Giải pháp cụ thể áp dụng với huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngã

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 94)

9 Tình hình đảm bảo an toàn an ninh, trật tự xã hội của huyện 6,476 6277 6.3 185 2.86 14 0

3.2.2. Giải pháp cụ thể áp dụng với huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngã

Thứ nhất, Huyện ủy, UBND huyện cần chỉ đạo rà soát các quy định, các văn bản chỉ đạo liên quan đến Pháp luật về thực hiện DCCS để hệ thống, loại bỏ những quy định đã hết hiệu lực thi hành, chồng chéo khơng cịn phù hợp, đồng thời bổ sung những quy định mới nhằm đảm bảo thực hiện đồng bộ các chủ trương, nghị quyết, các nghị định hướng dẫn của Trung ương và của

tỉnh, nhất là các quy định trong tiêu chuẩn xây dựng huyện nơng thơn mới kiểu mẫu.

Thứ hai,Chính quyền các cấp trong huyện cần đổi mới tư duy, phương pháp xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật nói chung và pháp luật về thực hiện DCCS, vừa đảm bảo tính pháp lý, chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, CBCC, VC, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, sát hợp với yêu cầu nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, vừa khơi dậy, phát huy dân chủ thực sự trong Nhân dân. Cần tiếp tục ban hành các nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa rõ nét hơn pháp luật về thực hiện DCCS tại địa phương như: quy định cụ thể về xây dựng thực hiện hương ước, quy ước làng xã; quy định khen thưởng, kỷ luật, xử lý trách nhiệm đối với trường hợp vi phạm các quy định pháp luật DCCS gắn với thực hiện chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị và nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC, VC; quy định huy động hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ; tập trung đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, trang bị đầy đủ các phương tiện nhằm tổ chức thực hiện pháp luật DCCS, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích sự tham gia người dân trong thực hiện quyền giám sát, quản lý nhà nước, xây dựng khu dân cư, chính quyền địa phương vững mạnh.

Thứ ba, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức và

kỹ năng làm việc cho đội ngũ CBCC, VC, người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trong huyện theo tiêu chuẩn của một huyện nông thôn mới, đảm bảo phát huy vai trò của pháp luật về thực hiện DCCS một cách thực chất. Bởi theo Bác cán bộ là cái gốc của mọi công việc, cán bộ, công chức, đảng viên là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình thực thi dân chủ tại cơ sở, khi họ được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức một cách bài bản sẽ trở thành lực lượng tham mưu, hỗ trợ đắc lực cho cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc quyết định, tổ chức thực thi dân

chủ ở cơ sở một cách đầy đủ, hiệu quả. Hơn nữa khi họ nhận thức đầy đủ các quy định pháp luật về thực hiện DCCS thì sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của mình khi tổ chức thực thi. Đặc biệt cần chú trọng kết hợp đào tạo nâng cao trình chun mơn, lý luận chính trị với bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết cần hình thành trong họ phong cách quần chúng, thực hành dân chủ theo tư tưởng, phong cách dân chủ của Hồ Chí Minh. Thực hiện tư tưởng của Người, chính quyền phải giúp cho Nhân dân có năng lực làm chủ, biết hưởng quyền làm chủ, biết dùng quyền làm chủ và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, pháp luật đã có để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình.

Thứ tư, thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân trong thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về thực hiện DCCS, tạo sự gắn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương và Nhân dân trong thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Có thể kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động của chính quyền địa phương; qua cán bộ thơn, tổ dân phố; sinh hoạt họp dân.

Muốn thực hiện quyền làm chủ thì trước tiên Nhân dân phải hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về các quyền tự do dân chủ ở cơ sở của mình. Đó là quyền được biết những cơng việc mà chính quyền có trách nhiệm phải cơng khai, quyền được bàn và quyết định trực tiếp, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của Nhân dân, quyền giám sát các công việc của chính quyền... Pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng quy định các hình thức thực hiện các quyền dân chủ của Nhân dân.

