yêu cầu LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận
LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận chủ yếu được thực hiện bởi các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đó là sự
liên kết giữa hộ nông dân, các trang trại, HTX nông nghiệp với các cơ sở chế biến và tiêu thụ nông sản. Sự cần thiết của liên kết giữa các chủ thể chỉ nảy sinh khi hoạt
động sản xuất, kinh doanh được tập trung ở quy mô lớn, chuyên môn hóa ở mức độ
khá cao. Bởi vì, khi đạt ở mức độ trình độ như vậy, các vấn đề về hợp tác lao động, về liên kết kinh doanh mới nảy sinh và đáp ứng được các yêu cầu của liên kết.
Trên thực tế, sản xuất nông nghiệp của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận còn ở quy mô nhỏ. Đa số các các hộ nông dân là chủ thể trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các hoạt động chế biến chủ yếu là sơ chế và do các hộ giết mổđối với trâu, bò, gia súc; các hoạt động tiêu thụ cũng chủ yếu là các hội tư thương.
Quy mô sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhỏ nên yêu cầu liên kết của các chủ
thể ở mức độ thấp, trong khi yêu cầu của xã hội ở mức độ cao. Tác động tích cực hay tiêu cực của các hoạt động liên kết đến các chủ thể ít do quy mô liên kết nhỏ. Bản thân các chủ thể chưa thực sự thấy được lợi ích của liên kết và tác hại khi có những bất cập khi liên kết.
Trong bối cảnh trên, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các chủ thể
là giải pháp quan trọng để tạo áp lực cho các chủ thể tích cực tham gia vào quá trình liên kết và thực thi các LKKT một cách nghiêm túc, mang lại hiệu quả cao. Để nâng cao năng lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh nông sản cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
4.2.8.1. Tập trung ruộng đất theo mô hình cách đồng mẫu lớn, tạo các chủ thể
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn
Ruộng đất manh mún, phân tán nhiều mảnh và quy mô nhỏ trong từng hộ
nông dân là tình trạng phổ biến của các hộ nông dân nước ta, nhất là ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Đây là thực trạng chủ yếu nhất cản trở quá trình chuyển nông dân Việt Nam, đặc biệt là nông dân Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận sang sản xuất hàng hóa lớn. Nhiều địa phương đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất hình thành cánh động mẫu lớn, nhưng kết quả chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn do không giải quyết được vấn đề lợi ích trong quá trình chuyển đổi. Hơn nữa, chuyển đổi ruộng đất vẫn không xóa bỏ được tình trạng quy mô ruộng đất còn nhỏ bé trong từng hộ nông dân. Vì vậy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp của vùng chuyển biến chậm. Quy mô sản xuất của hộ nông dân vẫn chưa được cải thiện, nhất là với hộ lấy sản xuất trồng trọt là chính.
Để khắc phục tình trạng trên, cần có các giải pháp đẩy mạnh tập trung ruộng
đất vừa liền khoảnh, vừa quy mô lớn trong từng hộ nông dân. Trong đó chú trọng
đến việc tạo lập môi trường kinh tếđể xuất hiện các quan hệ chuyển nhượng đất đai như: Mở rộng ngành nghề nông thôn để chuyển bộ phận nông dân sang các ngành nghề phi nông nghiệp làm xuất hiện nhu cầu chuyển nhượng đất đai. Khuyến khích các hộ nông dân có quy mô lớn về nguồn vốn, khoa học công nghệ, tạo điều kiện các hội chấp nhận tập trung đất đai quy mô lớn… Khuyến khích nông dân chuyển sang mô hình kinh tế trang trại.
4.2.8.2. Rà soát phương hướng kinh doanh đối với các cơ sở nông nghiệp ở
những vùng kinh doanh chuyên môn hóa theo yêu cầu liên kết
Trong giải pháp vềđẩy mạnh gắn kết giữa các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận, chúng tôi đã đưa ra khuyến nghị về việc các cơ sở kinh doanh cần chuyển đổi phương hướng kinh doanh để đảm bảo gắn kết, trong đó nhấn mạnh về sự chuyển đổi theo
yêu cầu nông sản của Hà Nội. Đặc biệt, nghiên cứu sự kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phụ cận với các cơ sở chế biến và tiêu thụở Hà Nội.
Để triển khai các định hướng trên các cơ sở sản xuất nông sản một mặt cần dựa trên các quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là quy hoạch về phát triển vùng nông sản cho Hà Nội (đã và sẽ triển khai theo các giải pháp nêu ở trên) để xác
định mức độ chuyển đổi phương hướng kinh doanh của cơ sở mình một cách thích hợp. Mặt khác, các cơ sở sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phụ cận cần đánh giá lại nguồn lực đất đai, các điều kiện về thời tiết, khí hậu, khả năng tiếp cận về vốn; đặc biệt cần đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở mình những năm vừa qua
đểđưa ra các quyết định về hướng chuyển đổi.
