Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội HàN ội và các tỉnh phục ận

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 74 - 82)

3.1.1.1. Các điều kiện tự nhiên

Thủ đô Hà Nội có lịch sử nghìn năm văn hiến, tiêu biểu cho cả dân tộc Việt Nam. Kể từ ngày 01/8/2008, Thủ đô Hà Nội được mở rộng theo Nghị quyết 15/2008/NQ - QH12 của Quốc hội bao gồm cả tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Theo đó, Hà Nội có các tỉnh phụ cận là Hoà Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên và Thái Nguyên.

- Vị trí địa lý - chính trị của Thủ đô và các tỉnh phụ cận: Nằm ở phía Tây

Bắc của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độĐông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Như vậy, Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSH và hầu hết các tỉnh phụ cận cũng thuộc Vùng, ngoại trừ 2 tỉnh Thái Nguyên và Hòa Bình [2, 1-2].

Có thể khẳng định, Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị rất quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Các tỉnh phụ cận có mối liên kết trong hệ thống các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSH, của Hà Nội. Đây là nhân tố quan trọng tạo điều kiện để Hà Nội nhận sự quan tâm của cả nước, nhất là các tỉnh phụ cận đến phát triển kinh tế, xã hội; đặt ra những yêu cầu và có những thuận lợi trong LKKT với các địa phương, nhất là LKKT nông nghiệp với các tỉnh phụ cận.

- Về khí hậu, thủy văn: Khí hậu Hà Nội và các tỉnh phụ cận tiêu biểu cho

vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Hai tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Hòa Bình tuy thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nhưng do cận kề với Hà Nội nên sự

khác biệt không nhiều.

Hà Nội và các tỉnh phụ cận nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm tiếp cận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào, nhiệt độ trung bình hằng năm là 24oC, độ ẩm trung bình là 80 - 82%. Hà Nội và các tỉnh phụ cận có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.660 mm. Điều kiện thời tiết của Hà Nội và các tỉnh phụ cận khá thuận lợi cho sự phát triển các ngành sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Với các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên và Hòa Bình, nhiệt độ về mùa đông thấp hơn,

đôi khi có giá rét và sương muối. Sự ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết đến nông nghiệp ở mức độ lớn hơn.

Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phụ cận khá dày đặc với các sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Tích, sông

Đáy, sông Công, sông Cà Lồ. Trong hệ thống sông ngòi, Hà Nội ở vị trí trung tâm. Các tỉnh phía Bắc và phía Tây thuộc vùng thượng lưu, các tỉnh phía Đông và phía Nam thuộc vùng hạ lưu. Khai thác nguồn nước ở thượng lưu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Hà Nội. Khai thác nguồn nước của Hà Nội lại ảnh hưởng đến nông nghiệp của các tỉnh hạ lưu. Vì vậy, nó cũng đặt ra những vấn đề trong liên kết, phối hợp khai thác nguồn nước hợp lý giữa các địa phương thuộc lưu vực của các dòng sông [2, 2-3].

Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng gây nên tình trạng ô nhiễm này. Vì vậy, vai trò cảnh quan, điều hòa khí hậu bị suy giảm, rất cần sự hỗ trợ của lâm nghiệp các tỉnh phụ cận.

- Tài nguyên thiên nhiên: Hà Nội và các tỉnh phụ cận không phải là địa

phương có nhiều tài nguyên quý như nhiều địa phương khác, nhưng tài nguyên của Hà Nội và các tỉnh phụ cận có những nét đặc trưng ở một số loại cụ thể sau:

+ Tài nguyên rừng: Rừng Hà Nội không lớn về diện tích; nhưng rừng tự

nhiên (khu vực Ba Vì, MỹĐức) có nhiều chủng loại động, thực vật phong phú, đa dạng, quý hiếm. Ngoài ra còn có một diện tích rừng trồng ở huyện Sóc Sơn và Đông Anh, chủ yếu là trồng các loại cây có giá trị kinh tế như bạch đàn, keo lá tràm…có tác dụng tạo cảnh quan, cải tạo môi trường xanh, sạch cho Thủđô.

