9 Tình hình đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội của huyện 6,476 6277 6.3 185 2.86 14 0
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Các quy định pháp luật về thực hiện DCCS quá nhiều, đa dạng, nằm rãi rác ở các văn bản pháp luật khác, chưa được hệ thống hóa để các chủ thể thuận lợi nghiên cứu, áp dụng thực hiện.
Công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về thực hiện DCCS chưa được quan tâm đúng mức, thực thi đến đâu thì tuyên truyền đến đó hoặc thực thi mang tính thủ tục nhằm đảm bảo quy định hiện hành.
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức đồn thể, cơ quan đơn vị địa phương trong huyện chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm thực hiện đồng bộ, còn xem nhẹ vai trò của pháp luật về thực hiện DCCS; trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong huyện, các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện pháp luật DCCS chưa cao, có nơi cịn nặng hình thức, làm lướt, thiếu nghiêm túc.
Nhận thức của người dân về pháp luật này còn hạn chế, ít quan tâm, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở 3 xã Hành Dũng, Hành Tín Tây, Hành Tín Đơng. Phần lớn người dân chưa hiểu rõ, thờ ơ với pháp luật về thực hiện DCCS, trừ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Mặt khác, các ý kiến của người dân ít được chính quyền tôn trọng, ghi nhận tiếp thu hoặc thậm chí bị rút bỏ, suy diễn biến tướng theo suy nghĩ chủ quan của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nên người dân ít chủ động tham gia thực hiện.
Các chủ thể tham gia pháp luật về thực hiện DCCS thường mắc bệnh nể nang, “tế nhị”, ngại không dám đấu tranh, có tâm lý sợ bị phân biệt đối xử, trù dập; người dân, CBCC, VC chưa được cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định để làm căn cứ thực hiện các quyền của mình theo quy định.
Đội ngũ CBCC, VC, người đứng đầu cơ quan, đơn vị năng lực hạn chế, vừa thiếu, vừa yếu, nhất là về năng lực tham mưu xây dựng và ban hành các quyết định, nghị quyết liên quan đến pháp luật về thực hiện DCCS trên địa bàn huyện. Hầu hết CBCC, VC chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp
luật về thực hiện DCCS, thiếu trách nhiệm trong giải quyết các vụ việc liên quan đến nhân dân, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân với Đảng. Trong đó theo kết quả khảo sát 44 cán bộ làm công tác XD NTM năm 2015 cho thấy, công tác tập huấn, cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng thực thi công vụ đối với đội ngũ cán bộ, CC, VC không thường xuyên.
100%90% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 1
Cán bộ, công chức chuyên trách được đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ QLNN XD NTM
Cán bộ, công chức chuyên trách không được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN XD NTM
Bộ máy QLNN thường xuyên thay đổi nhân sự Cán bộ, công chức đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,
vị trí việc làm trong QLNN về XD NTM
Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy
và đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Trên địa bàn huyện chưa có cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi, đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện DCCS; chưa có biện pháp kiểm sốt, kiểm tra chặt chẽ việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa pháp luật này và tổ chức thực hiện pháp luật này tại địa phương.
90.9%
75%
65.9%
Tiểu kết Chương 2
Trong chương 2, Luận văn nghiên cứu về thực trạng pháp luật về thực hiện DCCS, trong đó trình bày rõ các nội dung:
- Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế kinh tế - xã hội của huyện liên quan đến pháp luật về thực hiện DCCS, nghiên cứu đánh giá những tác động đến pháp luật này trên địa bàn huyện.
- Khái quát việc ban hành các quy định của huyện liên quan đến pháp luật về thực hiện DCCS, những vấn đề vướng mắc trong các quy định này một cách cụ thể, rõ nét.
- Trình bày rõ thực tiễn triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện DCCS trên địa bàn huyện, có nội dung số liệu cụ thể để minh chứng.
- Tập trung đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của pháp luật thực hiện DCCS và thực tiễn của việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện DCCS trên địa bàn huyện làm cơ sở cho phần Chương 3 của Luận văn.
Chương 3