Sự phát triển các ngành trong nông nghiệp HàN ội và các tỉnh phục ận

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 91 - 160)

3.2.3.1 Đối với nông nghiệp Hà Nội

- Ngành trồng trọt: Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mô hình canh

tác trên địa bàn thành phố trong thời gian qua diễn ra tích cực theo hướng tăng chất lượng nông sản hàng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Các giống cây trồng có ưu thế về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế đang được khảo nghiệm, chọn lọc.

Cơ cấu giống lúa có sự chuyển dịch tích cực, góp phần quan trọng tăng năng suất lúa qua các năm. Diện tích sản xuất lúa chất lượng cao tăng dần. Sản xuất rau,

đậu thực phẩm qua các năm có xu hướng tăng khá. Bước đầu đã hình thành một số

vùng chuyên canh rau sạch, hoa, cây ăn quả... Một số mô hình công nghệ cao đã

được hình thành, một số công nghệ cao đã được áp dụng trong nhân giống như công nghệ cấy mô tế bào (Invitro), công nghệ nhà lưới...

Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt Hà Nội vẫn tăng, nhưng chậm. Sản lượng lương thực có hạt năm 2000 đạt 225.970 tấn, trong đó sản lượng lúa ở mức 225.293 tấn; năm 2008 khi mở rộng địa giới hành chính đã tăng lên 1.287.823 tấn, trong đó sản lượng lúa là 1.177.812 tấn, tăng 5,23 lần so với năm 2000. Năm 2012, sản lượng lương thực ở mức 1.215.325 tấn, sản lượng lúa ở mức 1.113.243 tấn. Hiện tại, sản xuất lương thực mới đạt gần 40% nhu cầu của cư dân Thủđô.

Sản lượng rau, đậu năm 2000 đạt 143.206 tấn, năm 2008 sau khi mở rộng địa giới hành chính tăng ở mức 492.343 tấn, tăng 3,44 lần so với năm 2000. Năm 2010, sản lượng rau, đậu ở mức 526.047 tấn, tăng 6,8% so với 2010 và năm 2012 đạt 550.000 tấn. Với kết quả trên, nông nghiệp Hà Nội đã đáp ứng 33% rau củ tươi; 18% quả tươi các loại nhu cầu của cư dân Thành phố.

- Ngành chăn nuôi: Trong giai đoạn 2001 - 2005 chăn nuôi có mức tăng khá

cao, tuy nhiên trong giai đoạn 2006 - 2012 chăn nuôi đã tăng trưởng chậm lại. Trong chăn nuôi đã xuất hiện một số mô hình chăn nuôi tập trung, các trang trại

chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm. Chăn nuôi phát triển mạnh, song đang đặt ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.

Tổng đàn trâu, bò năm 2000 ở mức 52.023 con, năm 2008 tăng lên đến 236.265 con, tăng 4,54 lần năm 2000. Năm 2010 giảm xuống còn 211.542 con và năm 2012 giảm còn 210.000 con.

Tương ứng, năm 2000, tổng đàn lợn ở thời điểm 1/10 của năm là 307.908 con, năm 2008 tăng lên đến 1.669.733 con, gấp 5,42 lần. Năm 2012 giảm xuống có 158.500 con. Tổng đàn gia cầm năm 2000 ở mức 3.015.825 con, năm 2008 tăng lên

đến 15.833.086 con, tăng 5,25 lần năm 2000. Năm 2010, số lượng gia cầm tăng lên và ở mức 17.261.000 con, số lượng gà tăng lên đến 12.539.000 con. Năm 2012, chăn nuôi gia cần vẫn theo xu thế tăng và ở mức 18.245.500 con và chăn nuôi gà đạt mức 13.637.000 con. Với mức tăng trên, nông sản phẩm chăn nuôi của Hà Nội đã đáp ứng

được 84% trứng gia cầm; 69% nhu cầu của cư dân Thành phố về thịt các loại.

- Ngành thủy sản: Nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển khá. Một số

diện tích đất nông nghiệp trồng lúa một vụ, vùng trũng đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản hoặc theo mô hình một vụ lúa, một vụ cá vào những năm 2000 - 2007 và những năm 2008 - 2012. Vì vậy, sản lượng thủy sản Thủđô Hà Nội không chỉ tăng do mở rộng địa giới hành chính mà còn tăng lên do tăng trưởng của ngành những năm sau đó. Năm 2000, sản lượng thủy sản ở mức 7.592 tấn, năm 2008 tăng lên đến 36.591 tấn, gấp 4,82 lần năm 2000. Năm 2012 sản lượng thủy sản ở mức 71.235 tấn tăng 94,68% so với năm 2008, bình quân tăng 18,12%/năm của thời kỳ 2008 - 2012, [16, 32-33].