Đối với các tỉnh phụ cận, rừng tập trung ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và Thái Nguyên, các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên không có rừng hoặc rừng chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỉnh Thái Nguyên có 179,8 ngàn ha rừng và đất rừng, chiếm 50,89% trong tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, [20, 10-11]. Tỉnh Phú Thọ có 178,4 ngàn ha rừng và đất rừng trong tổng số 353,3 ngàn ha đất tự nhiên (năm 2012), chiếm 50,49%, [19,13-14]; tỉnh Hòa Bình có 285,9 ngàn ha, trong tổng số 460,9 ngàn ha, chiếm 62,03%, [17, 6-7]. Trong khi đó, Vĩnh Phúc có 32,6 ngàn ha rừng và

đất rừng, chiếm 26,35% diện tích tự nhiên của tỉnh, Hà Nam có 6,4 ngàn ha, chiếm 7,43% và Hưng Yên không có rừng và đất rừng, [21,7-9].

+ Tài nguyên khoáng sản: Hà Nội và vùng phụ cận có nhiều loại khoáng sản

khác nhau, chủ yếu như đá vôi, đá granit ốp lát, cao lanh, sắt, đồng, pirit, nước khoáng và một số loại khoáng sản khác. Tài nguyên khoáng sản của Hà Nội và các tỉnh phụ cận phần lớn có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, có một số loại có quy mô lớn như

sắt ở Thái Nguyên, đá vôi ở Hòa Bình, Hà Nam, cát xây dựng ở Hà Nội và các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nam và Hưng Yên.

3.1.1.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội

Hà Nội và các tỉnh phụ cận có quỹđất dồi dào, nguồn lao động chất lượng khá. Đặc biệt, Hà Nội và các tỉnh phụ cận có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, trình độ phát triển kinh tế xã hội ở mức cao so với trung bình của cả nước. Cụ thể:

- Vềđất đai, địa hình: Sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội có quỹđất khá lớn.

Hà Nội hiện là một trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Đất đai toàn thành phố Hà Nội có diện tích 3.324,92 km². Cùng với sự biến đổi đó, các tỉnh phụ cận cũng có sự thay đổi. Sự thay thế Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam thành tỉnh phụ cận của Hà Nội cho Hà Tây đã mở rộng phạm vi phụ cận và tạo nên sựđa dạng hơn về các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của Vùng.

Đối với Hà Nội: Địa hình của Hà Nội hiện nay có cấu trúc khá đa dạng, có

(1) Vùng núi, nằm ở phía Tây Bắc, gồm dãy núi Ba Vì và dãy Sóc Sơn. Đây là khu vực có rừng quốc gia Ba Vì với hệ sinh thái đa dạng, nhiều lâm sản quý, là lá phổi xanh của Thủđô. (2) Vùng đồi và trung du, nằm ở phía Tây và một phần phía Bắc Hà Nội. Đất đai vùng này có thể phát triển đô thị, công nghiệp, chăn nuôi và các loại hình du lịch. (3) Vùng đồng bằng, ở phía Đông Nam, Đông Bắc Hà Nội, có

đất đai bằng phẳng, màu mỡ. Vùng này thuận lợi cho phát triển, mở rộng đô thị, là điều kiện thuận lợi để thâm canh cây lúa nước cho năng suất cao, phát triển rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản phục vụ cho nhu cầu của đô thị.

Đối với các tỉnh phụ cận: Các tỉnh phía Bắc và phía Tây Hà Nội như Thái

Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình là các tỉnh miền núi, ngoại trừ các huyện cận kề với Hà Nội như Phổ Yên Thái Nguyên, Tam Nông Phú Thọ, Yên Lạc Vĩnh Phúc còn lại là miền núi thuộc đầu nguồn của Hà Nội. Đây là các tỉnh có điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lâm nghiệp tạo điều kiện cung cấp các loại rau, màu và gia súc, gia cầm; tạo cảnh quan, hạn chế tác động xấu đến môi trường của Thủđô Hà Nội.

