Giai đoạn từ năm 2008 đến nay

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 42 - 43)

Nhận thức được tầm quan trọng của Pháp luật về thực hiện DCCS trong đời sống xã hội, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện pháp luật về DCCS, ngày 04/3/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ký ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế DCCS.

Qua hơn mười năm thực hiện, pháp luật về thực hiện DCCS đã đạt được kết quả tích cực và tương đối toàn diện, nhất là quy định về DCCS dân chủ ở xã đã thổi luồng sinh khí mới vào đời sống sinh hoạt chính trị, xã hội ở địa phương trong cả nước, nâng cao nhận thức về quyền làm chủ của Nhân dân, thu hút Nhân dân tham gia quản lý nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền, khắc phục tình trạng suy thối, quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng tại cơ sở, tạo điều kiện mở rộng và phát huy dân chủ, thể hiện xu hướng khách quan của tiến bộ xã hội, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Sau 16 năm thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ, ngày 09/01/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2015/NĐ-CP quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/02/2015, gồm 4 chương, 18 điều (ít hơn 18 điều so với Nghị định 71) với những nội dung cụ thể: Dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, bao

gồm: dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị; dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Nghị định này áp dụng đối với CBCC quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ công chức năm 2008, làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cấp huyện; viên chức quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và người làm việc theo chế độ hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; CBCC cấp xã thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo quy định tại Nghị định này và các quy định tại Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Nghị định 04 đã quy định cụ thể đối tượng áp dụng, không chung chung như Nghị định 71; bổ sung CBCC cấp xã là đối tượng áp dụng mới của Nghị định đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ suốt 16 năm qua.

Các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp được áp dụng theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội và để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta ln hồn thiện hệ thống pháp luật, từng bước sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, sửa đổi bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật có liên quan nhằm đưa các quy định pháp luật về thực hiện DCCS đến với người dân, phát huy quyền làm chủ thật sự của Nhân dân và đó là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)