triển khai pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện huyện
2.2.1.1. Quy định về thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, thị trấn
Thứ nhất, quy định về nội dung công khai để Nhân dân biết
Từ năm 2012 đến năm 2017, HĐND các xã, thị trấn đã ban hành 245 nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã; về quy hoạch tái định cư…; UBND cấp xã đã ban hành Quyết định về phân bổ ngân sách địa phương, ban hành phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng các cơng trình, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; rà sốt, ban hành 6 quyết định cơng khai các bộ thủ tục hành chính cấp xã.
Để điều hành, triển khai thực hiện các chủ trương, chương trình lớn của quốc gia, của tỉnh trên địa bàn huyện, HĐND huyện đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề. Trong đó, có các nghị quyết: số 11/2011/NQ-HĐND ngày 27 tháng 12 năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 06/2012/NQ –HĐND ngày 26 tháng 12 năm 2012 về cơ cấu nguồn vốn thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 26/12/2012 về Thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của huyện Nghĩa Hành; Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 24/12/2015 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020; Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 26/12/2012 về Chương trình phát triển đơ thị thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành giai đoạn 2016-2020, định hướng
2025...Và thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện, hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND huyện các nội dung nghị quyết được thông tin đến nhân dân, làm cơ sở pháp lý đảm bảo thực hiện các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đề ra.
Hay để đảm bảo quyền được biết của công dân, ngày 21 tháng 8 năm 2014, UBND huyện ra Quyết định số 20/2014/QĐ-UBND về việc ban hành quy định tổ chức tiếp công dân của UBND, Thường trực HĐND, các ban HĐND và đại biểu HĐND huyện, trưởng các phòng thuộc UBND huyện. UBND huyện ra quyết định thành lập Ban Tiếp cơng dân do đồng chí Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND làm Trưởng ban có trách nhiệm theo dõi tổ chức tiếp công dân định kỳ đảm bảo quy định. Qua hoạt động này không chỉ tạo điều kiện nhân dân trực tiếp phản ảnh những vấn đề bức xúc liên quan đến quyền lợi hợp pháp chính đáng của mình mà cịn được thơng tin đầy đủ hơn về các chủ trương, chính sách pháp luật mà người dân quan tâm để biết, thực hiện và cùng giám sát việc tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, các căn cứ pháp lý để ban hành nghị quyết, quyết định tại các xã, thị trấn khi công khai phát hiện những bất cập, khơng khả thi, có những điều luật đã hết hiệu lực pháp luật; một số văn bản ban hành không đúng thẩm quyền, nhất là các nghị quyết, quyết định về kế hoạch sử dụng đất, dự án tái định cư, thu, chi ngân sách nhà nước. Ví dụ, trên cơ sở xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân, ngày 22 tháng 12 năm 2014, HĐND huyện có Nghị quyết số 28/2014/NQ-HĐND về việc bãi bỏ một phần Nghị quyết số 10 của HĐND xã Hành Dũng khóa IX, kỳ họp thứ 4, liên quan đến việc đấu giá đất có thời hạn 30 năm sai thẩm quyền, vì cấp xã chỉ có thẩm quyền cho th đất cơng ích (đất 5%) không quá 5 năm và thu tiền hàng năm. Việc ban hành
nghị quyết này đã đảm bảo thực hiện quyền lợi của người dân địa phương trong sử dụng đất đai theo quy định.
Thứ hai, quy định về nội dung Nhân dân bàn, biểu quyết
Hàng năm, để các nghị quyết về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ bản, cơng trình phúc lợi mặc dù địa phương được thực hiện đảm bảo. Tuy nhiên, Nghị quyết của HĐND xã về mức huy động nguồn lực nhân dân dóng góp tính theo nhân khẩu của từng hộ gia đình để thực hiện là chưa đảm bảo quy định tại Quyết định 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/8/2016 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia XD NTM giai đoạn 2016 - 2020, vì đây là vận động trên tinh thần tự nguyện. Các quyết định công nhận 76 quy ước tại các thôn, tổ dân phố nhưng chưa đảm bảo trình tự, thủ tục, chủ yếu làm theo quy định, chỉ tiêu của ngành cấp trên, người dân ít chủ động tham gia xây dựng.
