Ở Việt Nam, dân chủ XHCN là dân chủ của đại đa số Nhân dân, gắn với quyền làm chủ của Nhân dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm, dưới sự lãnh đạo của Đảng; là một hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của cơng dân, xác định Nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Dân chủ XHCN ghi nhận toàn bộ những quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tơn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và nhà ở, quyền nghỉ ngơi, học hành… Nhà nước tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật.
Những giá trị lớn lao về dân chủ mà chúng ta đã giành được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một thực tế không thể phủ nhận. Nhờ biết phát huy dân chủ mà Đảng ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp to lớn của Nhân dân trong cả nước, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho Nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao nhiêu xương máu trong cuộc cách mạng đánh thực dân và phong kiến mới giành được nó. Việc đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cử tri.
Thực tế hơn 30 năm đổi mới cho thấy, việc coi trọng dân chủ như một động lực và ra sức thực hành dân chủ đã giúp chúng ta khai thác, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con người, tạo nên sức mạnh nội lực thúc đẩy sự phát triển đất nước. Qua các kỳ Đại hội Đảng luôn xác định phải xây dựng, triển khai toàn diện và đồng bộ nền dân chủ XHCN, luôn coi trọng, định hướng thực hiện nhất quán tư tưởng xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN, đặc biệt tư tưởng xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ln được khẳng định và ghi nhận qua 5 lần sửa đổi Hiến pháp nước ta. Trong đó, Điều 1, Hiến pháp năm 2013, khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”; “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về Nhân dân”. Điều 3, “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền
con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển tồn diện”.
Rõ ràng phát huy dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân được tiếp tục cụ thể hóa trong các văn bản luật, các quy định của Đảng mang tính pháp lý cao, thể hiện sự nghiêm minh quyết liệt của Đảng và Nhà nước ta nên việc hoàn thiện pháp luật là một yêu cầu tất yếu khách quan là cơ sở để dân chủ thực thi trong thực tế.