Quy định pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 31)

Pháp luật về thực hiện DCCS ở xã, phường thị trấn được quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL – UBTVQH, được UBTVQH thông qua ngày 20 tháng 4 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, gồm 6 chương 28 Điều, tại Điều 1 có ghi:“Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để Nhân dân biết; những nội dung Nhân dân bàn và quyết định; những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung Nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, CBCC xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ

thôn, làng, ấp, bản, phun, sóc (sau đây gọi chung là thơn), tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là tổ dân phố), của các cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan và của Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ cấp xã”

[50]. Các quy định được cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về nội dung phải công khai để Nhân dân biết

Đây là sự cụ thể hóa một quyền cơng dân cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp đó là quyền được thơng tin. Trong xã hội dân chủ, người dân có

quyền được biết tất cả mặt hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động quản lý nhà nước. Các chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước phải quy định cụ thể điều này, vì dân có biết thì mới hiểu rõ và làm đúng các quy định pháp luật, họ sẽ tự bảo vệ được các quyền, lợi ích của mình, tránh sự xâm hại từ phía các cá nhân khác hoặc thậm chí từ phía chính quyền. Dân biết là quy định có tính cơ sở để họ tiếp tục thực hiện các quyền dân chủ tiếp theo như "bàn", "làm" và "kiểm tra". Quy định quyền người dân được thơng tin về những chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của Nhân dân tại cơ sở và nghĩa vụ của chính quyền cấp xã phải thơng tin kịp thời và công khai cho người dân tại Điều 5 của Pháp lệnh bao gồm 11 nội dung như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của cấp xã; dự án, cơng trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, cơng trình trên địa bàn cấp xã, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã; nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ, các khoản huy động Nhân dân đóng góp; chủ trương, kế hoạch vay vốn cho Nhân dân để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn; đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của CBCC cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố, kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt cấp xã; nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân; đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và

nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các cơng việc liên quan đến Nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.

So với các quy định của Nghị định 79/2003/NĐ – CP thì các quy định của Pháp lệnh đã có những sửa đổi bổ sung hợp lý, hoàn thiện, khắc phục được những yếu kém, hạn chế, tập trung quy định các vấn đề đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và liên quan thiết thực đến quyền của người dân mà trên thực tế các quyền đó đang bị vi phạm, quy định quá mơ hồ, nhất là các quyền của Nhân dân khi nhà nước triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư… Pháp lệnh đã nêu đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng thực hiện, rút kinh nghiệm quy định trước đây là không chỉ liệt kê ra những việc phải cơng khai, vì rất dễ dẫn đến liệt kê thiếu, mà Pháp lệnh còn mở rộng các vấn đề khác khi chính quyền thấy cần thiết và Nhân dân yêu cầu thông báo, thể hiện mở rộng quyền chủ động ở cấp chính quyền cơ sở.

Thứ hai, quy định về nội dung Nhân dân bàn và quyết định

Pháp lệnh đã phân định rõ ràng nội dung nào Nhân dân ở cơ sở bàn và trực tiếp quyết định, việc gì Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định thành hai mục trong một chương chứ không chia ra làm hai chương riêng biệt như trong Nghị định 79/2003/NĐ – CP, điều đó tạo nên một bố cục hợp lý nhằm thực hiện quyền dân bàn, chẳng hạn:

Tại Điều 10, Pháp lệnh quy định những việc Nhân dân bàn và trực tiếp quyết định đó là: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi cơng cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp tồn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật. Khi thực hiện quy định này sẽ giúp chính quyền cấp xã nắm bắt được ý nguyện của Nhân dân,

Nhân dân trực tiếp bày tỏ ý kiến, tranh luận, trao đổi thơng tin hai chiều và có thể đi tới kết luận cuối cùng một vấn đề ở địa phương, tạo ra được sự đồng thuận. Còn những việc Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh một lần nữa khẳng định về vai trò, tầm quan trọng của hương ước, quy ước trong việc quản lý đời sống ở cộng đồng dân cư, đồng thời phát huy vai trị, trách nhiệm, tính tự quản của Nhân dân trước công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, phạm vi cấp xã, thôn tổ dân phố; kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội; gắn kết trách nhiệm của Nhân dân tham gia xây dựng chính quyền.

Thứ ba, những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định

Pháp lệnh đã dành riêng Chương IV để quy định về điều này, cụ thể tại Điều 19 nêu 5 vấn đề Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định: Các dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến Nhân dân theo quy định của pháp luật hoặc xét thấy cần thiết.

Các quy định về nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định đã thể hiện sự tôn trọng Nhân dân và thực hiện

quyền dân bàn. Nội dung Nhân dân tham gia ý kiến quan trọng liên quan đến việc phát triển địa phương, các lĩnh vực kinh tế, đất đai, địa giới hành chính và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Khi Nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến thì sẽ bày tỏ được thái độ, sự đồng tình hay khơng đồng tình và theo đó việc ban hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ có tính chuẩn xác và khả thi hơn.

Thứ tư, quy định về những nội dung Nhân dân giám sát

Quyền kiểm tra, giám sát là một trong những quyền chính trị cơ bản của cơng dân, người dân tích cực vào cơng tác kiểm tra, giám sát thì có nghĩa là họ tích cực tham gia vào cơng cuộc quản lý đất nước, góp phần vào cơng cuộc xây dựng làng, bản, thơn xóm, hạn chế những hành vi vi phạm DCCS. Cơ quan, chính quyền cấp xã tạo điều kiện và tôn trọng quyền kiểm tra của người dân một mặt sẽ thúc đẩy sự minh bạch, mặt khác hạn chế sự lạm quyền, tham nhũng trong hoạt động điều hành và quản lý của chính quyền cơ sở, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ giữa Nhân dân với chính quyền.

Kiểm tra, giám sát là việc xem xét hoạt động của cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền, người được nhà nước trao quyền để đảm bảo pháp chế và kỷ cương trong cơ quan nhà nước. Theo Điều 23 Pháp lệnh, Nhân dân sẽ giám sát các nội dung yêu cầu cần phải công khai tại Điều 5, các nội dung Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp tại Điều 10, các nội dung Nhân dân bàn, biểu quyết và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ở Điều 13, các nội dung Nhân dân tham gia ý kiến quy định tại Điều 19.

Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm: cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ; xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ, của UBMTTQ

Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận cấp xã hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

Tại Điều 26, Pháp lệnh quy định về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm, theo đó hai năm một lần trong mỗi nhiệm kỳ của HĐND cấp xã, Ban Thường trực UBMTTQ VN cùng cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; quy định thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm và trách nhiệm của Ban Thường trực UBMTTQVN cấp xã trong việc gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm và kiến nghị của cơ quan này đến cơ quan có thẩm quyền. Các nội dung cụ thể hướng dẫn về vấn đề này được quy định tại Nghị Quyết liên tịch số 09/2008/NQLT- CP - UBTWMTTQVN quy định rõ về nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, thời hạn lấy phiếu tín nhiệm, cơng tác chuẩn bị cũng như việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm đến người dân.

Pháp lệnh đã quy định đầy đủ hơn các quyền giám sát của người dân, điều đó đồng nghĩa quy định các chủ thể pháp luật phải thực hiện nghiêm minh các quy định pháp luật về quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần phát huy dân chủ cơ sở, phát huy vai trò của Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, xây dựng chính quyền thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)