Các tỉnh phía Đông và phía Nam Hà Nội như Hưng Yên, Hà Nam là các tỉnh

đồng bằng, với các cánh đồng bằng, có quy mô rộng, thuận lợi cho trồng cây lương thực, rau đậu và nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm. Hoạt động nông nghiệp của các tỉnh này tạo nguồn nông sản cung cấp cho cư dân Thủđô Hà Nội. Nhưng với vị

trí cuối nguồn, hoạt động của Hà Nội sẽ tác động tiêu cực đến nông nghiệp của các tỉnh phụ cận nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các bên có liên quan. Điều đó

đã và đang đặt ra những yêu cầu mới trong sự LKKTgiữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận.

- Về dân số và lao động: Hà Nội và các tỉnh phụ cận là các địa phương có nguồn

lao động dồi dào, vì phần lớn là các tỉnh thuộc vùng ĐBSH “đất chật, người đông”. Do biến động vềđịa giới hành chính nên quy mô dân số của Hà Nội tăng cao, đặc biệt là mối tương quan về dân số và lao động giữa Thủđô Hà Nội với các tỉnh phụ cận.

Năm 2005, nằm ở thời kỳ trước khi mở rộng Thủđô Hà Nội, Hà Tây khi đó còn là tỉnh cận kề Hà Nội. Vì vậy, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Nam vẫn chưa nằm trong phạm vi của các tỉnh phụ cận, dân số toàn vùng là 9.262,1 ngàn người, trong đó dân số

Hà Nội là 3.230 ngàn người và các tỉnh phụ cận là 6.032,1 ngàn người. Tỷ lệ giữa dân số các tỉnh phụ cận và dân số Hà Nội là 1,87 lần, trong khi đó tỷ lệ về diện tích đất tự

nhiên là 8,77 lần. Với quỹ dân số và tương quan về dân số trên, Hà Nội có ưu thế về

nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội so với các tỉnh phụ cận.

Năm 2012 sau khi Thủ đô Hà Nội mở rộng được 5 năm, dân số của Hà Nội tăng lên đến 6.699,6 ngàn người, gấp 2,07 lần năm 2005 và diện tích tự nhiên tăng lên đến 3.328,9 km2, gấp 3,6 lần trước khi mở rộng, [38,3-8].

Việc sát nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội không những quy mô dân số và diện tích của Hà Nội tăng lên, quy mô của các tỉnh phụ cận cũng có sự biến đổi. Trước hết, số lượng các tỉnh phụ cận tăng lên 2 tỉnh (thêm 3 tỉnh là Phú Thọ, Hà Nam và Hòa Bình, mất đi tỉnh Hà Tây). Đặc biệt, dân số của các tỉnh phụ cận tăng từ

6.823,4 ngàn người năm 2005 lên 7.277,4 ngàn người, gấp 1,07 lần (mức tăng thấp so với 2,07 lần của Hà Nội). Trong khi đó, diện tích tự nhiên của các tỉnh phụ cận

đã tăng từ 6.823,4 km2 lên 13.461,8 km2, tăng 1,97 lần. Bảng 3.1: Dân số, diện tích và mật độ dân số Hà Nội và các tỉnh phụ cận Tỉnh, thành phố Năm 2005 Năm 2012 Dân số (Ng. người) Diện tích (Km2) Mật độ DS (Ng/km2) Dân số (Ng. người) Diện tích (Km2) Mật độ DS (Ng/km2) Tổng số 9.262.1 9.009,9 1.028 13.977,0 16.790,7 832 Hà Ni 3.230,0 921,8 3.504 6.699,6 3.328,9 2.013 Các tnh P.cn 6.032,1 8.088,1 745 7.277,4 13.461,8 540 1.Vĩnh Phúc 1.157,0 1.231,6 939 1.014,6 1.236,5 821 2. Bắc Ninh 991,1 822,7 1.205 1.060,3 822,7 1.289 3. Hưng Yên 1.111,0 923,1 1.203 1.150,4 926,0 1.242 4. Hà Nam - - - 786,9 860,5 914 5. Thái Nguyên 1.125,0 3.541,1 317 1.139,4 3.531,7 323 6. Phú Thọ - - - 1.326,0 3.533,4 375 7. Hoà Bình - - - 799,8 4.608,7 174 8. Hà Tây 1.648,0 2.392,7 689 - - -