Trong trường hợp chuyển đổi phương hướng kinh doanh một cách căn bản, cần lựa chọn cách thức chuyển đổi theo kiểu cuốn chiếu, lấy ngắn nuôi dài hoặc chuyển đổi triệt để ngay từđầu. Đối với cơ sở sản xuất nông sản có khó khăn trong huy động nguồn lực nên lựa chọn cách chuyển đổi thứ nhất, ngược lại, các cơ sở sản xuất nông sản có tiềm lực khá nên lựa chọn cách chuyển đổi thứ hai. Đối với trường hợp điều chỉnh nhỏ về phương hướng kinh doanh nên lựa chọn cách chuyển đổi cuốn chiếu, lấy ngắn nuôi dài để tránh tạo những xáo trộn trong hoạt đông kinh doanh. Chuyển đổi phương hướng kinh doanh theo các mô hình liên kết là giải pháp quan trọng để phát triển các mối LKKT giữa sản xuất nông sản ở các tỉnh phụ cận với các cơ sở chế biến và tiêu thụ ở Hà Nội. Về phương thức chuyển đổi: Chính quyền địa phương chỉ tạo lập môi trường chuyển đổi, định hướng mô hình chuyển
đổi, còn việc triển khai thực hiện thuộc về các cơ sở sản xuất nông sản.
Trên thực tế việc điều chỉnh phương hướng kinh doanh ở các cơ sở sản xuất nông sản thuộc vùng chuyên môn hóa, vùng có cung cấp nông sản cho Hà Nội đã
được triển khai và thu được những kết quả khả quan. Nhưng tính tự phát của các cơ
sở sản xuất nông sản là chủ yếu.Vì vậy theo chúng tôi, từng địa phương, từng cơ sở
sản xuất nông sản cần có sự đánh giá quá trình chuyển đổi phương hướng kinh doanh để tiếp tục chuyển đổi có kết quả và hiệu quả.
4.2.8.3. Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong từng chủ thể kinh doanh đáp ứng yêu cầu của liên kết
Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh của các chủ thể nông nghiệp, đồng thời tạo ra các sản phẩm đáp
mô lớn và có hiệu quả hơn. Với vấn đề mở rộng quy mô, vai trò của khoa học và công nghệ đã bộc lộ rõ. Đối với mục tiêu đáp ứng yêu cầu thị trường nông sản Thủ đô, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tạo ra các sản phẩm có quy mô lớn, có chất lượng cao, tạo sức cung về nông sản cho các hoạt động liên kết.
Đểđảm bảo phát triển LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận một cách bền vững, trước hết tạo các sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho Hà Nội cần áp dụng các công nghệ sạch, tạo ra các sản phẩm an toàn, cụ thể:
- Các cơ sở trồng trọt không ngừng đổi mới và thuần chủng các loại giống cây trồng chống chịu được các loại sâu bệnh, thích hợp với điều kiện tự nhiên và cho năng suất cao, phù hợp với nhu cầu thị trường
- Các cơ sở chăn nuôi lợn thịt cần đầu tư nhập và lai tạo các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm nạc cao như: Landrát, Đại Bạch, Yrsia…; cần phải tăng cường đầu tư mua sắm các loại thức ăn tổng hợp phù hợp từng loại vật nuôi để giảm thời gian nuôi dưỡng và thu được năng suất sản phẩm cao. Các cơ sở chăn nuôi phải thường xuyên phòng bệnh định kỳ, vệ sinh chuồng trại cho các loại vật nuôi để đề phòng dịch bệnh bùng phát. Sự phối hợp giữa các cơ
sở chăn nuôi trong vùng trong phòng dịch là một trong các giải pháp hạn chế dịch bệnh có hiệu quả.
- Các cơ sở chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi tập trung theo mô hình chăn nuôi công nghiệp: Đưa tiến bộ khoa học và công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến trong chăn nuôi vào sản xuất như các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được bệnh tật. Thường xuyên thực hiện công tác tiêm phòng bệnh cho gia cầm theo kế hoạch của trạm thú y huyện, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi cho gia cầm, để hạn chế dịch bệnh.
- Các cơ sở chăn nuôi cá: Tích cực mở rộng diện tích và thâm canh cá - lúa, tận dụng diện tích các hồ thuỷ lợi, nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Nhập mới những giống cá năng suất cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Chủ cơ sở kinh doanh phải hạn chế việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu, phân bón hoá học và các thuốc tăng trưởng, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và độc hại cho nguời sử dụng. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của cơ sở trên thị trường cụ thể:
+ Đối với các cơ sở chuyên trồng trọt, hạn chế sử dụng quá mức các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích tăng trưởng thực vật và các loại thuốc bảo quản. Chuyển dần sang sử dụng các loại phân hữu cơ, phát triển theo hướng sạch và an toàn.
+ Đối với các cơ sở chăn nuôi và thuỷ sản, hạn chế sử dụng quá mức các loại thức ăn tăng trọng và các loại thuốc kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi, kết hợp trồng thêm các loại rau cỏ để tận dụng thức ăn tự nhiên từ đó hạn chế chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Đối với các cơ sở kinh doanh tổng hợp, nên tận dụng triệt để nguồn thức
ăn tự nhiên sẵn có, hạn chế hơn các loại thức ăn tăng trưởng.
