Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 68)

9 Tình hình đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội của huyện 6,476 6277 6.3 185 2.86 14 0

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Ưu điểm

2.3.1.1. Quy định pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn

Hệ thống các văn bản pháp luật về thực hiện DCCS cơ bản đầy đủ, đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống, từng bước cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, điều chỉnh nhiều mặt, nhiều lĩnh vực tạo thành một cơ chế thống nhất đảm bảo dân chủ được phát huy có hiệu quả, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội ở cơ sở.

Các quyền cơ bản của công dân nêu trong Hiến pháp, pháp luật được thực thi, vai trò Nhân dân được coi trọng. Họ được làm chủ trong mọi hoạt động ở địa phương, hạn chế phát sinh mâu thuẫn, bức xúc, tạo sự đoàn kết đồng thuận, quyết tâm trong các cấp chính quyền địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Các quy định của pháp luật về thực hiện DCCS trên địa bàn huyện được ban hành đã thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, chuyển từ cơ chế mệnh lệnh quyền uy sang cơ chế bàn bạc, công khai minh bạch, dân chủ, phục vụ Nhân dân.

Thứ hai, các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ trong cơ quan

hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập đã ban hành quy chế làm việc hoạt động của cơ quan đơn vị, có tổ chức hội nghị để bàn và quyết định tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình cơng tác định kỳ cơng khai để CBCC, VC theo dõi, thực hiện và giám sát.

2.3.1.2. Việc triển khai thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở Thứ nhất, việc thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Người dân từng bước quan tâm, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, thị trấn. Họ đã phối hợp cùng với chính quyền cơ sở thực hiện các nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, chủ động tìm đến chính quyền cấp trên để yêu cầu giải quyết những vấn đề mà chính quyền cấp xã có hành vi vi phạm, đồng thời trực tiếp kiến nghị với cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương để tăng cường chức năng giám sát, bảo vệ quyền lợi của Nhân dân theo quy định.

Chính quyền địa phương các xã, thị trấn trong huyện nhận thức trách nhiệm, cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật về thực hiện DCCS. Nhận thức, trách nhiệm, lề lối làm việc của CBCC cấp xã có nhiều cải tiến, người dân hài lịng, gắn bó hơn chính quyền địa phương, tin tưởng hơn vào các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

Thứ hai, thực hiện pháp luật thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành

chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Các nội dung quy định này được các cơ quan đơn vị chú trọng cụ thể hóa thực hiện. Từng cơ quan đơn vị đã chủ động xây dựng quy chế làm việc, các hoạt động, kế hoạch công tác, kế hoạch tài chính, tuyển dụng, quy hoạch đào tạo cán bộ, bố trí sử dụng cán bộ được CBCC, VC bàn bạc, quyết định dân chủ.

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Đối với các quy định pháp luật về thực hiện hiện dân chủ cơ sở

Thứ nhất, các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ sở ở xã phường,thị trấn

Các quy định của pháp luật về DCCS tản mạn, thiếu tính hệ thống, nhiều quy định cịn nêu chung chung, khơng có nguồn lực thực hiện, thiếu

đồng bộ, khơng có chế tài xử lý khi có hành vi vi phạm hoặc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm chức danh do HĐND bầu; chưa có hiệu lực pháp lý cao, rất khó thực hiện. nhiều quy định rất hình thức, ít khả thi vì phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất.

Việc rà sốt, ban hành, bổ sung chính sách, cơ chế chưa đồng bộ, chưa kịp thời đáp ứng u cầu, nhất là những chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của Nhân dân như: giá đền bù đất khi giải phóng mặt bằng, tái định cư, tiền lương, bảo hiểm xã hội ...Một số quy định khơng cịn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành (đánh giá, phân loại CBCC, VC hiện nay theo Nghị định 56/2015/ NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật dân sự, Luật hình sự...).

Một số quy định do các cấp chính quyền trong huyện ban hành chưa đảm bảo quy trình, thiếu căn cứ pháp lý, có trường hợp căn cứ pháp lý đã hết hiệu lực áp dụng, ban hành thiếu chính xác, ít khả thi. Chính quyền cấp xã tổ chức cho người dân bàn bạc chưa kỹ lưỡng, Nhân dân chưa thông suốt vấn đề.

Các quyền “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được thực hiện đảm bảo, chưa thật sự phát huy đúng mức sự tham gia của Nhân dân vào các chương trình dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Hiệu quả các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ chưa được chính quyền coi trọng.

