Quy định về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước,

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 35)

đơn vị sự nghiệp công lập

Nội dung thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành vào ngày 09 tháng 01 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 02 năm 2015. Nghị định này quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, phát huy tối ưu vai trò CBCC, VC trong các cơ quan đơn vị; quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên chủ thể gắn với Điều 4, Luật Cán bộ công chức năm 2008, Điều 20 Luật viên chức và Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Thủ

tướng Chính phủ. Nghị định này giúp đội ngũ CBCC, VC, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phân biệt được các mối quan hệ và trách nhiệm của mình cần phải thực hiện như thế nào, chế tài xử lý nếu xảy ra sai phạm…

Thực chất nội dung dân chủ ở cơ quan, đơn vị là sự cụ thể hóa khía cạnh “Nhân dân làm chủ” theo phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,

Nhân dân làm chủ”; là tổng hợp tất cả những hoạt động nhằm bảo đảm thực hiện quyền dân chủ của đội ngũ CBCC, VC được biết, được tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định và được giám sát, kiểm tra đối với những việc có liên quan được quy định tại Nghị định số 04; thực hiện mục tiêu phát huy quyền làm chủ của CBCC,VC và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC, VC thật sự là công bộc của dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chun mơn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân như Hồ Chí Minh từng khẳng định “Dân chủ là cách tốt nhất

để chống quan liêu, lãng phí, tham ơ, tham nhũng” [28, tr249].

Thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể nhằm đưa những nguyên tắc, quy định của pháp luật về dân chủ đi vào thực tiễn đời sống xã hội, trở thành những hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, CBCC, VC, phát huy quyền làm chủ của CBCC, VC tham gia quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, quan liêu, tạo niềm tin trong Nhân dân đối với chính quyền, bộ máy nhà nước.

Dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trước hết vẫn phải là sự đảm bảo nguyên tắc “toàn bộ quyền

lực nhà nước thuộc về Nhân dân”, song đặt trong phạm vi nội bộ cơ quan, đơn vị cũng như trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Đội ngũ CBCC, VC là chủ thể của quyền lực nhà nước, có các quyền dân chủ và trực tiếp thực hiện quyền dân chủ của mình.

Dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền với những nội dung cụ thể có liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị và thể hiện trực tiếp ở các quyền dân chủ của đội ngũ CBCC, VC đó là quyền được biết những việc có liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, quyền tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định và quyền giám sát, kiểm tra, cụ thể:

Về các nội dung phải công khai

Tại Điều 7, Nghị định 04 quy định có 9 nội dung cần cơng khai. Theo đó, mỗi CBCC, VC cần phải được thơng tin kịp thời, đầy đủ các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, các kế hoạch tài chính, nhân sự, khen thưởng, nâng lương, nâng bậc, kết quả giải quyết xử lý kỷ luật, các vụ tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, các kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo của cá nhân, tổ chức mà cơ quan đã xem xét và trả lời để CBCC biết rõ, cùng thảo luận, quyết định thực hiện và giám sát thực hiện hiệu quả. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm công khai theo quy định.

Mục đích của các quy định này là góp phần hạn chế tình trạng lạm quyền, trì trệ trong hoạt động lãnh đạo điều hành, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu và mỗi CBCC, VC ý thức thực thi công vụ, thật sự là công bộc của dân, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những nội dung cần sự tham gia ý kiến của cán bộ công chức, viên

Nội dung CBCC, VC tham gia ý kiến trước khi thủ trưởng cơ quan ra quyết định được quy định tại Điều 9 Nghị định 04 bao gồm 8 nội dung ngắn gọn. Thủ trưởng đơn vị cần tham khảo ý kiến CBCC, VC, thể hiện dân chủ, đảm bảo quyền bàn bạc của CBCC, VC trước khi quyết định. Quy định này sẽ tránh tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đồng thời phát huy năng lực, trí tuệ của CBCC, VC, của tập thể, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao của từng cá nhân trong tập thể và là cơ sở để thủ trưởng cơ quan đi đến quyết định và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các kế hoạch công tác hàng năm, giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến công tác nhân sự, chế độ, chính sách …của chính CBCC, VC.

Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ

công chức, viên chức

Cơ quan hành chính nhà nước hoạt động theo chế độ thủ trưởng, thủ trưởng là người chịu trách nhiệm trong tồn bộ hoạt động của cơ quan đơn vị mình. CBCC, VC phải phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn của cấp trên khi thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, họ có quyền trình bày ý kiến, đề xuất giải quyết vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp hoặc thủ trưởng nhưng phải chấp hành, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên, không được phép tùy tiện làm và quyết định công việc theo ý của mình. Điều này cho thấy, mặc dù Nghị định không quy định rõ ràng quyền quyết định của CBCC, nhưng trong quá trình làm việc ngồi việc được cơng khai thơng tin thì họ có quyền quyết định làm hoặc không làm một số vấn đề liên quan đến công việc chuyên môn, vấn đề liên quan trực tiếp đến họ.

Quyền kiểm tra, giám sát của cán bộ công chức, viên chức

Quyền này được quy định tại Điều 11 của Nghị định 04/2015/NĐ - CP của Chính phủ gồm có 5 nội dung khơng có gì thay đổi so với Nghị định 71

của Chính phủ. Theo đó, CBCC, VC là người thực hiện công việc theo sự phân cơng, chỉ đạo của cấp trên, nhưng trong q trình làm việc họ có quyền kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện cơng việc ở cơ quan, đơn vị mình, kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, sử dụng kinh phí hoạt động, thực hiện chế độ chính sách đối với CBCC, VC để báo cáo người quản lý trực tiếp hoặc cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vi phạm đó.

Quyền giám sát của CBCC, VC nếu được thực hiện nghiêm túc thì sẽ khắc phục hành vi sai trái, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu của người đứng đầu, tạo được niềm tin trong Nhân dân đối với cơ quan nhà nước. Khi tiếp nhận những khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi đơn vị mình thì quá trình giải quyết cũng phải được CBCC, VC trong cơ quan, đơn vị kiểm tra, giám sát tránh tình trạng làm việc qua loa, tắc trách.

Một phần của tài liệu Luận văn pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở từ thực tiễn huyện nghĩa hành, tỉnh quảng ngãi (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)