2.1.2.1. Khái niệm về LKKT theo vùng
LKKT hình thành và phát triển từ rất sớm trong lịch sử phát triển của nền kinh tế trên thế giới. Ở Việt Nam ông cha ta đã đúc kết thành câu nói: “Buôn có
bạn, bán có phường”. Từ xa xưa, thời nguyên thủy tổ tiên con người đã biết liên kết
lại hình thành một cộng đồng tồn tại và phát triển trước những khó khăn, thách thức của thiên nhiên. Từđó xuất hiện hình thức phường hội và tồn tại trong thời kỳ dài ở
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nước ta.
Sang đến thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản, quá trình này tiếp tục duy trì phát triển từ những cá thể đơn lẻ tạo thành một công trường thủ công đến việc kết hợp giữa công trường thủ công này với công trường thủ công khác. Quá trình này còn tiếp tục phát triển cao hơn trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Có rất nhiều tài liệu cũng như các nhà nghiên cứu đã phân tích các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, tương ứng với các giai đoạn đó là các hình thức liên kết ở trình độ cao hơn, qui mô hơn, ... Đó là từ việc liên kết các cá thểđơn lẻ, liên kết các phường hội, liên kết các ngành, lĩnh vực đến việc liên kết các quốc gia, các khu vực trên thế giới lại với nhau. Việc thành lập các tổ chức Liên hiệp quốc, các tổ
chức lương thực (FAO), thuế quan mậu dịch (GATT),.... đến việc hình thành tổ
chức thương mại quốc tế (WTO) đã thúc đẩy và mở rộng mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới lên tầm cao mới.
Từđó chúng ta thấy LKKT đã có một quá trình ra đời và phát triển liên tục trên toàn thế giới rất đa dạng và phong phú.
- Một số quan niệm về liên kết kinh tế: Có rất nhiều quan niệm khác nhau về liên kết kinh tế. Có quan niệm cho rằng LKKT là các hình thức tổ chức sản xuất xã hội như tập trung hóa, chuyên môn hóa, hiệp tác hóa... Quan niệm khác lại coi LKKT là tất cả các quan hệ kinh tế với nhau từ việc mua bán trao đổi đến liên doanh liên hợp các loại tổ hợp kinh doanh.
Trong ngôn ngữ Latinh “Liên kết kinh tế” được viết là “Intergration” hiểu là sự kết hợp, hòa hợp, hợp nhất.
Trong nghiên cứu đề tài cấp nhà nước của giáo sư Hoàng Kim Giao về “Liên kết kinh tế” cho rằng: “Có thể hiểu LKKT là một phạm trù kinh tế phản ánh các mối quan hệ kinh tế về hiệp tác, liên doanh, liên hiệp hóa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội giữa các ngành kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh, giữa các vùng kinh tế và các địa phương, giữa các thành phần kinh tế trong nước và các nước với nhau nhằm phát triển hơn nữa sức sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn”. [24, 12-13]
GS.TS Nguyễn Đình Phan quan niệm rằng: “LKKT là một phạm trù biểu hiện sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, các tổ chức, hoặc giữa các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu
nhất định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Các quan hệđó có thể diễn ra trong phạm vi từng nước hoặc giữa các tổ chức, cá nhân, Nhà nước thuộc các nước khác nhau để
mở rộng thành LKKT giữa các nước”. [44,24-25]
Quyết định 38/HĐBT ngày 10/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về LKKT trong sản xuất, lưu thông,… ghi: “LKKT là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ
trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất” [32,1].
Từ các quan niệm trên có thể hiểu: LKKT là hình thức hợp tác giữa hai hay
nhiều chủ thể quản lý kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi
ích nhiều hơn cho tất cả các bên tham gia. Mục tiêu của LKKT là nhằm phát huy
các lợi thế, đồng thời bù đắp những hạn chế/thiếu hụt của các bên tham gia thông
qua việc phối hợp hoạt động giữa các đối tác.
LKKT diễn ra giữa các chủ thể kinh tế. Chủ thể kinh tế ở đây, có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các quốc gia, các vùng kinh tế, các địa phương, các ngành kinh tế hay các doanh nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị, hình thức sở hữu hoặc quy mô lớn hay nhỏ. Vì vậy, có thể phân biệt chủ thể kinh tế theo 2 cấp độ: Chủ thể theo địa phương, vùng, lãnh thổ và chủ thể kinh tế trực tiếp (hộ, doanh nghiệp,…). Có thể nói rằng, dù ởđâu, lúc nào, nếu có sự khác biệt nhau về lợi thế so sánh giữa các đối tác thì ởđó xuất hiện nhu cầu và khả năng của sự liên kết kinh tế.
Như vậy, liên kết giữa các vùng kinh tế, hay giữa các địa phương (gọi chung
là LKKT vùng) là thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các vùng (hay địa
phương) với nhau trên nguyên tắc, các bên cùng tăng cường được lợi ích kinh tế
của mình thông qua việc phối hợp hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực.
LKKT là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, là sự
hợp tác của hai hay nhiều bên và trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, LKKT đang ngày càng trở thành nhu cầu cấp bách, xuất hiện ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Ở tầm vi mô, LKKT là sự thiết lập các mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có thể giữa các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động, giữa các đối tác cạnh tranh hoặc giữa các doanh nghiệp có các hoạt động mang tính chất bổ sung, nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản
xuất - kinh doanh, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở
ra những thị trường mới.