Nâng cao nhận thức của Nhân dân về tầm quan trọng của việc tham gia thực hiện DCCS, phát huy dân chủ ở cơ sở, giúp Nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, vai trò trách nhiệm của mình, khi đó mỗi người dân sẽ chủ động và tích cực

thực thi, sử dụng các quyền dân chủ và đấu tranh bảo vệ quyền dân chủ; học tập, nâng cao trình độ hiểu biết của mình về dân chủ, đồng thời phấn đấu, rèn luyện phương pháp thực hành dân chủ và có bản lĩnh thực hành dân chủ. Có như vậy Nhân dân mới thực hiện quyền làm chủ thực sự, tránh tình trạng dân chủ chung chung, dân chủ hình thức, đó chính là từ “pháp luật trên giấy tờ” trở thành “pháp luật trong hành động”.

Chỉ khi nào người dân biết sử dụng và phát huy các quyền dân chủ thì các lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, các quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân mới được bảo đảm. Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Năm là, tăng cường các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện DCCS tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị, địa phương trong huyện; đồng thời thường xuyên quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động ban hành các văn bản QPPL của chính quyền địa phương liên quan đến pháp luật về thực hiện DCCS nhằm tăng tính chính xác, khả thi, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót và hướng dẫn tổ chức thực hiện tốt hơn pháp luật này trên thực tế.

Sáu là, tiếp tục tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản

lý điều hành của nhà nước và phát huy vai trò giám sát của HĐND, đại biểu HĐND trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là về đầu tư xây dựng cơ bản, các đề án, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn liên quan trực tiếp đến đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân theo quy định; đồng thời đổi mới nội dung phương thức hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó chú trọng phát huy tốt hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội, thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân

dân, đặc biệt đại diện Nhân dân tham gia phản biện các dự thảo kế hoạch, phương án, nghị quyết, quyết định nhằm đảm bảo khi ban hành được thực thi hiệu quả, đúng quy định, đảm bảo các quyền cơ bản của công dân, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân từ đó tích cực tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Bảy là, tổ chức theo dõi, định kỳ sơ tổng kết, đánh giá, khen thưởng đối

với chính quyền địa phương, cơ quan đơn vị có nhiều thành tích trong thực hiện các quy định pháp luật về thực hiện DCCS; đồng thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh kịp thời đối với các trường hợp người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, kể cả CBCC, VC và người dân có hành vi cố tình cản trở, vi phạm pháp luật này.

Tiểu kết Chương 3

Trong Chương này, tác giả đã tập trung làm rõ các nội dung:

- Nêu các quan điểm hoàn thiện pháp luật về thực hiện DCCS ở nước ta hiện nay nói chung, cụ thể gồm có 7 quan điểm để hoàn thiện pháp luật này.

- Đưa ra một số giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về thực hiện DCCS – từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó tác giả đã lý luận, phân tích, nêu rõ:

+ 4 giải pháp chung về: hoàn thiện quy định pháp luật thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; hoàn thiện pháp luật thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập; tiếp tục hồn thiện và ban hành mới một số luật liên quan để đảm bảo phát huy quyền dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật về thực hiện DCCS.

KẾT LUẬN

Muốn mở rộng dân chủ, phát huy DCCS một cách hiệu quả tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trước hết phải quan tâm hoàn thiện pháp luật về thực hiện DCCS. Đây là vấn đề Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng, đặc biệt nó càng trở nên quan trọng đối với cấp chính quyền gần dân, sát dân như cấp xã và huyện. Do đó, q trình nghiên cứu, Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

1. Làm rõ các khái niệm, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật thực hiện DCCS ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp cơng lập; phân tích vị trí, vai trị, đặc điểm của pháp luật về thực hiện DCCS trong đời sống xã hội; nghiên cứu quá trình hành thành và phát triển của pháp luật này qua các giai đoạn lịch sử nước ta và yêu hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở hiện nay.

2.Luận văn đã khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của chính quyền địa phương cấp huyện và xã, số đầu mối các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp cơng lập trên địa bàn huyện, đánh giá những vấn đề tác động đến pháp luật thực hiện DCCS từ thực tiễn của huyện; nêu thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn triển khai thực hiện pháp luật về thực hiện DCCS trên địa bàn huyện, qua đó đánh giá một cách tổng quát về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của pháp luật này từ thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.

3. Luận văn đã đưa ra những quan điểm hoàn thiện pháp luật về thực hiện DCCS hiện nay để đảm bảo phương châm “châm dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần hồn thiện pháp luật về thực hiện DCCS nói chung và một số giải pháp cụ thể áp dụng đối với huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)