Thứ hai, quy định pháp luật về dân chủ cơ sở trong cơ quan hành chính

nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập

Các quy định cịn bất cập, vướng mắc trong q trình thực hiện về trách nhiệm người đứng đầu, không thể áp dụng cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập, vì có cơ quan hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo, biểu quyết theo đa số (các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận và các hội đoàn thể), các cơ quan thuộc khối chính quyền theo chế độ thủ trưởng.

Chưa quy định chế tài xử lý trách nhiệm đối với CBCC, VC trong cơ quan, đơn vị và ngược lại, thủ trưởng các cơ quan đơn vị vẫn chưa thực hiện đảm bảo trách nhiệm của mình theo quy định; chưa có quy định mang tính pháp lý để phát huy khả năng đóng góp thật sự của từng CBCC, VC.

Các quy định này chỉ tồn tại dưới dạng quy chế làm việc, chưa có tính pháp lý ràng buộc trách nhiệm của CBCC, VC và người đứng đầu trong quá trình thực hiện quy định; phương tiện, điều kiện kinh phí thực hiện khơng đảm bảo.

2.3.2.2. Việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở Thứ nhất, đối với xã, thị trấn

Chính quyền địa phương chưa quan tâm triển khai thực hiện Pháp luật về thực hiện DCCS thường xuyên, kịp thời đầy đủ, chủ yếu chỉ thực hiện khi có quy định mang tính chất bắt buộc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án lớn…

Chính quyền ít tiếp thu ý kiến nhân dân, thường định hướng theo ý chí của nhà nước, chính quyền, văn bản cấp trên, thậm chí phân biệt đối xử với người có ý kiến trái chiều. Lúng túng về cách thức theo dõi, tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện DCCS, nhất là chưa có cách xử lý, giải quyết các vấn đề Nhân dân tham gia trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện DCCS.

Công tác cải cách hành chính cịn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân; các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính ở cấp cơ sở trong thời gian vừa qua còn gây nhiều bức xúc trong dân, rờm rà, phức tạp, phiền hà trong Nhân dân.

Nhân dân thiếu tinh thần hợp tác, chưa chủ động tham gia thực hiện pháp luật DCCS, trách nhiệm và quyền của Nhân dân chưa được phát huy đúng mức, chỉ khi quyền dân chủ bị xâm phạm mới lên tiếng, yêu cầu bảo vệ và tham gia thực hiện. Quyền làm chủ của Nhân dân ở một số nơi, trên một số

lĩnh vực còn bị vi phạm. Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp còn nhiều biểu hiện thiếu thực chất, chưa phát huy tốt vai trò làm chủ của Nhân dân.

Chất lượng hiệu quả giám sát hạn chế, làm chiếu lệ; giải quyết khiếu nại, tố của công dân thường bị né tránh, chậm trễ, kéo dài, khơng dứt khốt.

Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

Nhận thức về dân chủ trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân cịn nhiều hạn chế. Tình trạng tách rời, thậm chí đối lập giữa dân chủ và kỷ cương, dân chủ và pháp luật còn tồn tại ở khơng ít người. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và Nhà nước vẫn còn bị hiểu sai lệch, biến thành tập trung quan liêu hoặc dân chủ vơ tổ chức.

Cải cách hành chính chưa đạt u cầu đề ra. Năm 2017, UBND huyện nằm trong số 8/14 huyện, thành phố của tỉnh có chỉ số cải cách hành chính trên giá trị trung bình (trên 50 điểm). Một số thủ tục hành chính cịn gây phiền hà cho tổ chức và cơng dân. Tình trạng quan liêu trong bộ máy hành chính làm cho yêu cầu quản lý các quá trình kinh tế - xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân chưa nhanh nhạy và hiệu quả chưa cao. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội về cơ bản vẫn cịn tình trạng “hành chính hóa”.

Tình trạng thiếu dân chủ trong đảng thường đi đôi với việc lãnh đạo, quản lý độc đốn, chun quyền, thậm chí gia trưởng. Có tình trạng dân chủ không đi đôi với kỷ luật, kỷ cương hành chính. Người đứng đầu các cơ quan đơn vị thường có biểu hiện né tránh trách nhiệm thực hiện dân chủ.

Các vấn đề liên quan đến công khai, minh bạch tài chính, các khoản thu, chi chưa được thực hiện một cách đầy đủ, vẫn cịn tình trạng cán bộ bị xử lý kỷ luật do thiếu công khai minh bạch, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý điều hành ngân sách nhà nước nói chung và tại cơ quan đơn vị nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)