Những tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến liên kết

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 82 - 84)

Từ nghiên cứu các đặc điểm trên cho thấy: Các đặc điểm đó đã tác động 2 chiều (thuận lợi, khó khăn) và đặt ra những vấn đề cần thiết phải LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Cụ thể:

3.1.2.1. Những thuận lợi

Thứ nhất, vị trí địa lý và chính trị, trong đó Hà Nội với tư cách là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước, của vùng ĐBSH, của vùng kinh tế trọng

điểm phía Bắc đã đặt yêu cầu phải được quan tâm hỗ trợ của các địa phương khác theo khẩu hiệu “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”. Các tỉnh phụ cận với tư

cách là các tỉnh cận kề vừa có lợi thế, vừa có trách nhiệm đối với Hà Nội. Trong các hỗ trợ, sự hỗ trợ về nông nghiệp đối với Hà Nội là cần thiết và thiết thực nhất.

Thứ hai, địa hình và hệ thống sông ngòi chảy qua Thủđô Hà Nội và các tỉnh phụ cận trải dài và thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Với địa hình và hướng chảy sông ngòi đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn nước có sự gắn kết và ảnh hưởng đến nhau, nếu không có sự phối hợp với nhau mức độ ảnh hưởng của các tỉnh thượng lưu đến Hà Nội và của Hà Nội đến các tỉnh phụ cận hạ lưu là rất trầm trọng.

Thứ ba, mối tương quan giữa tài nguyên, nhất là tài nguyên đất với dân số của Hà Nội với các tỉnh phụ cận là mối quan hệ nghịch, trong đó Hà Nội có nguồn dân số

càng thu hẹp. Ngược lại, tài nguyên đất đai của các tỉnh phụ cận lại dồi dào, nguồn dân số khiêm tốn hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để Hà Nội và các tỉnh phụ cận liên kết với nhau trong phát triển KTNN, nhất là trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

Thứ tư, Hà Nội với nguồn nhân lực dồi dào với sức mua cao và yêu cầu chất lượng cao, an toàn về vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, số lượng nông sản được sản xuất tại Hà Nội ngày càng giảm, của các tỉnh phụ cận ngày càng tăng. Vấn đề kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng ngày càng cao buộc nông nghiệp Hà Nội, nhất là tiêu thụ nông sản Hà Nội phải gắn kết với sản xuất, chế biến và vận chuyển nông sản của các tỉnh theo phương châm “từ cánh đồng đến bàn ăn” một cách chặt chẽ.

Thứ năm, sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và dịch vụ của Hà Nội và các tỉnh phụ cận với tốc độ cao, một mặt tạo tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế; mặt khác tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sông cư dân trong vùng như: Đất nông nghiệp bị thu hẹp, môi trường bị ô nhiễm, hạ tầng nông nghiệp (giao thông, thủy lợi…) bị chia cắt, phá vỡ tính hệ thống. Những tác động đó đòi hỏi Hà Nội và các tỉnh phụ cận cần có sự phối hợp giải quyết mới có thể thành công.

3.1.2.1. Những khó khăn hạn chếđến sự liên kết

Bên cạnh những thuận lợi, những vấn đề thúc đẩy các hoạt động liên kết, những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội và các tỉnh phụ cận cũng tạo nên những cản trở cho sự LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Đó là:

Thứ nhất, sự mở rộng của Thủ đô Hà Nội làm cho quy mô của sự liên kết tăng theo, những phức tạp của các mối quan hệ liên kết theo đó cũng tăng lên.

Thứ hai, tốc độ ĐTH, CNH và HĐH ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận tăng

nhanh đã đặt ra những vấn đề cần phải liên kết, đồng thời cũng tạo nên sức ép về

các vấn đề cần phải giải quyết trong liên kết. Trong liên kết phần lớn cần nguồn lực lớn, giải quyết khắc phục hậu quả: ô nhiễm môi trường, khắc phục sự phá vỡ kết cấu hạ tầng… Điều đó đòi hỏi sự quyết liệt trong LKKT nông nghiệp, nhất là giữa các cấp chính quyền của các địa phương này.

Thứ ba, kinh tế thị trường phát triển, đời sống tăng lên đòi hỏi sản xuất nông sản có chất lượng cao. Trong khi đó, vì lợi nhuận người sản xuất có thể sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi…tạo năng suất, nhưng ảnh hưởng

quản… độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng… Xu hướng trên cũng tạo nên sức ép trong LKKT giữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.

Thứ tư, trình độ dân trí, nhất là những kiến thức về hội nhập, các vấn đề pháp luật về kinh tế của người dân, nhất là nông dân các vùng phụ cận còn hạn chế. Đây là những trở ngại trong thực thi các mối quạn hệ liên kết.

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 82 - 84)