sở trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
2.1.3.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện khơng thuận lợi, điều kiện
kinh tế - văn hóa xã hội của huyện xuất phát thấp
Chỉ từ năm 2011 đến nay huyện được tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình MTQG XD NTM kinh tế xã hội từng bước phát triển. Đây là một chương trình lớn tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, hướng tới xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nơng thơn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa, mơi trường sinh thái
gắn với phát triển đơ thị. Nhiều chương trình dự án tác động trực tiếp tới lợi ích của Nhân dân được thực hiện như các cơng trình xây dựng cơ bản, hạ tầng giao thơng, các chương trình, dự án phát triển kinh tế, nông nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc, nhờ đó vai trị làm chủ của Nhân dân được phát huy, pháp luật về thực hiện DCCS được chú trọng.
2.1.3.2. Nhân dân đóng vai trị tác động rất lớn đến hiệu quả pháp luật về thực hiện DCCS
Khi trình độ dân trí ngày càng phát triển, người dân quan tâm tiếp cận pháp luật nói chung và pháp luật về thực hiện DCCS, biết phát huy dân chủ, dám đấu tranh bảo vệ quyền làm chủ của mình. Do đó, các cơ quan phải ln hồn thiện và trách nhiệm trong thực hiện các quy định pháp luật về thực hiện DCCS, không để pháp luật này chỉ tồn tại trên giấy, là lời nói sng.
2.1.3.3. Đội ngũ CBCC, VC, người đứng đầu cơ quan, đơn vị là người trực tiếp dẫn dắt, đưa pháp luật về thực hiện DCCS thực thi trong thực tế
Hiện nay tồn huyện có 401 cán bộ cơng chức, trong đó có 171 CBCC, VC thuộc các cơ quan trong hệ thống chính trị cấp huyện; 230 CBCC cấp xã; 767 viên chức giáo viên. So với quy định về biên chế được giao, hiện nay còn thiếu 48 CBCC cấp xã, 10 CBCC cấp huyện, 203 viên chức giáo viên. Đây là một trong những khó khăn thách thức lớn đối với huyện trong q trình giải quyết cơng việc tại địa phương. Trình độ nhận thức của CBCC, đặc biệt là ở cấp xã chưa đảm bảo, thiếu, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, việc điều động, luân chuyển CBCC từ huyện xuống xã, giữa cán bộ chủ chốt các xã trong huyện với nhau không thể sâu sát cơ sở, không thể am hiểu tâm lý người dân sẽ rất khó thực hiện.
Bên cạnh đó, một số cơ quan đơn vị, địa phương trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu năng lực lãnh đạo quản lý, phẩm chất, đạo đức, ý
thức tôn trọng dân, gần dân, sát dân, trách nhiệm, thái độ vì nhân dân phục vụ, khả năng áp dụng thực thi pháp luật còn hạn chế, chưa dành thời gian thỏa đáng cho việc nghiên cứu các quy định pháp luật DCCS, làm đến đâu nghiên cứu đến đó, thiếu tính hệ thống khơng nghiêm túc, hình thức, chưa đảm bảo quy định, sẽ làm cho một bộ phận Nhân dân chưa thật sự có niềm tin đối với chính quyền.
2.1.3.4. Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong huyện, đặc biệt là cấp xã, cấp chính quyền trực tiếp sâu sát với Nhân dân
Nếu công tác quản lý, điều hành theo hướng cụ thể, gần dân, sát dân, vì lợi ích của dân thì dân chủ được mở rộng, công khai, minh bạch, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện đảm bảo; trách nhiệm và thái độ đội ngũ cán bộ làm công tác ở cơ sở tăng cường thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn ở cở sở, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong quy hoạch, xây dựng, thực hiện các đề án; công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện đầy đủ kịp thời thì dân chủ cơ sở được phát huy, các quyền cơ bản của công dân được thực thi có hiệu quả.
2.1.3.5. Cơng tác cải cách hành chính của chính quyền địa phương
Hoạt động của cơ chế “một cửa”, phương tiện, thiết bị và việc bố trí cán bộ đúng chuyên môn thông suốt cũng rất quan trọng nâng cao chất lượng hiệu quả của pháp luật về thực hiện DCCS như giải quyết công việc hàng ngày của công dân, các thủ tục hành chính cơ bản, việc niêm yết cơng khai tại trụ sở cơ quan. Khi tham gia thực hiện các thủ tục hành chính, sử dụng các dịch vụ cơng tại địa phương chính là người dân đã được thực hiện các quyền dân chủ của mình theo quy định pháp luật.