- Ngành lâm nghiệp: Diện tích rừng của Hà Nội không nhiều, nhiệm vụ chủ

yếu là bảo vệ trồng rừng trên đồi, núi trọc, trồng cây phân tán trong nhân dân, thay thế vườn tạp bằng cây ăn quả, bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn như: rừng Quốc gia Ba Vì, khu vực Hương Sơn - MỹĐức, Sóc Sơn.

Hiệu quả của rừng chủ yếu là bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ phát triển du lịch. Quy mô phát triển lâm nghiệp chủ yếu do mở rộng địa giới hành chính, các

địa phương có rừng của Hòa Bình, Hà Tây chuyển về Hà Nội. Sự gia tăng của lâm nghiệp những năm 2008 - 2012 không lớn.

3.2.3.2. Đối với nông nghiệp các tỉnh phụ cận

thực phẩm thực sự cho Hà Nội hầu như do các huyện của Hà Tây đảm nhiệm. Những năm 2008 - 2012, Hà Tây chuyển về Hà Nội, phần sản phẩm của Hà Tây trước đây cung cấp cho Hà Nội trở thành tiêu thụ nội bộ Thành phố và quy mô nông nghiệp các tỉnh phụ cận có sự thay đổi. Cụ thể:

- Ngành trồng trọt: Sự phát triển của ngành trồng trọt cũng theo xu hướng

chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất và chuyển sang sản xuất hàng hóa. Vì vậy, sản xuất lúa cũng có xu hướng thu hẹp, sản xuất rau, đậu, các cây công nghiệp, những cây có giá trị kinh tế cao có xu hướng tăng.

Sản xuất lương thực của các tỉnh tăng những năm 2000 - 2004 và giảm vào các năm 2005 - 2007. Năm 2008 khi có sự thay đổi về các tỉnh phụ cận, sản lượng cây lương thực có hạt tăng từ 2.671,3 ngàn tấn lên 3.030,0 ngàn tấn. Những năm tiếp theo sản lượng vẫn tăng, nhưng ở mức 2,0%/năm. Tuy nhiên, sản lượng lương thực tăng chủ yếu ở các sản phẩm màu, trước hết là ngô.

Với tương quan về lương thực như trên, nhu cầu về lương thực của Hà Nội trước đây và 62% hiện nay là thị trường cận kề rất thuận lợi cho các tỉnh phụ cận, trước hết là các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ…

Bảng 3.6. Sản lượng cây lương thực có hạt của Hà Nội và các tỉnh phụ cận

Đơn vị: Ngàn tấn Địa phương 2000 2004 2006 2007 2008 2010 2011 Hà Ni 256,3 227,6 211,7 212,7 1.288,8 1.237,5 1.328,3 Các tnh ph cn 2.670,8 2.831,2 2.712,9 2.671,3 3.030,0 3.058,4 3.217,8 Hà Tây 990,4 1.022,7 972,7 939,6 - - - Vĩnh Phúc 381,9 436,7 382,6 367,8 375,0 388,7 405,3 Bắc Ninh 453,1 455,3 442,0 429,6 450,1 450,8 480,3 Hưng Yên 549,1 547,5 535,2 535,1 561,7 563,3 579,3 Thái Nguyên 296,3 369,0 380,4 399,2 417,2 415,0 449,5 Phú Thọ - - - - 421,3 442,7 469,8 Hòa Bình - - - - 347,9 338,7 360,8 Hà Nam - - - - 465,8 459,2 472,8

Biểu đồ 3.3: Tương quan về sản lượng cây lương thực có hạt của Hà Nội và các tỉnh phụ cận các năm 2000 - 2007 và 2008 - 2011

- Về chăn nuôi: Việc chuyển đổi mạnh từ trồng trọt sang chăn nuôi, với việc

đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu bò, các loại đặc sản đã tạo sức tăng trưởng mới của nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Cụ thể:

Chăn nuôi trâu bò là một trong các lợi thế của các tỉnh phụ cận so với Hà nội, vì vấn đề thức ăn và bãi chăn thả. Vì vậy, chăn nuôi trâu bò khá phát triển ở các tỉnh phụ cận trong những năm 2000 - 2007. Bảng 3.7. Số lượng đàn trâu, bò của Hà Nội và các tỉnh phụ cận Đơn vị: Ngàn con Địa phương 2000 2004 2006 2007 2008 2010 2011 Hà Ni 52,0 56,3 62,5 63,3 236,3 211,5 198,4 Các tnh ph cn 515,7 573,2 670,2 656,6 926,9 812,1 738,5 Hà Tây 124,9 146,0 180,0 180,6 - - - Vĩnh Phúc 136,6 167,1 205,0 192,9 168,0 165,6 146,8 Bắc Ninh 59,7 64,1 67,7 64,7 53,1 45,2 43,1 Hưng Yên 35,2 43,8 52,4 52,8 48,9 46,2 45,7 Thái Nguyên 159,3 152,2 165,1 165,6 161,9 125,4 104,7 Phú Thọ - - - - 232,0 198,6 177,4 Hòa Bình - - - - 190,6 186,3 177,2 Hà Nam - - - - 42,4 44,8 43,6