Bảng 2.1: Thống kê các thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện
TT Tên xã, thị trấn Số thôn, Tổ dân phố Số Nhà sinh hoạt văn hóa thơn Khu thể thao/ sân vận động Cổng thôn, tổ dân phố Quy ước thôn, tổ dân phố 1 Hành Tín Đơng 7 7 2 7 7 2 Hành Tín Tây 9 8 3 5 7 3 Hành Thiện 7 7 4 6 7 4 Hành Thịnh 11 11 1 9 10 5 Hành Phước 9 9 1 7 9 6 Hành Trung 4 4 2 4 4 7 Hành Đức 5 5 1 5 5 8 Hành Dũng 7 5 2 2 5 9 Hành Nhân 8 8 4 8 8 10 Hành Minh 4 4 3 3 4
11 Hành Thuận 7 7 2 3 7
12 Thị trấn Chợ Chùa 6 6 0 4 6
Tổng cộng 84 76 25 63 76
40
Các quyết định của UBND xã về việc công nhận kết quả bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; nghị quyết do UBMTTQVN ban hành về công nhận Ban TTND, thành lập Ban GSĐTCCĐ nhưng rất chung chung về trách nhiệm, khơng rõ nguồn kinh phí thực hiện, khó đi vào thực tiễn.
Thứ ba, quy định về những nội dung Nhân dân giám sát
Các quy định về hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ được ban hành đầy đủ nhưng chưa nghiêm túc, đối phó, tỷ lệ tham gia bỏ phiếu bầu, thành lập ít, quy chế hoạt động không rõ ràng chặt chẽ về mặt trách nhiệm pháp lý, ít khả thi.
HĐND xã ban hành nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND xã bầu; miễn nhiệm đối với đại biểu nhân dân, các chức danh do HĐND bầu khi có sự thay đổi về công tác nhân sự, chuyển công tác ra khỏi địa phương chủ yếu là thực hiện hoàn thành thủ tục quy định, chưa quan tâm đến việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm trong đánh giá, bố trí cán bộ.
2.2.1.2. Quy định về nội dung thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành
chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp cơng lập
Các nội dung cần cơng khai: tồn huyện có 93/95 cơ quan đơn vị xây dựng quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan và tổ chức hội nghị cán bộ công chức về 9 nội dung cần công khai theo Điều 7, Nghị định 04. Có 12/12 cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trong huyện thực hiện niêm yết các thủ tục hành chính, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC, VC tại trụ sở.
Những nội dung cần sự tham gia ý kiến: Huyện ủy, UBND huyện chủ yếu đã chỉ đạo chính quyền cấp xã, các cơ quan đơn vị thực hiện dưới hình thức lồng ghép khi cần nên còn nhiều bất cập, các cơ quan chưa có quy định cụ thể về việc tham gia ý kiến của CBCC,VC, chủ yếu nêu vấn đề cần sự tham gia của CBCC, VC và lấy biểu quyết nên chưa đảm bảo quy định và thường được hợp thức hóa.
Những nội dung người đứng đầu quyết định: việc quyết định ban hành
kế hoạch công tác, tài chính, nhân sự của cơ quan, đơn vị thường theo định hướng của cấp trên, chưa tuân thủ về quy trình ban hành.
Quyền kiểm tra, giám sát của cán bộ công chức, viên chức: các cơ quan, đơn vị không ban hành quy định cụ thể tại đơn vị, CBCC, VC chỉ thực hiện quyền giám sát thông qua hội nghị CBCC, hoạt động Ban TTND, qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của cơ quan, đơn vị nên hiệu quả đạt thấp.