9 Tình hình đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội của huyện 6,476 6277 6.3 185 2.86 14 0
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thực hiện DCCS và thực thi trong thực tiễn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của
Nhân dân, được Nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân
dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên
quan đến lợi ích, cuộc sống của Nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”, cần
thực hiện tốt các nội dung sau đây:
Một là, tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn mơ hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, khẳng định những quan điểm đúng đắn của
Đảng ta về tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân và vì dân.
Hai là, rà soát, kịp thời thay đổi những nội dung quy định pháp luật DCCS khơng cịn phù hợp, đồng thời bổ sung những quy định mới sát với thực tế có tính pháp lý cao gắn với các chế tài xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân sai phạm, tập trung khắc phục những quy định sng, khó thực
hiện hoặc thực hiện qua loa, hình thức, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả thực thi pháp luật này trong thực tế.
Ba là, hệ thống hóa các quy định pháp luật có liên quan đến pháp luật về thực hiện DCCS để các chủ thể trực tiếp thực hiện dễ dàng tiếp cận, áp dụng thực hiện. Đặc biệt, Nhân dân có thể nắm rõ và phát huy quyền làm chủ của mình và thực hiện đúng phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”, làm cho mỗi người dân thấy được ý nghĩa, những nỗ lực của Đảng
và Nhà nước ta trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nhận biết giá trị tốt đẹp của pháp luật DCCS, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thay đổi nhận thức không để rơi vào tình trạng suy thối, biến chất, xa rời quần chúng, thiếu tôn trọng Nhân dân.
Bốn là, cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, triển khai thực hiện các quy định pháp luật về thực hiện DCCS, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", “một cửa liên thông” đầy đủ các lĩnh vực, đảm bảo thông suốt. Niêm yết công khai đầy đủ các quy định về thủ tục, hồ sơ và các giấy tờ có liên quan, thời gian giải quyết đối với từng công việc. Lấy kết quả thực hiện DCCS làm căn cứ tiêu chuẩn quan trọng để xét thi đua, khen thưởng hoặc công nhận đơn vị trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, tùy mức độ vi phạm mà có biện pháp nhắc nhở, phê bình, xử lý kỷ luật nghiêm túc, thể hiện sự tôn nghiêm của pháp luật dân chủ ở cơ sở.
Năm là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế DCCS; Ban TTND; Ban GSĐTCCĐ; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đồn chính trính xã hội trong thực hiện các chủ trương Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; có biện pháp quản lý, kiểm sốt chặt chẽ đội ngũ CBCC, viên chức
trong q trình thực thi cơng vụ, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khuyến khích phát huy Nhân dân, CBCC, VC nắm rõ nguyên tắc và thực hành dân chủ theo quy định, khắc phục tình trạng nễ nang, hình thức, thiếu cơng khai, minh bạch, mất dân chủ ở địa phương, cơ quan đơn vị, góp phần phịng, chống tham nhũng, xây dựng chính quyền thật sự gần gũi, phục vụ Nhân dân.
Sáu là, chú trọng tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ CBCC nhất là ở cơ sở; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của CBCC, VC xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, xác định rõ mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm giữa CBCC trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định pháp luật nói chung và pháp luật về thực hiện DCCS nói riêng, đội ngũ CBCC, VC ln giữ vai trị vị trí đặc biệt quan trọng, đòi hỏi mỗi người phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực làm việc, năng lực lãnh đạo quản lý điều hành, nhận thức về pháp luật một cách đầy đủ, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ quyền hạn được giao, trách nhiệm với công việc, với Nhân dân và phải là người có tâm, có đạo đức phẩm chất tốt, có uy tín với Nhân dân. Do đó, các quy định về CBCC, VC cần đảm bảo thực hiện khách quan, đúng quy định, đặc biệt trong việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt bổ nhiệm cán bộ công chức, thực hiện các chế độ chính sách về cán bộ… mới có thể phát huy hết khả năng, sự đóng góp của đội ngũ CBCC, VC, để họ thật sự là người có trách nhiệm chuyển hóa các quy định pháp luật vào thực tế đời sống của Nhân dân tại địa phương một cách có hiệu quả nhất.
Bảy là, tiếp tục chỉ đạo rút kinh nghiệm, học tập nhân rộng các mơ hình
hay trong phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, CBCC,VC; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nhằm tham gia thực hiện tốt pháp
luật DCCS, tránh tình trạng lợi dụng dân chủ hoặc thiếu hợp tác giữa Nhân dân với chính quyền địa phương, giữa người đứng đầu với cán bộ cấp dưới.
Như vậy, để thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngoài việc tuân thủ, quán triệt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thì phải cơng khai, minh bạch trong tất cả các công việc của các tổ chức đảng, nhà nước, các cấp chính quyền, đồn thể, cơ quan, đơn vị để “dân biết”; cơ quan, tổ chức và người lãnh đạo phải gần dân, "mở lòng" với Nhân dân, cầu thị, tôn trọng ý kiến của Nhân dân, mỗi CBCC,VC nghiêm túc tự phê bình và phê bình thì "dân bàn", có như vậy Nhân dân mới được hỏi, được nói, được bàn bạc; muốn cho "dân làm", dân hăng hái tham gia các công việc của đất nước, của địa phương, tham gia quản lý xã hội thì phải trên cơ sở "dân biết" và "dân bàn" thấu đáo và tận mình giám sát quy trình dân chủ trong quản lý nhà nước thì pháp luật dân chủ sẽ mang lại ý nghĩa thật sự.