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 và niên giám thống kê các tỉnh Vĩnh

Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Nguyên và Hà Tây năm 2006.

Sự mở rộng địa giới hành chính Hà Nội đã làm dân số và diện tích tự nhiên Hà Nội tăng lên, nhưng đã làm giảm mật độ dân số từ 3.504 người/km2 năm 2005 xuống còn 2.013 người/km2 năm 2012. Tuy sức ép về nông sản có giảm, nhưng

mức giảm không đáng kể, vì sau khi về Hà Nội, mức độ ĐTH của phần Hà Tây cũ

tăng rất nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh. Trong khi đó, ở các tỉnh phụ cận, quy mô dân số tuy có tăng, nhưng chậm; quỹđất tự nhiên tăng nhanh. Vì vậy, khả

năng giải quyết các vấn đề về nông sản của các tỉnh phụ cận cho nhu cầu của Hà Nội cũng được tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi, mở ra khả năng liên kết giữa nông nghiệp Hà Nội với các tỉnh phụ cận một cách thỏa đáng, với tư cách là các địa phương cận kề Hà Nội.

Hà Nội còn có nguồn nhân lực khoa học - kỹ thuật lớn mạnh nhất trong cả

nước, Lực lượng cán bộ khoa học có học hàm học vị trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 65% của cả nước. Hiện nay, có 45% lao động Hà Nội đã qua đào tạo, có trên 15 vạn lao động có trình độ trung cấp, trên 20 vạn lao động có trình độđại học, trên 1 vạn lao động có trình độ trên đại học.

Hàng năm có khoảng trên dưới 60 nghìn người di cư vào vùng đô thị Hà Nội, trong đó chủ yếu là vào thành phố Hà Nội (75%) tạo nên lượng tăng cơ học đáng kể cho dân số Hà Nội. Những người lao động di cư vào Hà Nội có việc làm theo nghề

không khác quá nhiều so với người không di cư - những người đang sống ở Hà Nội. Tỷ lệ lao động giản đơn trong số người di cư là 28,5% còn của người không di cư

cao hơn lên 36,5%.

Trong thời gian qua cơ cấu lao động của Hà Nội và các tỉnh phụ cận Hà Nội có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2005 lao động trong khu vực nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm 35,5% tổng số lao động vùng.

- Về tài nguyên du lịch - xã hội nhân văn: Hà Nội và các tỉnh phụ cận là

trung tâm của vùng văn hóa lúa nước thuộc vùng ĐBSH. Đặc biệt Hà Nội là nơi hội tụ văn hoá của cả nước, người Hà Nội có tiếng là văn minh, thanh lịch. Hà Nội và các tỉnh phụ cận là những địa phương có số lượng di tích lớn nhất cả nước, có làng Việt cổ, nhiều lễ hội truyền thống gắn với các làng nghề, nhiều danh thắng và di tích. Hà Nội và các tỉnh phụ cận có nhiều di sản văn hoá phi vật thể như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa Đông Anh, Đền Hùng Phú Thọ với điệu hoát xoan, Bắc Ninh với đền thờ nhà Lý, với các làn điệu dân ca quan họ. Đây là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được thế giới công nhận. Vì thế, Hà Nội và các tỉnh phụ cận có tiềm năng du lịch rất lớn. Sự phối

hợp của Hà Nội và các tỉnh phụ cận với các điểm du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Côn Sơn - Kiếp Bạc, hay hệ thống hang động tự nhiên đẹp ở Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp thủ đô hà nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)