Ở tầm vĩ mô, LKKT thể hiện thông qua việc thiết lập các liên minh kinh tế
giữa các quốc gia, địa phương hoặc vùng lãnh thổ để hình thành nên các định chế
khu vực ở các mức độ khác nhau.
Chính việc liên kết này đã giúp xác lập các không gian kinh tế rộng lớn hơn, an toàn hơn cho các hoạt động kinh tế của mỗi đối tác tham gia trên cơ sở của sự
phân công và hợp tác lao động trong liên minh. Liên kết ở tầm vĩ mô là tiền đề tốt
để thúc đẩy thiết lập và mở rộng các quan hệ LKKT ở tầm vi mô, tầm doanh nghiệp. Cho dù là liên kết ở tầm nào đi nữa, thì mục đích duy nhất của nó cũng là để
tiết kiệm chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hạn chế nhờ hạn chế cạnh tranh và phát huy hiệu quả theo quy mô
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ liên kết ngành, liên kết vùng cũng đã được quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả bước đầu. Tam giác kinh tế năng động Thành phố Hồ Chí Minh -
Đồng Nai - Bình Dương là một điển hình thành công của liên kết đó. 2.1.2.2. Khái niệm LKKT nông nghiệp theo vùng
LKKT nông nghiệp theo vùng có phạm vi hẹp hơn LKKT theo vùng về nội dung của các ngành, lĩnh vực liên kết. Nếu liên kết theo vùng là sự liên kết rộng của tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, còn LKKT ở tất cả các ngành kinh tế, thì LKKT nông nghiệp chỉ diễn ra trong ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp), nhưng ở phạm vi ngành hàng nông sản. Với phân tích đó, có thể
hiểu: LKKT nông nghiệp theo vùng là mối quan hệ liên kết trong việc sản xuất, chế
biến, tiêu thụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách…trong
vùng hướng tới mục tiêu triển khai các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra
của cải cho xã hội, mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường.
Nông nghiệp là ngành có nhiều đặc điểm có tính đặc thù, trong đó đặc điểm về đối tượng sản xuất là cơ thể sống và hoạt động diễn ra trên không gian rộng là những đặc điểm chi phối đến quá trình LKKT nông nghiệp theo vùng và tạo nên những đặc điểm khác biệt của liên kết nông nghiệp theo vùng so với sự liên kết theo vùng của các ngành khác theo cùng không gian, trong cùng những điều kiện kinh tế
Đặc điểm nổi bật của LKKT nông nghiệp theo vùng phụ cận là tính chất liên kết chặt chẽ, nhất là trong điều kiện của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tính chất chặt chẽ của LKKT nông nghiệp vùng phụ cận vì sự giao thương nông sản, với tính chất là các sản phẩm tươi sống. Nếu sự phối hợp giữa các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản không chặt chẽ sẽ làm cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút, an toàn vệ sinh thực phẩm bị vi phạm.
Đặc biệt, từ những đặc điểm có tính đặc thù trên đòi hỏi sự liên kết không chỉ ở các chủ thể kinh tế trực tiếp mà đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ và kiên quyết, với sự hỗ trợ toàn diện của các cơ quan quản lý nhà nước trong LKKT để trở thành sự
liên kết trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp.
2.1.2.3. Khái niệm LKKT nông nghiệp Thủđô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận Liên kết nông nghiệp giữa thủ đô và các tỉnh phụ cận của một quốc gia là một dạng đặc thù của LKKT nông nghiệp theo vùng. Tính cụ thể trong liên kết
được thể hiện rõ, khi đó là liên kết của nông nghiệp Thủ đô với liên kết các tỉnh phụ cận. Về thực chất, đó cũng là mối quan hệ về kinh tế giữa sản xuất, cung
ứng, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và mối quan hệ về quản lý của chính quyền, các tổ chức giữa Thủ đô và các tỉnh phụ cận.
Tuy nhiên, tính cấp thiết của sự liên kết, nội dung và các nguyên tắc liên kết cũng có những điểm mang tính đặc thù về tính cấp thiết, về mức độ và phạm vi của các quan hệ liên kết. Tính cấp thiết và mức độ, phạm vi của các quan hệ
liên kết biểu hiện đậm nét hơn trên các phương diện như:
(1) Nhu cầu về nông sản của các tỉnh phụ cận cho cư dân Thủ đô tăng cao, khi tỷ trong của nông nghiệp thủ đô luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế
của Thủ đô, cư dân phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, nhu cầu cung cấp nông sản cho dân cư thủ đô được coi là thị trường lý tưởng của nông nghiệp các tỉnh phụ cận.
(2) Mối quan hệ tương tác đó đặt ra yêu cầu về nắm bắt nhu cầu, về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm giữa nông nghiệp Thủ đô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận một cách cấp thiết và chặt chẽ hơn.
(3) Trong quan hệ liên kết giữa nông nghiệp Thủ đô và nông nghiệp các tỉnh phụ cận, lý thuyết của cực tăng trưởng đã được thể hiện với vai trò chủđộng
điều tiết các mối quan hệ của nông nghiệp Thủ đô và vai trò phối hợp của nông