cơ cấu kinh tếở các địa phương này so với cơ cấu kinh tếở thủđô. Vì vậy, sản xuất nông sản ở các tỉnh phụ cận không những đáp ứng nhu cầu nội tỉnh mà còn cung cấp lượng khá lớn cho cư dân thủ đô với nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Trong bối cảnh đó, liên kết giữa những người sản xuất ở các tỉnh phụ
cận với các cơ sở tiêu thụ nông sản ở nội thành thủđô là một trong các nội dung chủ
yếu và có vai trò hết sức quan trọng.
Mối liên kết có thể tồn tại thông qua các ký kết hợp đồng cung ứng trực tiếp giữa các cơ sở sản xuất nông sản ở các tỉnh với các cơ sở tiêu thụ nông sản ở nội thành thủđô, trong điều kiện các cơ sở sản xuất có quy mô lớn, có nguồn cung cấp
ổn định. Nó cũng có thể thực hiện thông qua kênh thu gom và tiêu thụ của những người chuyên thu gom nông sản. Những người thu gom có thể thu mua nông sản của những người sản xuất quy mô nhỏ, tạo nguồn hàng cung cấp cho các cơ sở tiêu thụ chuyên ở nội thành của thủđô, hoặc cung cấp cho những người bán lẻ thông qua các chợđầu mối nông sản.
Việc tổ chức các nội dung liên kết trên thông qua các cơ quan quản lý nhà nước đối với nông nghiệp như tạo các môi trường kinh tế và pháp lý, định hướng qua quy hoạch và kiểm tra giám sát thông qua các đợt phối hợp giữa các địa phương. Đặc biệt thông quan các hoạt động trực tiếp của các tác nhân sản xuất, chế
biến và tiêu thụ nông sản.
2.1.6. Các hình thức liên kết giữa nông nghiệp thủ đô với nông nghiệp các tỉnh phụ cận tỉnh phụ cận
LKKT nông nghiệp giữa các địa phương, nhất là liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng nông nghiệp gồm nhiều hình thức và được vận hành theo những cơ chế không giống nhau. Cùng với sự phát triển của PCLĐ theo
ngành và PCLĐ theo lãnh thổ, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức liên kết mới. Cho đến nay có thể tổng kết và giới thiệu một số hình thức liên kết tiêu biểu sau đây: Liên kết giữa các chủ thể kinh doanh nhỏ thành các doanh nghiệp lớn, liên hiệp HTX, hình thức hợp đồng gia công sản phẩm, liên doanh giữa các doanh nghiệp, hiệp hội và hình thức thầu phụ. Cụ thể:
- Liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ thành các doanh nghiệp lớn trong
ngành hàng nông sản:
Hình thức liên kết này hình thành nên thành Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn, ở Việt Nam thường là các Tổng công ty 90, 91. Đây là hình thức liên kết mà dựa vào đó các doanh nghiệp có thể phát huy quy mô về vốn, về kết quả kinh doanh
để cạnh tranh trên thị trường…
Trên nguyên tắc liên kết, các công ty thành viên quan hệ với nhau theo tinh thần tự nguyện, cùng có lợi và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thành lập Tổng công ty còn chịu sự chi phối bởi các quyết định hành chính
đơn thuần hoặc chỉ vì những ràng buộc nhất thời vì một lý do nhất định nào đó. Liên kết theo hình thức này thường được tổ chức theo phạm vi rộng, thậm chí theo phạm vi cả nước và theo sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm như: Tổng công ty cà phê, Tổng công ty chè, tổng công ty rau quả… Tuy nhiên, cũng có những liên kết theo phạm vi hẹp hơn, hình thành các Tổng công ty ở phạm vi khu vực như: Tổng công ty Mía - Đường 1 với sự hình thành bởi các đơn vị trồng mía và chế biến
đường ở khu vực phía Bắc. Tổng công ty Mía - Đường 2 với sự hình thành bởi các
đơn vị trồng mía và chế biến đường ở khu vực phía Nam.