Năm 2000, tổng đàn trâu bò là 515,7 ngàn con, năm 2006 đạt mức cao nhất là 670,2 ngàn con và năm 2007 giảm còn 656,6 ngàn con, bình quân mỗi năm tăng 3,5%. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hòa Bình, Phú Thọ và Hà Nam là các tỉnh có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò trở thành các tỉnh phụ cận. Số

lượng đàn trâu bò của các tỉnh phụ cận tăng lên đột biến và ở mức 926,9 ngàn con, tăng 41,12% so với năm 2007. Tuy nhiên năm 2011 đàn trâu bò của các tỉnh phụ

cận chỉ còn 738,5 ngàn con.

Tuy số lượng đàn trâu, bò của các tỉnh phụ cận có xu hướng giảm những năm 2008 - 2011, nhưng xu hướng này cũng tương đồng với sự biến động đàn trâu bò của Hà Nội. Vì vậy, tương quan về số lượng đàn trâu bò giữa Hà Nội và các tỉnh phụ cận biến động không nhiều. Sự cần thiết phải liên kết trong cung ứng sản phẩm trâu bò cho Hà Nội đối với các tỉnh phụ cận tăng lên và khả năng cung cấp của các tỉnh phụ cận là không thay đổi.

Biểu đồ 3.4: Tương quan về số lượng đàn trâu, bò của Hà Nội và các tỉnh phụ cận các năm 2000 - 2011

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 - Tổng cục thống kê.

Chăn nuôi lợn cũng là một trong các lợi thế của các tỉnh phụ cận so với Hà Nội, vì vấn đề thức ăn và xây dựng các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên khác với chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn khá phát triển ở các tỉnh phụ cận trong những năm 2000 - 2011.

năm 2007 đạt mức cao nhất là 3.254,7 ngàn con, bình quân mỗi năm tăng 3,68% cho giai đoạn 2000 - 2007. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ và Hà Nam trở thành các tỉnh phụ cận. Các tỉnh này có điều kiện chăn nuôi lợn, nhưng mức độ không nhiều so với tỉnh Hà Tây.

Bảng 3.8. Số lượng đàn lợn của Hà Nội và các tỉnh phụ cận Đơn vị: Ngàn con Địa phương 2000 2004 2006 2007 2008 2010 2011 Hà Ni 307,9 372,0 347,1 349,7 1.669,7 1.625,2 1.533,1 Các tnh PC 2.526,6 3.157,7 3.176,2 3.254,7 3.485,6 4.005,2 3.889,4 Hà Tây 896,8 1.137,9 1.134,3 1.208,7 - - - Vĩnh Phúc 461,8 520,5 555,0 551,6 490,5 548,7 498,0 Bắc Ninh 419,7 451,3 441,2 384,9 416,9 389,3 392,1 Hưng Yên 400,2 545,6 548,3 600,5 615,1 630,1 644,6 Thái Nguyên 348,1 502,4 497,4 509,0 529,2 577,5 516,6 Phú Thọ - - - - 593,0 665,7 658,7 Hòa Bình - - - - 416,0 451,2 435,3 Hà Nam - - - - 424,9 742,7 744,1

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 - Tổng cục thống kê.

Biểu đồ 3.5: Tương quan về số lượng đàn lợn của Hà Nội và các tỉnh phụ cận các năm 2000 - 2007 và 2008 – 2011

Vì vậy, số lượng lợn tăng so với trước đó, nhưng không nhiều. Năm 2008, số

lượng lợn của các tỉnh phụ cận là 3.485,6 ngàn con, tăng lên đến 4.005,2 ngàn con năm 2010, tăng 14,9% so với 2008, nhưng năm 2011 và 2012 lại có xu hướng giảm do dịch bệnh và giá thức ăn tăng nhanh, vì giá giảm. Xét trên phương diện này, sức liên kết của các tỉnh phụ cận sẽ có khả năng giảm.

Đối với chăn nuôi gia cầm, sự phát triển mạnh của chăn nuôi gia cầm đã tạo nên sự biến động lớn trong chăn nuôi của Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Giống như

chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm tăng mạnh những năm 2000 - 2007 do tốc độ tăng quy mô đàn. Năm 2000, quy mô đàn ở mức 23.963 ngàn con, năm 2007 đã tăng lên

đến 32.387 ngàn con, bình quân 4,4%/năm. Năm 2008 quy mô tăng cao do tăng các tỉnh phụ cận và đà tiếp tục tăng của quy mô đàn (7,43%). Năm 2008 -2012, tăng quy mô đàn vẫn ở mức cao, bình quân 7,92%/năm.