- Chủ các cơ sở sản xuất nông sản tự nhận thức và truyền đạt cho các lao
động của cơ sở mình về việc sản xuất luôn phải gắn liền với việc bảo vệ và cải tạo chăm sóc cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai và thuỷ vực đối với các cơ sở trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản. Tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận mà khai thác kiệt quệ sức sản xuất của đất đai và thuỷ vực; về lâu dài dẫn đến nhiều tác động xấu cho môi trường, tăng chi phí sản xuất sau này.
- Các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản cần đầu tư trang bị các thiết bị chuyên dùng, có trình độ công nghệ cao đảm bảo an toàn vệ sinh nông sản. Đặc biệt, hạn chế
các hiện tượng kinh doanh chạy theo lợi nhuận như bơm nước vào động vật trước khi giết mổ; sử dụng các hóa chất cấm khi bảo quản và chế biến nông sản.
Cần kiểm soát nguồn gốc động vật khi đưa vào giết mổ, kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm khi cung cấp ra thị trường. Nghiêm chỉnh trong chấp hàng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản và chế biến nông sản và cung cấp cho thị trường.
KẾT LUẬN
Phát triển LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận là yêu cầu có tính khách quan bắt nguồn từ những cơ sở khách quan, trong đó PCLĐ xã hội và chuỗi giá trị ngành nông sản là những cơ sở trực tiếp. Đối với nông nghiệp, PCLĐ xã hội đã hình thành nên các ngành, các vùng, các địa phương, các
đơn vị chuyên sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; CMHSX lại đặt ra các yêu cầu để những người sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản liên kết với nhau và quá trình đó được chi phối bởi sự hình thành chuỗi giá trị gia tăng của trong từng ngành hàng nông sản.
Phát triển LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận có những đặc điểm khác biệt với sự LKKT nông nghiệp theo vùng, do vai trò, đặc
điểm của Hà Nội và nông nghiệp Hà Nội trong mối quan hệ với các tỉnh phụ cận và KTNN của các tỉnh phụ cận. Ở đây, lý thuyết về cực phát triển có cơ hội được biểu lộ, vì vậy trong mối quan hệ liên kết đó, vai trò chủ động của Hà Nội trong mối quan hệ với nông nghiệp các tỉnh phụ cận cần được nhấn mạnh.
Từ đặc điểm đó, các vấn đề của phát triển LKKT giữa nông nghiệp thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận có những điểm chung của LKKT theo vùng và có những đặc điểm riêng của LKKT nông nghiệp vùng Thủđô.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, với vị trí địa lý nằm trong vùng trung tâm vùng ĐBBB nên giữ vị trí hết sức quan trọng đối với cả nước, với các tỉnh ĐBBB, nhất là các tỉnh phụ cận Hoà Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Nguyên. Trong những năm qua, phát triển liên kết giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận đã được thể hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau với bối cảnh về kinh tế chính trị xã hội và mối tương quan giữa các nguồn lực, các yêu cầu liên kết khác nhau do sự biến động về địa giới hành chính của Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Trên thực tế, phát triển LKKT giữa nông nghiệp Hà Nôi với nông nghiệp các tỉnh phụ cận có sự thay đổi về phương thức liên kết từ
hành chính trực tiếp sang gián tiếp thông qua các quan hệ của kinh tế thị trường do sự chuyển đổi của nền kinh tế từ bao cấp sang thị trường. Các mối quan hệ có xu hướng ngày càng tăng lên về phạm vi của các mối quan hệ liên kết, về chủ thể liên
kết và về không gian của các quan hệ liên kết. Xu hướng này ngày càng tăng cùng với mức độ chuyển đổi của nền kinh tế và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận
đã mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế và trực tiếp là Hà Nội và các tỉnh, thành phố thuộc vùng Hà Nội. Điểm nổi bật do phát triển LKKT mang lại là nông nghiệp các tỉnh phụ cận đã thâm nhập vào thị trường nông sản Hà Nội với ưu thế cận kề, có sức mua cao, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Đặc biệt, nông nghiệp Hà Nội đã có những trợ thủ đắc lực thực thi nhiệm vụ cung cấp nông sản cho cư dân Thủ đô với số lượng đông, với yêu cầu nông sản chất lượng cao trong điều kiện nguồn lực của Hà Nội cho thực thi các nhiệm vụ đó có nhiều hạn chế, nhất là vềđất đai.
Tuy nhiên, do những lý do khách quan và chủ quan, trong đó các lý do về
nhận thức, về ý thức pháp luật chưa cao, về những tác động tiêu cực của kinh tế thị
trường chưa được khống chế dẫn đến các mối LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận chủ yếu còn tự phát; những tác động tiêu cực về an toàn vệ sinh nông sản ở trạng thái báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.