- LKKT dưới hình thức các liên hiệp HTX:
LKKT giữa các chủ thể kinh tế chủ yếu dưới hình thức liên hiệp HTX, trong
đó thành viên là các HTX liên kết với nhau trên tinh thần tự nguyện hoặc thông qua các hợp đồng kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, mối quan hệ liên kết không chỉ hình thành giữa các HTX với nhau mà giữa các HTX với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Trong ngành nông nghiệp tồn tại 2 loại hình HTX: (1) HTX dịch vụ nông nghiệp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của kinh tế hộ nông dân, các trang trại ở
những khâu dịch vụ. Hoạt động sản xuất, chế biến… ởđây vẫn do các hộ nông dân, trang trại đảm nhận. Với hình thức HTX này, các mối quan hệ liên kết vẫn là quan
hệ bên ngoài, nhưng có sự gắn kết chặt chẽ hơn, vì các hoạt động dịch vụ vẫn thông qua các hợp đồng và phải trả phí dịch vụ. (2) HTX sản xuất, chế biến và kinh doanh nông nghiệp duy trì và tạo sự gắn kết trực tiếp giữa các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Ở loại hình HTX này các thành viên có thể là những đơn vị độc lập, chỉ những hoạt động được tổ chức bởi các HTX nông nghiệp và các hoạt động liên kết bên ngoài đã trở thành mối quan hệ bên trong.
- Hợp đồng gia công sản phẩm:
Hình thứchợp đồng gia công sản phẩm là quan hệ liên kết khá phổ biến giữa các đối tác, trong đó bên gia công sẽ đảm nhận một công đoạn sản xuất nhất định hoặc toàn bộ quá trình sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Hình thức này được áp dụng nhiều trong các ngành mà LKKT không đòi hỏi tính phức tạp cao như trong ngành công nghiệp nhẹ (dệt, may, dày giép, cơ khí…) hoặc trong các ngành mà sản phẩm có nhiều chi tiết, trong đó một số chi tiết sản phẩm không đòi hỏi độ phức tạp cao, công nghệ sản xuất trung bình hoặc nguồn nguyên liệu địa phương dồi dào.
Đây cũng là một hình thức liên kết dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao và khá linh hoạt về mặt thời gian. Đối với nông nghiệp, hình thức liên kết này có thể tồn tại ở
khâu sơ chế nông sản, hoặc khâu chế biến thủ công truyền thống (chế biến giò chả, muối ướp cà…). Về thực chất, đây là LKKT giữa các doanh nghiệp trong ngành hàng nông sản (sẽ đề cập ở phần dưới). Tuy nhiên, đó là sự liên kết giữa những cơ
sở chế biến lớn với các hộ nông dân hoặc doanh nghiệp nhỏ
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp độc lập:
Hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp bao gồm liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, đây là hình thức liên kết ngày càng được áp dụng rộng rãi. Cơ chế thực hiện hình thức liên kết này được quy định và thể hiện rõ trong luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài hoặc trong khuôn khổ luật đầu tư chung của một quốc gia.
Đối với các doanh nghiệp của ngành hàng nông sản, hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp độc lập có thể là các doanh nghiệp cùng sản xuất, chế biến hay tiêu thụ với nhau để hình thành các bạn hàng, tăng nguồn cung nông sản để đáp
ứng yêu cầu lớn, ví dụ: liên kết giữa các hộ nông dân nuôi lợn sữa để có lượng hàng lớn hàng chục ngàn tấn đáp ứng đơn hàng xuất khẩu ở một thời điểm nhất định. Đó cũng có thể là sự liên kết của các doanh nghiệp có các hoạt động kế tiếp nhau (sản
xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản) để tạo sự gắn kết chặt chẽ, tránh tác động xấu
đến chất lượng nông sản là hàng tươi sống.
- Hình thức hiệp hội: Đây là hình thức liên kết khá đa dạng giữa các doanh
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân mang tính tự nguyện cao. Có thể có nhiều dạng hiệp hội. Hiệp hội ngành nghề, được hình thành từ các doanh nghiệp cùng kinh doanh trong một ngành nghề nhất định như: Hiệp hội Cà phê - Ca cao, Hiệp hội nuôi trồng và chế biến thủy sản… Hiệp hội hình thành từ những doanh nghiệp có ngành nghề
khác nhau nhưng có quan hệ với nhau trên một phương diện nào đó như nguồn nguyên liệu, khai thác nguồn huy động tài chính, cung cấp nhân lực, khai thác thị
trường…Vì vậy, hiệp hội được coi là hình thức LKKT theo ngành nghề giữa các địa phương, trên phạm vi quốc gia. Theo phạm vi của mối liên kết giữa nông nghiệp thủ