Bảng 3.9. Số lượng đàn gia cầm của Hà Nội và các tỉnh phụ cận Đơn vị: Ngàn con Địa phương 2000 2004 2006 2007 2008 2010 2011 Hà Ni 2.938 2.759 2.896 3.436 15.696 17.261 18.228 Các tnh ph cn 23.963 29.844 29.091 32.387 38.931 45.516 48.940 Hà Tây 7.743 10.485 10.070 10.820 - - - Vĩnh Phúc 5.018 5.030 5.842 7.107 7.050 7.338 8.464 Bắc Ninh 3.038 3.388 3.312 3.807 3.924 4.250 4.440 Hưng Yên 5.543 6.206 5.023 5.582 6.263 7.597 7.953 Thái Nguyên 2.621 4.735 4.844 5.071 5.295 6.823 7.602 Phú Thọ - - - - 8.495 11.127 9.796 Hòa Bình - - - - 3.588 3.882 4.040 Hà Nam - - - - 4.316 4.499 6.645

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 - Tổng cục thống kê.

Tuy nhiên, Hà Tây trước đây là tỉnh có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia cầm. Những năm 2000 - 2007, số lượng gia cầm của tỉnh Hà Tây đã gấp 3,15 lần Thủ đô Hà Nội và chiếm 33,4 tổng đàn gia cầm của các tỉnh phụ cận. Vì vậy, khi Hà Tây trở về Hà Nội, đàn gia cầm của Hà Nội đã tăng lên 4,57 lần so với trước đó.

Đồng thời tương quan về quy mô đàn gia cầm của Hà Nội so với các tỉnh phụ cận giai đoạn 2008-2012 cũng có sự thay đổi theo hướng giảm sức cung của các tỉnh phụ cận (từ gấp 9,43 lần còn 2,68 lần). Phú Thọ, Hà Nam, Thái Nguyên, Hưng Yên là những tỉnh có tiềm năng cung cấp gia cầm cho Hà Nội.

Biểu đồ 3.6: Tương quan về số lượng đàn gia cầm của Hà Nội và các tỉnh phụ cận các năm 2000 - 2007 và 2008 - 2011

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 - Tổng cục thống kê.

3.2.4. Đánh giá v kh năng liên kết gia nông nghip Hà Ni vi nông nghip các tnh ph cn

3.2.4.1. V quy mô sn xut nông nghip và nhu cu nông sn ca Hà Ni

Từ quy mô sản xuất nông nghiệp Hà Nội và nông nghiệp các tỉnh phụ cận cho thấy: Nông nghiệp Hà Nội tuy có tăng quy mô do sát nhập tỉnh Hà Tây về Hà Nội, nhưng tương quan về nhu cầu nông sản của Hà Nội với khả năng cung ứng nông sản của nông nghiệp các tỉnh phụ cận vẫn đặt ra những yêu cầu cần thiết phải liên kết. Năm 2012, thành phố Hà Nội sử dụng số lượng lương thực, thực phẩm cung cấp từ các tỉnh, thành phố trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài về Hà Nội: 178.000 tấn thịt gia súc các loại; 142.000 tấn cá các loại; 165 triệu quả trứng gia cầm; 77.000 tấn sữa; 480.000 tấn gạo tẻ chất lượng cao...

Trên thực tế, hiện nay sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới chỉ đáp ứng

được 69% nhu cầu thịt gia súc các loại; 32% cá các loại; 84% trứng gia cầm; 19% sữa; 38% gạo tẻ; 33% rau củ tươi; 18% quả tươi các loại. Với ưu thế là các tỉnh cận kề Hà Nội, các tỉnh phụ cận có thị trường tiêu thụ nông sản lý tưởng mà những tỉnh có cự ly xa hơn phải mơ ước. Nếu khai thác được ưu thế này, nông nghiệp các tỉnh

phụ cận sẽ giải quyết được vấn đề thị trường, một trong vấn đề gay cấn của nông nghiệp nước ta hiện nay.

Theo quy hoạch của Thủ đô Hà Nội, dự kiến đến năm 2015, dân số Hà Nội

đạt trên 9 triệu người, trong khi dự kiến sản lượng sản xuất tại chỗ khi đó chỉ đáp

ứng được 52% nhu cầu về thịt gia súc các loại, 64% cá, 65% trứng gia cầm, 20% nhu cầu sữa, 44% gạo tẻ, 55% rau củ tươi và 17% quả tươi. Dự kiến, số lượng lương thực, thực phẩm Hà Nội phải nhập từ các tỉnh, thành phố trong nước và nước

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 91 - 160)