Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong LKKT

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 160 - 161)

Nước ta đã trở thành thành viên của WTO, vì vậy nền kinh tế của nước ta sẽ

hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó các Hiệp hội ngành hàng ngày càng có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp của ngành hàng nông sản. Vì vậy, phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển LKKTgiữa nông nghiệp Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.

Hiện tại các Hiệp hội của ngành hàng nông sản Việt Nam đã được thành lập như: Hội sinh vật cảnh, Hội cà phê Ca cao, Hội Lương thực, Hiệp hội Chè, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản…Ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận các thành viên của Hiệp hội từ cấp tỉnh đến cơ sở được thành lập và hoạt động khá tốt như Hội sinh vật cảnh, Hiệp hội chè (Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình). Tuy nhiên một số các tổ

chức của các hiệp hội khác chưa thực sự phát triển. Nguyên nhân do các ngành hàng của các hiệp hội này không phải là thế mạnh của các địa phương trong vùng.

Đối với các Hiệp hội có các tổ chức cơ sở thuộc Hà Nội và các tỉnh phụ cận, vai trò của cấp hội chưa thực sự được phát huy trong LKKT giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận. Để nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ sở Hội nghề thuộc ngành nông sản đã có tổ

chức cấp trung ương ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận. Hình thành các chi hội theo ngành hàng theo từng địa phương và có kế hoạch trao đổi hoạt động giữa các địa phương, nhất là giữa Hà Nội và các tỉnh phụ cận.

- Tuyên truyền vận động các chủ thể sản xuất kinh doanh nông sản theo sản phẩm tham gia vào các hội nghề tương ứng.

- Để nâng cao vai trò của tổ chức Hội các cấp cần tập trung xử lý một số vấn

+ Các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về hợp đồng mua bán hợp pháp cho các cơ quan có thẩm quyền để giám sát hoạt

động tiêu thụ nông sản (thông tin sẽđược giữ bí mật);

+ Tổ chức hệ thống thống kê tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản ở các tỉnh phụ cận và Thủđô Hà nội để cung cấp thông tin dự báo trên thông tin đại chúng cho những người sản xuất kịp thời điều chỉnh;

+ Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá...

để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin. + Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại đủ mạnh để mở rộng thị trường, tăng chủng loại các mặt hàng và tạo thế cạnh tranh với thị trường thế giới

+ Phát huy vai trò của các Hiệp hội trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, vừa là cầu nối và nhà tổ chức liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất, giữa các hội viên với các tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)