẩm khí quốc tế (gas shipping) (Trang 64 - 66)

* Thị trường LPG (Liquefied Petroleum Gas)

LPG là tên gọi chung cho các khí propane (C3) và butan (C4) thương mại, là sản phẩm của Nhà máy lọc dầu hoặc của Nhà máy chế biến khí tự nhiên, là hỗn hợp của các Cacbuahydro như Butan (C4), Propan (C3) hoặc Butan – Propan và có tỷ lệ thành phần nhất định của các Cacbuahydro. LPG được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

- Trong gia đình: đun, sấy… thay thế các loại chất đốt truyền thống như: than đá, gỗ, củi, xăng dầu…;

- Trong các ngành thương mại, dịch vụ: làm chất đốt trong nhà hàng, khách sạn, công sở;

- Trong giao thông vận tải: làm nhiên liệu cho động cơ xe máy, ôtô, taxi, xe buýt…;

- Trong công nghiệp: làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế tạo sản phẩm kim loại, gốm sứ …

Nhu cầu tiêu thụ LPG của thế giới tăng cao qua từng năm: năm 1990 là 128,4 triệu tấn đến năm 2002 sản lượng tiêu thụ đã tăng 201,4 triệu tấn, nhu cầu này tăng trung bình 3,5%/năm (từ năm 1990 – 2002).

Tốc độ tiêu thụ tăng cao nhất vẫn là các nước đang phát triển ở Châu Á (năm 1990 là 19% và đến năm 2002 tăng lên 27%, trong khi đó các nước Bắc Mỹ là nơi tiêu thụ LPG nhiều nhất thế giới, năm 1990 nhu cầu chiếm 25% lượng tiêu thụ LPG

của Thế giới, đến năm 2005 chỉ còn 23%). Để đáp ứng nhu cầu trên, sản lượng LPG sản xuất ra của thế giới ngày càng tăng, năm 2002 toàn thế giới đã sản xuất ra 205,4 triệu tấn LPG, trong đó sản lượng do các Nhà máy xử lý khí sản xuất ra khoảng 123,7 triệu tấn LPG và sản lượng do các Nhà máy lọc dầu sản xuất khoảng 81,7 triệu tấn LPG.

Bắc Mỹ là khu vực sản xuất LPG lớn nhất nhưng do yêu cầu tiêu thụ của vùng cũng rất lớn nên khả năng xuất khẩu sản phẩm LPG ra thị trường Thế giới là rất ít hoặc không thể. Vùng có sản lượng LPG lớn thứ hai là Trung Đông sản lượng xuất khẩu năm 2002 là 20 triệu tấn, dự báo đến năm 2018 khoảng 50 triệu tấn. Các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… xuất khẩu khoảng 2,2 triệu tấn LPG, lượng LPG này được vận chuyển bằng các tàu định áp nhỏ sang các nước ở khu vực Bắc Á, Châu Á – Thái Bình Dương [12]

Thực tế trên chứng minh rằng nhu cầu LPG của khu vực Đông Nam Á và cả khu vực Châu Á luôn cao hơn nguồn LPG có thể cung cấp được, các nước Châu Á từng bước phát triển mạnh mẽ để trở thành các nước công nghiệp mới, nhu cầu tiêu thụ LPG chính vì thế cũng tăng nhanh.

* Nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam:

LPG xuất hiện tại Việt Nam từ thập niên 50 của thế kỷ 20, được sử dụng làm chất đốt trong sinh hoạt hằng ngày, mức tiêu thụ khoảng 500 tấn/năm, đến thập niên 70 tăng lên 15.000 tấn/năm. Sản phẩm LPG cung cấp cho thị trường Việt Nam do hai tập đoàn Shell và Esso cung cấp chính và các kho chứa được đặt tại Nhà Bè với tổng sức chứa của kho là Shell khoảng 600 tấn, Esso khoảng 900 tấn. Thị trường tiêu thụ LPG của Việt Nam trong thời gian này hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Đến cuối thập niên 70 và đầu những năm 80 do bị bao vây cô lập và cấm vận kinh tế nên các ngành công nghiệp bị đình trệ, cùng với các thị trường khác, thị trường LPG của Việt Nam thu hẹp dần và cuối cùng thì ngưng hẳn.

Bước vào những năm 1986 – 1990, trong thời kỳ đổi mới, thị trường LPG bắt đầu hồi sinh, năm 1990 dân số Việt Nam ước lượng khoảng 67 triệu người, lượng tiêu thụ LPG tăng cao nhưng ở Việt Nam vẫn chỉ có một vài công ty kinh doanh sản phẩm LPG.

Cuối năm 1998, Nhà máy chế biến khí Dinh Cố (GPP) của Petro Việt Nam tại Bà Rịa – Vũng Tàu hoàn thành xây lắp và đưa vào vận hành, sản lượng 360.000 tấn/năm do Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí (nay là Tổng Công ty Khí – PVGas) điều hành sản xuất và phân phối toàn bộ cho thị trường.

* Thị trường vận tải LPG Việt Nam:

Tại thị trường Việt Nam hiện nay LPG chỉ được vận chuyển chủ yếu bằng phương tiện đường bộ (xe bồn) và đường thủy (tàu).

- Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ: chủ yếu được sử dụng để vận chuyển trong vùng có cự ly ngắn từ kho đầu mối đến các kho trung chuyển hoặc các trạm chiết nạp sản phẩm, mỗi chuyến chở từ 08 – 10 tấn. Ưu điểm lớn nhất là sự linh hoạt trong phạm vi hoạt động, có cự ly ngắn và khối lượng LPG yêu cầu không lớn, đặc biệt là những nơi không có đủ điều kiện để phát triển giao thông (miền núi, cao nguyên…) thì chỉ có thể sử dụng phương tiện này. Hiện nay, thị trường Việt Nam có khoảng trên 100 chiếc xe bồn chở LPG trong đó PV Gas và PVGas South có khoảng 10 chiếc.

- Phương tiện vận chuyển bằng đường thủy: Sử dụng các tàu trọng tải 1.000 – 3.000 DWT cho việc nhập khẩu từ nước ngoài hoặc vận chuyển LPG từ Dinh Cố đi các kho lớn trong nước. Các tàu nhỏ hơn và sà lan được sử dụng trên các tuyến phân phối từ các kho đầu mối tới kho nhỏ trên tuyến ngắn, tuyến sông.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2013-2018 cho công ty cổ phần vận tải sản phẩm khí quốc tế (gas shipping) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w